Hôm nay,  

Lễ Quốc Khánh Thụy Sĩ: Như Một Ngày Tết Nguyên Đán

31/07/201200:00:00(Xem: 16262)
Bài: Trangđài Glassey-Trầnguyễn; Hình: Olivier Glassey-Trầnguyễn

ngày đại lễ thường niên

Xa quê hương, những cộng đồng di dân đa sắc tộc tại Hoa Kỳ đều làm cho đời sống văn hóa tại xứ này phong phú và thú vị qua những ngày lễ hội văn hóa của mình. Người Mễ luôn long trọng mừng Cinco de Mayo vào mồng 5 tháng Năm. Người Ái Nhĩ Lan mừng lễ Thánh Patrick giữa tháng Ba. Người dân Việt ở khắp mọi miền thế giới quây quần bên nhau trong dịp Tết Nguyên Đán để mừng Xuân và sống lại những giây phút văn hóa thiêng liêng. Người Thụy Sĩ tha hương thì đều họp mặt trong dịp quốc khánh 1 tháng 8 để chung vui và giữ gìn văn hóa gốc.

Ngày quốc khánh vốn quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào. Đối với người Thụy Sĩ, kể từ năm 1891, ngày mừng Độc Lập này đánh dấu sự chính thức hình thành và thống nhất của một Liên Hiệp, vốn được thiết lập từ năm 1291 với ba tổng Uri, Schwyz, và Unterwalden. Vào ngày này cách đây 821 năm, dân cư trong ba tổng đến với nhau, kết tình huynh đệ, và thề nguyền sẽ luôn luôn tương trợ nhau. Sau gần 600 năm xây dựng, Liên Hiệp Thụy Sĩ chào đời năm 1891. Trong ngày này, người Thụy Sĩ thường thổi những loại kèn thật dài (kèn được để nằm dài trên đất, với loa kèn thật to và cuống kèn thật nhỏ để người chơi kèn đứng thổi vào cuống), nghe diễn văn, hát quốc ca, mặc quốc phục, rước đèn buổi tối, đốt lửa trại, treo cờ quốc gia và cờ của các tổng (canton), thưởng thức bánh ngọt có hình lá cờ Thụy Sĩ, nhâm nhi những món quốc hồn quốc túy như fondue và raclette, và đốt pháo bông.

bên dòng Hudson, NY đến Swiss Park, CA
thuy_si_le_quoc_khanh
Swiss Fair tại California.
Thụy Sĩ là một quốc gia Châu Âu có diện tích nhỏ và dân số thấp, chỉ gần tám triệu người (so với năm 1960, chỉ có 5.4 triệu). Với một dân số thấp, con số người Thụy Sĩ sống ở hải ngoại lại tương đối cao, khoảng 10% tổng dân số. Ba quốc gia với số người Thụy Sĩ nhập cư cao nhất là Pháp (với 25% dân số Thụy Sĩ hải ngoại), Đức (khoảng 11%), và Hoa Kỳ.

Tuy vậy, dù ở nơi nào, người Thụy Sĩ cũng quây quần lại để mừng ngày Quốc Khánh và gặp gỡ nhau. Ở Nữu Ước, Hội đồng hương Thụy Sĩ cũng tổ chức Hội chợ mừng Quốc Khánh ngay bên cạnh dòng sông Hudson trong những công viên rộng lớn. Ở tiểu bang này còn có những nhóm người Thụy Sĩ tổ chức các sinh hoạt trượt tuyết, leo núi, và trại hè thanh thiếu niên hằng năm. Các tổ chức của người Thụy Sĩ hải ngoại đều hướng về việc đưa con em sinh đẻ ở xứ người về lại quê cha đất tổ, nhất là để giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ qua những chương trình kéo dài hàng tuần. Tại Nam California, Hội đồng hương Thụy Sĩ có óc tổ chức nên đã gầy dựng được cả một khuôn viên và cơ sở riêng cho mình, gọi là Swiss Park Inc. và Banquet Hall tại Whittier.

thử thách trong và ngoài

Tuy nhiên, có được một “Swiss Park” như ngày hôm nay là kết quả của những trầm kha và thử thách. Ông Ueli Burkhardt kể lại, “Hai mươi năm trước, mọi người đã bỏ cuộc. Tổ chức của chúng tôi bị nợ nần tứ giăng vì không biết quản lý tài chính và không có kinh nghiệm kinh doanh.” Đó cũng chính là thời điểm ông Ueli, đương kim Thư Ký Tài Chính (Financial Secretary) của Swiss Park Inc., quyết định gia nhập Hội và giúp Hội xoay ngược từ chỗ nợ nần đến tình trạng phồn thịnh. “Giữ được Swiss Park đến ngày hôm nay là phần thưởng lớn nhất cho tôi,” ông nói.

Vốn là chủ nhân của một công ty sản xuất dụng cụ tại Nam California, nên dù không là một chuyên viên tài chánh, ông Ueli lại có khả năng điều hành và tổ chức doanh nghiệp. Ông đề nghị giao Banquet Hall của Hội cho một công ty chuyên về quản lý để họ cho thuê trong các sinh hoạt họp mặt và cưới hỏi. Hội Swiss Park Inc. nhận được một phần huê hồng từ lợi nhuận này. Với số tiền này, cộng với nhiều nổ lực gây quỹ khác, Hội dần dần trả dứt nợ, và mở rộng những chương trình công ích, nhất là giúp đỡ người cao niên.

Hiện nay, thử thách lớn nhất của Hội là việc duy trì văn hóa. Trong ngày Swiss Fair năm nay chẳng hạn, Hội đã không có dịp bán Rivella, một thức uống ưa thích của người Thụy Sĩ, vì FDA không cho phép nhập như những năm trước. Hơn nữa, Hội cũng muốn mời những tài năng trẻ từ Thụy Sĩ đến trình diễn, nhưng vì luật lệ di dân ngày càng gắt gao tại Hoa Kỳ, Hội đã không thể xin hộ chiếu cho những tài năng này được thi thố với cộng đồng hải ngoại. Ông Ueli nói, “Thế hệ chúng tôi ngày mỗi già đi, mà không có cách gì đưa những nhạc công trẻ, vốn được huấn luyện về dân nhạc Thụy Sĩ tại quê nhà, đến đây để giúp giới trẻ Thụy Sĩ tại Mỹ có được món ăn tinh thần này.”

như ngày Tết Nguyên Đán

Tuy ngày quốc khánh thường mang tính lịch sử và chính trị đối với một nước, tôi lại cảm thấy Swiss Fair có vẻ gần với ngày Tết Nguyên Đán của người Việt hải ngoại. Thứ nhất, đây là một ngày lễ đậm nét văn hóa, từ ẩm thực đến giải trí, từ cách tổ chức đến cách trang hoàng, từ việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (Thụy Sĩ có bốn vùng ngôn ngữ: Pháp, Đức, Ý, Romansh) cho đến trang phục, từ không khí trung lập – hòa bình cho đến những tổ chức văn hóa hiện diện tại các quầy thông tin. Ngay cả các trò chơi cũng mang âm hưởng một tuổi thơ Thụy Sĩ, như trò chơi crossbow shooting – có lẽ cũng phổ cập như trò đánh trổng đối với trẻ em Việt Nam.

Thứ hai, Hội chợ Thụy Sĩ có nhiều điểm phản ánh đời sống điền dã, vốn là một đặc thù của nếp sống địa phương, làng xã rất phổ cập ở quốc gia này. Tất cả mọi thứ đều được làm bằng tay, từ các sản phẩm thủ công đến áo quần truyền thống, và nhất là những món bánh ngọt rất dễ ghiền. Nó cho người ta cái cảm giác thân mật, gần gũi của một bếp nhà và món ngon Mẹ nấu. Hơn nữa, nhờ có công viên xanh mát phía trong, nhiều gia đình có chỗ để vui chơi ăn uống với nhau, tạo nên một hình ảnh thân thiết và đầm ấm.

Thứ ba, đây là ngày lễ mà mọi người mặc những bộ quần áo đẹp nhất, khoác lên những nụ cười hân hoan nhất, và có lẽ họ cũng cảm thấy mình “Swiss” nhất trong ngày này. Trẻ con xinh xắn trong những bộ áo cổ truyền có hoa văn từ miền núi Alps, đặc biệt là hoa xuyên tuyết Edelweiss. Các phụ nữ mặc những chiếc váy theo từng địa phương. Đây là điều mà tôi đặc biệt ngưỡng mộ ở dân tộc Thụy Sĩ: họ vẫn theo kịp dòng phát triển khoa học kỹ thuật và thông tin của thế giới, nhưng vẫn giữ cho mình những nét văn hóa cố hữu được truyền từ nhiều đời.

Phải chăng sự trung lập và khả năng duy trì hòa bình đã tạo điều kiện cho dân tộc Thụy Sĩ giữ được nếp sống và bảo tồn văn hóa một cách triệt để như vậy? Đây cũng là quốc gia đứng đầu thế giới với con số người đoạt giải Nobel cao nhất. Nhưng cho dù lý do sâu xa là gì đi nữa, thì việc giữ gìn văn hóa của người Thụy Sĩ vẫn là một nét đẹp và điều cần giữa dòng văn hóa toàn cầu hiện nay. Ông Ueli huy động cả tam đại của mình đến làm thiện nguyện tại Swiss Park và Swiss Fair, khiến tôi liên tưởng đến nét sinh hoạt cha truyền con nối của người Việt, để văn hóa và thuần phong mỹ tục được trao truyền và tiếp nối từ đời này sang đời khác, nhất là phong tục mừng Xuân hằng năm.

Thứ tư, đây là dịp quy tụ thiêng liêng và vui nhộn nhất của người Thụy Sĩ hải ngoại, và đã được mở rộng ra cho dân chúng địa phương. Hằng năm, có khoảng 2.5 ngàn người đến dự Swiss Fair tại Whittier. Tuy đa số người tham dự có gốc Thụy Sĩ, rất nhiều dân cư trong vùng thuộc những sắc tộc khác cũng đến dự. Đi một vòng Hội chợ, tôi nghe được tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa Phổ Thông, và một số thổ ngữ Phi Châu (và một số thứ tiếng khác mà tôi không biết). Dĩ nhiên tiếng Anh vẫn được sử dụng rộng rãi, nhưng những thiện nguyện viên cũng như tham dự viên gốc Thụy Sĩ vẫn dùng bốn ngôn ngữ mẹ đẻ với nhau (Pháp, Ý, Đức, Romansh).

Tại Hội Xuân Nguyên Đán ở Nam California, nhất là Little Saigon ở Quận Cam, người ta vẫn thấy nhiều người du Xuân trẩy hội không phải là người gốc Việt. Những bàn tiệc văn hóa và hội hè sắc tộc giúp con người đến gần nhau hơn, và trong một xã hội linh động và cởi mở như Nam California, bếp nhà Thụy Sĩ vẫn mang cho tôi một thoáng rung động của chái bếp Việt Nam thưở nào, khi tôi ngồi chờ món bánh tét trứ danh của Bà Ngoại đang tỏa hương trên bếp củi của một xứ nghèo miền Tây, đón giao thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.