Hôm nay,  

Các Cuộc Tranh Cử Trong Khu Vực Little Saigon

25/08/201200:00:00(Xem: 11371)
Mùa tranh cử vào tháng 11 năm 2012 đã bắt đầu và hạn chót ghi danh tranh cử đã chấm dứt. Trong khu vực Little Saigon có nhiều cuộc tranh cử đáng được chú ý đối với khối cử tri gốc Việt. Đáng kể nhất là các cuộc tranh cử sau đây.

Thành phố Westminster

Westminster được nhiều người Việt Nam biết đến như là thủ phủ của Khu Little Saigon vì nơi đây có tỉ lệ cư dân cư và cử tri gốc Việt đông nhất Quận Cam, và đương nhiên là đông nhất thế giới ngoài Việt Nam. Thành phố Westminster hiện có 3 nghị viên gốc Việt trong hội đồng có 5 thành viên. TP Westminser có khoảng 95,000 cư dân, trong đó cư dân gốc Việt chiếm khoảng 40%. Trong số các cử tri đã ghi danh bầu cử, có khoảng 20,000 cử tri gốc Việt, trong số khoảng 48,000 tổng số cử tri, tức khoảng 42%.

Trong cuộc tranh cử năm nay, Nghị Viên Phó Thị Trưởng Tạ Đức Trí sẽ tranh cử vào chức vụ Thị Trưởng Thành phố Westminster. Nếu đắc cử, Nghị Viên Tạ Đức Trí sẽ là thị trưởng gốc Việt đầu tiên trong khu vực Little Saigon. Cuộc tranh cử vào chức vụ Thị Trưởng còn có nhiều ứng cử viên kỳ cựu khác như Al Hamade, Penny Loomer, Hà Mạch và Tamara Sue Pennington. Thị Trưởng Margie Rice đã tuyên bố về hưu và không tái tranh cử trong cuộc tranh cử này.

Trong cuộc tranh cử vào chức vụ Nghị Viên, ƯCV Charlie Nguyễn Mạnh Chí đã khởi sự tranh cử vào ghế nghị Viên do đương kiêm Nghị Viên Frank Fry bỏ trống và không tái tranh cử. Ông Nguyễn Mạnh Chí là một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng đặc biệt trong các sinh hoạt của giới trẻ và và hiện đang là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali. Cùng tranh cử trong cuộc chạy đua này còn có đương kiêm Nghị Viên Tyler Diệp, hay Diệp Miên Trường, Khải Đào, Sergio Contreras, Al P. Krippner và Diana Carey.
nguyen_manh_chi_for_westminster
Nguyễn Mạnh Chí, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali, ứng cử nghị viên.
Trong cả hai cuộc tranh cử vào chức vụ thị trưởng và nghị viên, các ưcv gốc Việt cần được sự hậu thuẫn đông đảo của các cử tri gốc Việt, và dĩ nhiên vẫn cần thêm sự hỗ trợ của các cử tri địa phương.

Thành Phố Garden Grove

Thành phố Garden Grove là một thành phố có đông cư dân và cử tri gốc Việt nhất trong khu vực Little Saigon vì TP Garden Grove lớn gần gấp đôi TP Westminster. TP Garden Grove có khoảng 170,000 cư dân, trong đó có khoảng 35,000 cư dân gốc Việt, tức khoảng 20%. TP Garden Grove có khoảng 80,000 cử tri, bao gồm khoảng 24,000 cử tri gốc Việt, tức khoảng 12%.

Trong cuộc tranh cử năm nay, Nghị Viên Bruce Broadwater sẽ ra tranh cử và chức vụ Thị Trưởng để thay thế Thị Trưởng Bill Dalton không tái tranh cử vì luật giới hạn nhiệm kỳ. NV Broadwater là một người bạn lâu năm của cộng đồng Việt Nam và ông đã từng là thị trưởng hay nghị viên liên tục trong nhiều năm trước đây trước khi từ nhiệm cũng vì luật giới hạn nhiệm kỳ. Chính NV Broadwater là viên chức dân cử đầu tiên đã khởi xướng phong trào vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như nhiều công trình khác nhằm vinh danh đóng góp và lịch sử của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại. Tranh cử vào chức vụ thị trưởng còn có nhiều ưcv khác như Myke Cossota, Sherry Runnells Williams và James Torres Ybarra.

Cuộc tranh cử vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố căng thẳng hơn những năm trước. Ra tranh cử chống lại hai đương kiêm nghị viên là Steve Jones và Kris Beard là 7 ưcv khác, trong đó có 3 ưcv gốc Việt, đó là ông Phát Bùi, Thiếu Tá Hải Quân Chris Phan, cô Jennifer Nguyễn, ông Jack Barrett, Josh Mcintosh, John R. ONeill và James Torrest Ybarra.

Đối với các ưcv gốc Việt, tranh cử chống lại các ưcv đương nhiệm là một điều khó, nhưng tranh cử với tình trạng chia phiếu trong khối cử tri gốc Việt lại càng khó hơn. Hội Đồng TP Garden Grove hiện có một nghị viên gốc Việt, đó là NV Luật Sư Dina Nguyễn. Vào nhiệm kỳ tới, NV Dina Nguyễn sẽ không tái tranh cử vì luật giới hạn nhiệm kỳ tại Garden Grove. Nếu không ưcv gốc Việt nào đắc cử trong cuộc tranh cử năm nay, rất có thể cộng đồng Việt Nam sẽ lần đâu tiên không có đại diện gốc Việt trong HĐTP kể từ năm 2000 khi Ls Trần Thái Văn lần đầu tiên đắc cử vào HĐTP tại đây.

Nếu khối cử tri gốc Việt biết dồn phiếu cho một hay hai ưcv thực sự quan tâm đến quyền lợi và tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ưcv đó mới có cơ hội đắc cử trong cuộc tranh cử này.

Thành Phố Fountain Valley

Thành Phố Fountain Valley là một thành phố nhỏ nằm kế khu Little Saigon nhưng đã dần dần trở thành một phần chính trong khu vực Little Saigon. Với dân số khoảng 55,000, trong đó có khoảng 20% là cư dân gốc Việt, TP Fountain Valley chỉ có một Nghị Viên gốc Việt đầu tiên là NV Michael Võ, đắc cử vào năm 2010 vừa qua. Trong số 36,000 cử tri từ TP Fountain Valley, có khoảng 7,000 cử tri gốc Việt, tức khoảng 20%.

Cuộc tranh cử vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố có 6 ưcv tranh nhau 2 ghế, trong đó có đương kiêm nghị viên Steve Nagel, hai ưcv gốc Việt, ông Phạm Kim Long và Nguyễn Duy, cùng với bà Cheryl Brothers, một nghị viên kỳ cựu của thành phố này đã bị NV Michael Võ đánh bại trong kỳ bầu cử vừa qua, và hai ưcv khác là Bryan J. Tice và Patrick Tucker. Ông Nguyễn Duy đã tranh cử vào chức vụ này trong cuộc bầu cử năm 2010 vừa qua. ƯCV Phạm Kim Long trước đây là Uỷ Viên Hội Đồng Giáo Dục Quận Cam và mới đây nhất tranh cử không thành công vào chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang Đơn Vị 72.

Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove

Trong kỳ bầu cử năm nay, ba thành viên của Hội Đồng Giáo Dục sẽ ra tái tranh cử, đó là Tiến Sĩ George West, Uỷ Viên Nguyễn Quốc Bảo và UV Linda Reed. Một ưcv khác cũng đã ghi danh ra tranh cử, đó là bà Linda Zamora, một ưcv gốc La Tinh đã từng ra tranh cử vào chức vụ này năm 2008.

Ts George West hiện là Giáo Sư Khoa Trưởng Trường Đại Học Hope International University và cựu Phó Tổng Giám Đốc Học Khu Fullerton và ông đang tái tranh cử vào nhiệm kỳ 2. UV Nguyễn Quốc Bảo được bổ nhiệm vào Hội Đồng Giáo Dục vào tháng 10 năm ngoái và hiện đang tranh cử vào nhiệm kỳ đầu tiên. UV Linda Reed là một thành viên kỳ cựu của Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove và hiện là một Hiệu Trưởng tại Học Khu Westminster.Cả ba đương kiêm uỷ viên Hội Đồng Giáo Dục đã được Hiệp Hội Giáo Chức Học Khu Garden Grove tuyên bố hỗ trợ.

Học Khu Garden Grove có hơn 47,000 học sinh cấp trung tiểu học và khoảng 15,000 học sinh người lớn theo học trong các trung tâm giáo dục người lớn, trong đó khoảng 33% học sinh cấp trung tiểu học hay người lớn là học sinh gốc Việt. Học Khu Garden Grove bao gồm một khu vực rộng lớn, gồm một phần của 7 thành phố trong chung quanh khu Little Saigon. HKGG có 130,000 cử tri, trong đó có khoảng 42,500 cử tri gốc Việt.

Ảnh hưởng của khối cử tri gốc Việt

Kết quả các cuộc tranh cử trên đây sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến tương lai chính trị của khu vực Little Saigon. Kết quả này tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tham gia bỏ phiếu của khối cử tri gốc Việt. Trong cuộc bầu cử vào tháng 6 vừa qua, khối cử tri gốc Việt tại Quận Cam chỉ tham gia với tỉ lệ 22% so với 26% của các cử tri khác. Trên toàn Quận Cam có khoảng 105,000 cử tri gốc Việt, chỉ có khoảng 22,500 người đi bầu trong cuộc bầu cử vào tháng 6 vừa qua. Đó là lý do chính mà hầu hết các ưcv gốc Việt đều không thành công, ngay cả trong khu vực Dân Biểu Tiểu Bang Đơn Vị 72, nơi có đông cử tri gốc Việt. Muốn có ảnh hưởng thực sự, cử tri gốc Việt cần tham gia bầu cử với tỉ lệ vượt trội xa các cử tri khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.