Hôm nay,  

Nhà Nước và Phát Triển

13/09/201200:00:00(Xem: 11567)
Môi trường kinh doanh có thuận lợi hay không thì đấy là trách nhiệm của nhà nước...

Trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ, một đề mục đang nêu bật sự khác biệt về triết lý chính trị và chủ trương kinh tế giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Đảng Dân Chủ có truyền thống nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển và đảng Cộng Hoà thì chủ trương thu hẹp vai trò của nhà nước để tư nhân và thị trường có thêm quyền quyết định về kinh tế vì đấy mới là động lực của phát triển. Từ cuộc tranh luận đó tại Mỹ, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu một đề mục thiết thực là mối liên hệ giữa kích thước của nhà nước với đà tăng trưởng của kinh tế. Xin quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về đề tài này.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ đang nêu bật một đề tài tranh luận về vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển. Nhưng dường như đề tài ấy không thu hẹp vào khối kinh tế công nghiệp hoá như Mỹ, Âu Châu hay Nhật Bản mà cũng được các nước đang phát triển thử nghiệm. Kết quả là nhà nước có thể đề ra chiến lược và phân bố phương tiện đầu tư để đạt mức tăng trưởng cao, như người ta đã thấy tại Đông Á. Nhưng sự chọn lựa ấy cũng có thể dẫn tới hiện tượng tư bản nhà nước và tư bản thân tộc là chuyện cũng đã xảy ra tại Trung Quốc hay Việt Nam. Thưa ông, từ vấn đề này, liệu chúng ta có rút tỉa được một bài học nào về kích thước của nhà nước và tốc độ tăng trưởng của kinh tế hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thấy vấn đề này rất bổ ích nếu ta tính ra được mối quan hệ có định lượng giữa kích thước của nhà nước với tốc độ của tăng trưởng. Nhưng trước hết mình cần xác định nội dung của vấn đề này là gì.

- Nhân loại đã có vạn năm sinh hoạt trong các quần thể mà ta tạm gọi là "quốc gia". Trong quãng thời gian đó, nói chung các nước đã có ba hình thái kinh tế khác nhau. Trước hết là sinh hoạt theo mô thức mẫu tôn giáo với ảnh hưởng phi kinh tế mà rất mạnh của những gì ta gọi là thần linh. Kế đó mới là sinh hoạt theo truyền thống, là đời trước làm sao thì đời sau làm vậy. Mãi sau này mới có hình thái sinh hoạt hiện đại, là người ta có thể chủ động chọn lựa giải pháp kinh tế có lợi nhất. Mà đấy mới chỉ là giải pháp kinh tế và kết quả là tăng trưởng. Nói đến phát triển thì ngoài con số tăng trưởng, ta còn phải châm thêm yếu tố xã hội, hoặc phẩm chất của tăng trưởng, là những chọn lựa khác nữa.

Vũ Hoàng: Tức là theo sự tiến hóa của nhân loại, người ta mới phát giác là quyết định kinh tế hay xã hội thật ra là sự chọn lựa. Nhưng thưa ông, câu hỏi mới là ai có quyền chọn?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng như vậy, khi đó mới có câu hỏi là ai chọn và cho ai hưởng? Nó cũng giống câu hỏi, rằng "chế độ chính trị nào là có giá trị nhất"? Câu trả lời là một câu hỏi khác, là "có giá trị cho ai"? Về chuyện này, nền dân chủ có câu trả lời tương đối thoả đáng hơn.

- Còn về kinh tế thì ta thấy xuất hiện hai chủ trương khác biệt là nhà nước hay người dân phải giữ phần quan trọng trong kinh tế? Chủ nghĩa cộng sản đi theo hướng tập trung quyết định kinh tế vào một đảng nên phá sản vì gây ra khủng hoảng. Các nước khác thì do dự và cân nhắc xem là nhà nước có thẩm quyền quyết định đến mức nào. Những quốc gia đã cho tư nhân được sinh hoạt theo quy luật thị trường thì có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhưng thật ra không xứ nào lại có thể loại bỏ vai trò của nhà nước trong kinh tế, theo một chủ trương "vô vi" có màu sắc hoang tưởng.

- Vấn đề là định ra được vai trò hay kích thước của nhà nước, ví dụ như qua phần quản lý ngân sách quốc gia so sánh với tổng sản lượng của cả nước. Như diễn đàn này đã trình bày kỳ trước, cuộc tranh luận hiện nay tại Hoa Kỳ về vai trò của nhà nước thật ra đã có từ thời lập quốc hơn 200 năm trước và đề tài này đã được các nước Âu Châu chú ý với nhiều kết quả đáng học hỏi. Vì đề tài khá mông lung phức tạp nên ta sẽ cố thu hẹp dần vào một số yếu tố thẩm định xuất phát từ thực tế đã có kiểm chứng tại các quốc gia khác.

Vũ Hoàng: Hình như là ông muốn dẫn thính giả vào từng bước tiệm tiến của vấn đề. Bước đầu tiên, thưa ông, đâu là yếu tố khách quan của tăng trưởng? Cái gì làm cho mức sản xuất của một quốc gia hay xã hội gia tăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ khi xuất hiện môn kinh tế học, mới chỉ hơn 200 năm mà thôi, người ta đã tìm hiểu xem là những yếu tố nào đóng góp cho đà tăng trưởng của một nền kinh tế.

- Trên đại thể thì lúc ban đầu, ai cũng có thể đồng ý rằng kinh tế tăng trưởng khi có thêm nhập lượng cho sản xuất như đất đai, tư bản, nhân lực hay dân số lao động. Sau đó, người ta tìm đến chi tiết tinh tế hơn để giải thích đà tăng trưởng như kiến năng về kỹ thuật, vai trò của nhà nước qua thuế khóa và ngân sách, hoặc sự đóng góp của các định chế trong xã hội như nền tảng luật lệ, quyền tư hữu của cá nhân. Tôi xin không đi vào các lý luận chuyên môn của từng trường phái kinh tế như cổ điển, tân cổ điển, hoặc các lý thuyết về tăng trưởng mà chỉ nhấn mạnh là nhân loại vẫn tiếp tục tìm kiếm và mỗi loại lý luận có thể nhấn mạnh đến một số yếu tố cho một bài toán không đơn giản. Bài toán đó là con người ta luôn luôn mong muốn thăng tiến và có thêm phương tiện cho cuộc sống mà kinh tế không thể đáp ứng dễ dàng.

- Trong các cuộc nghiên cứu tìm tòi hay tranh luận, người ta mới chú ý đến vai trò rồi kích thước của nhà nước. Vai trò của nhà nước là đảm bảo sự vận hành bình hòa của các định chế như pháp luật, quyền tư hữu, quyền trưng thu thuế khóa để phân bố tài nguyên. Kích thước của nhà nước là số lượng tài nguyên quốc gia nằm trong thẩm quyền phân phối của chính quyền.

Vũ Hoàng: Như vậy, thưa ông, ta có các tác nhân kinh tế như người dân, nhà sản xuất hay doanh nghiệp, và nhà nước, là cơ chế duy nhất có thẩm quyền chi phối các tác nhân kia. Thế thì các nhà nghiên cứu đã tìm ra những kết quả gì mà người thường như chúng ta có thể hiểu được?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới nghiên cứu kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm ra một số chuyển động sau đây. Tại các nước chưa hoặc đang phát triển, khu vực công quyền còn nhỏ và yếu nên sự can thiệp của nhà nước có đóng góp cho đà tăng trưởng ban đầu vì phần nào hợp lý hóa các quyết định về đầu tư. Nhưng chiều hướng đó không vĩnh viễn vì kinh nghiệm từ các nước đã phát triển cho thấy là khi khu vực công quyền bành trướng và khích thước của nhà nước gia tăng thì đà tăng trưởng lại giảm.

- Nói cho đơn giản thì khi đầu tư nhiều vào nhà nước, lúc ban đầu người ta có thể đạt kết quả tốt. Nhưng như trong mọi chuyện đầu tư, cứ dồn thêm phương tiện vào một khu vực thì người ta không thấy đà gia tăng như trước mà sẽ có kết quả suy giảm dần.

- Trong lĩnh vực đó, chúng ta đều nhớ đến kinh nghiệm của các nước Bắc Âu có đà tăng trưởng cao, với sự can thiệp của nhà nước bao cấp để phát triển tương đối quân bình và hài hòa. Nhiều quốc gia coi đây là một giải pháp lý tưởng với vai trò của một nhà nước anh minh sáng suốt. Thế rồi một công trình nghiên cứu vào đầu năm ngoái của hai chuyên gia kinh tế Thụy Điển tại Bắc Âu lại cho thấy một bức tranh khác. Khi kích thước của nhà nước gia tăng khoảng 10% thì sẽ làm đà tăng trưởng sụt mất từ 0,50% đến một phần trăm!

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một thí dụ đáng suy ngẫm. Thứ nhất là kích thước của nhà nước có liên hệ, nhưng mà ngược, với đà tăng trưởng. Thứ hai, người ta còn tìm ra cách tính cách đo để định lượng hóa tầm can thiệp này. Nhà nước mà thu góp phương tiện của quốc dân để dồn vào phát triển thì có thể đạt kết quả tốt, nhưng nếu cứ gia tăng kích thước hay số tiền thuế khóa và ngân sách thì mỗi đợt gia tăng 10% lại làm giảm đà tăng trưởng từ 0,5 đến 1%?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và xin cho tôi được giải thích thêm.

- Công trình nghiên cứu của thiên hạ thật ra công phu vì hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước vào mỗi thời lại mỗi khác. Thế thì làm sao giữa bao khác biệt đó mà tìm ra một lý giải chung có giá trị cho nhiều quốc gia? Sau khi thu thập nghiên cứu nhiều cách phân tích và lý giải của các nước, hai kinh tế gia Thụy Điển này mới tìm ra kết luận là mối liên hệ ngược giữa kích thước của nhà nước và đà tăng trưởng trong các nước đã phát triển, điển hình là Hoa Kỳ, Âu Châu hay Nhật Bản.

- Chính là kết luận ấy mới soi sáng chúng ta về những khó khăn hiện nay của các nước công nghiệp hoá, như vụ khủng hoảng của Liên Âu và khối Euro hoặc tình trạng nợ nần chồng chất của Nhật Bản rồi đến Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, khi kinh tế lại bị suy trầm, nhà nước mà càng can thiệp và tăng thuế để tăng chi thì càng gây thêm vấn đề và cản trở đà tăng trưởng.

- Các nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc hay Việt Nam, có thể rút tỉa bài học của các nước tiên tiến. Một bài học thấm thía là tăng thuế không đóng góp cho tăng trưởng! Nếu đưa kết luận này vào cuộc tổng tuyển cử năm nay tại Hoa Kỳ, mình có thể thấy ra nhiều nhược điểm trong các chương trình tranh cử. Người ta không thể tăng chi khi đã đi vay quá mức và tăng thuế để tăng chi thì sẽ làm giảm đà tăng trưởng sau này.

Vũ Hoàng: Chúng ta xin ghi nhận kết luận đó. Bây giờ mình mới nói qua khía cạnh phẩm chất của tăng trưởng, tức là phát triển. Nền sản xuất gia tăng thì được gọi là tăng trưởng, nhưng xã hội cũng cần đến các yếu tố khác thì mới phát triển, là trường hợp của các nước đang lên hiện nay. Thế thì cái gì đóng góp cho phát triển?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này mới là lý thú vì cỗ xe kinh tế có thể đi nhanh hay chậm, tăng trưởng cao hay thấp, nhưng sẽ đi tới đâu? Khi ấy, ta thấy ra bài toán đa diện về môi trường.

- Môi trường kinh doanh có thuận lợi hay không thì đấy là trách nhiệm của nhà nước khi xây dựng các định chế như nền tảng luật lệ minh bạch và bình đẳng cho mọi người. Các nước đi sau mà không chú ý đến môi trường đó và phát triển hạ tầng luật lệ thì tăng trưởng vẫn bất công và không bền. Đây là yếu tố môi trường đầu tư đã được mọi quốc gia chú ý.

- Thứ hai, môi trường giáo dục và đào tạo có thể cung cấp nguồn nhân lực thích hợp cho kinh tế hay chăng là vấn đề thứ hai. Trong lĩnh vực này, nhà nước không thể chu toàn được mà phải cần tư nhân. Nhưng tư nhân trong các trường tư thục cũng cần nhà nước và các nguồn tài trợ khác vì học phí đương nhiên là không đủ và không thể đủ. Sự hợp tác và phân công trách nhiệm giữa nhà nước và tư nhân là điều cần thiết và một nhà nước độc đoán hoặc bao cấp thì sẽ gây tai họa cho kinh tế và các thế hệ về sau vì đào tạo ra những người không thích hợp cho yêu cầu sản xuất.

- Thứ ba, quan trọng nhất mà ít thấy ra là môi trường sinh sống, hoặc sự tai hại của môi trường sinh sống là nạn ô nhiễm. Sau khi phát triển khả quan, các nước đã phát triển đều chú ý đến môi sinh và có nhiều biện pháp bảo vệ đắt đỏ như cái giá phải trả cho sự tăng trưởng. Các nước đi sau thì chỉ chú ý đến tăng trưởng nên gây hủy hoại môi sinh và sẽ có ngày trả, các thế hệ về sau sẽ trả.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông là tình liên đới của con người trong xã hội, nó có là vấn đề kinh tế hay chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng có và đấy là môi trường an sinh xã hội, trong đó có các bài toán về phúc lợi, hưu bổng, bảo dưỡng sức khoẻ cho người nghèo, người yếu, người già.

- Các nước Âu Châu đi trước đã xây dựng chế độ bao cấp để nhà nước chu toàn việc đó, nhưng tấm lưới chăng ra đã thành tấm nệm êm ấm và tốn kém mà vẫn được nhiều thành phần bảo vệ. Hoa Kỳ chưa đi tới tình trạng bao cấp đó, nhưng chế độ tăng chi hào phóng trong hệ thống ngân sách cũng gây bội chi và nay mai còn gặp loại vấn đề an sinh là hưu bổng và y tế. Trong các xã hội này, nhà nước lớn hay nhỏ và tốn kém cao hay thấp đang là chuyện tranh luận giữa các nhóm quyền lợi khác biệt và ai ai cũng nói đến tình liên đới mà ít chú ý đến cái giá phải trả.

- Trong hoàn cảnh đó, các nước đang phát triển cũng phải nghĩ đến quy luật tất yếu là sự chuyển dịch dân số và gia tăng tuổi thọ nhờ tăng trưởng khiến lớp người cao niên cần nhiều phúc lợi sẽ có tỷ trọng cao hơn so với thành phần thanh niên và trung niên trong thị trường. Nếu phát triển nhà nước bao cấp để đảm nhiệm vai trò phúc lợi cần thiết này thì người ta cũng nên thận trọng vì viễn ảnh vẫn là khủng hoảng và phá sản như ta đang thấy trong khối công nghiệp hoá.

Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.