Hôm nay,  

Khi Chữ Sợ Đang Dần Dần Biến Mất

7/10/201200:00:00(View: 12269)
Sau gần một năm bị đè nén, phong trào biểu tình đã tái lập thành công trên đường phố Hà Nội và Sài-gòn. Sự kiện hàng trăm người có thể xuống đường trở lại ở Hà Nội và Sài-gòn là một dấu hiệu đáng khích lệ, dù sự thành công này phần nào bao gồm sự "nới lỏng có chủ ý và kiểm soát" của nhà cầm quyền. Với kinh nghiệm cũ và tình hình mới, đợt biểu tình lần hai hứa hẹn nhiều diễn biến khác hơn phong trào xảy ra vào đúng một năm trước.

Chủ quyền đất nước không thể giữ được bằng sự lên án suông, hay các hình thức phản đối mang tính biểu trưng. Lịch sử thế giới, và ở cả nước ta, chứng minh rằng: Lãnh thổ quốc gia chỉ được bảo vệ thành công khi có quyết tâm của cả dân tộc, kể cả những hy sinh bằng xương máu khi cần thiết. Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, chủ trương dùng vũ lực để đấu tranh bảo toàn chủ quyền nước nhà, hay để dân chủ hoá đất nước, có thể không phù hợp. Tuy nhiên, giới hạn đó không bắt buộc nhân dân Việt Nam phải tự bó mình trong các hình thức đấu tranh bị động, khi chính đảng cầm quyền cũng đang tự bó mình trong thế bị động đầy mâu thuẫn. Đấu tranh là phải có sức mạnh, và phải ở thế chủ động!

Chống xâm lăng là việc quốc sự và cần có sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền. Nhưng công cuộc chống xâm lăng có hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào quyết tâm của đa số nhân dân. Nhà nước CSVN sẽ không thể thuyết phục được công luận khi chính họ không thể hiện được một thái độ dứt khoát đối với Trung Cộng; và cứ tiếp tục bắt bớ, ngăn trở những công dân yêu nước bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình. Thái độ lưng chừng của nhà cầm quyền biểu hiện điểm yếu của những người lãnh đạo Việt Nam, và vì vậy không tạo được sự kiêng nễ của Trung Cộng. Tình trạng đó, cộng hưởng với nhu cầu "bảo hộ chính trị" một cách lộ liễu của đảng CSVN trong bối cảnh phong trào dân chủ hoá đang bùng dậy dưới nhiều hình thức... dẫn đến trình trạng nhà cầm quyền Trung Cộng xem thường những lời phản đối mang tính hình thức của nhà nước CHXHCNVN.

Sức mạnh lớn nhất để ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trên đất liền và biển Đông của Việt Nam là một quyết tâm to lớn và sắt đá của cả chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trung Cộng có thể bắt chẹt đảng CSVN nhưng không thể trấn áp cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính quyền nào biết dụng sức dân để bảo vệ đất nước, thì chủ quyền nước đó mới có thể được bảo vệ đúng nghĩa và đúng mức.

Đối với phía quốc tế, Việt Nam đã bắt đầu có được một số yếu tố thuận lợi đáng chú ý, đặc biệt là khi Hoa Kỳ công khai khẳng định chiến lược ở vùng Đông Nam Á. Nếu nhà nước CSVN sáng suốt và khôn ngoan đúng mức thì sẽ có thể vận dụng những yếu tố cộng hưởng này một cách hiệu quả cho công cuộc bảo toàn lãnh hải Việt Nam. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không đánh nhau với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam, song Việt Nam có thể vận dụng nhu cầu phát triển chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông để tạo thế tương quan quyền lợi như là một ràng buộc mặc nhiên. Phi Luật Tân có thái độ cứng rắn, rõ ràng đối với Trung Cộng về vấn đề chủ quyền lãnh hải được là nhờ chính phủ này không bị lệ thuộc vào Trung Cộng. Chính sách của họ được Hoa Kỳ ủng hộ cũng là nhờ vậy. Yếu tố quan trọng này đáng để cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam học hỏi. Vận động thế quốc tế là vô cùng cần thiết song cũng cần phải cảnh giác: Không vận dụng được Hoa Kỳ trong thế trận biển Đông là điều dỡ, song ỷ lại vào sự bảo vệ tuyệt đối nào đó của Hoa Kỳ sẽ là một hy vọng hoang tưởng, ngây thơ.


Đấu tranh bất bạo động để bảo vệ chủ quyền quốc gia hay nhằm dân chủ hoá đất nước cũng đều cần có số đông to lớn, đầy nhiệt huyết và ý chí. Do vậy, dù vài trăm người biểu tình ôn hoà không thể ngăn cản được tình trạng Trung Cộng xâm lấn thô bạo chủ quyền Việt Nam trên biển Đông song quyết tâm của những người yêu nước là chất xúc tác cần thiết trong tiến trình giải quyết những vấn nạn lớn của đất nước. Khi nhà cầm quyền ra sức ngăn trở, giới hạn và thậm chí là bắt bớ, giam cầm những người tham dự biểu tình ôn hoà... thì chính sự kiện đó chứng minh rằng chế độ thừa biết là hiện có một số đông rất lớn khác đang sẵn sàng tham gia tranh đấu. Trong số đó, thành viên các tổ chức đấu tranh đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy, yểm trợ cho phong trào. Đó là bổn phận công dân đồng thời cũng là trách nhiệm đoàn thể. Khi thực tế chứng minh được rằng hiện có một tiềm lực hùng hậu sẵn sàng dấn thân đấu tranh chống xâm lăng, độc tài và bất công, thì vấn đề chỉ còn là thời gian và điều kiện để có một hoàn cảnh xúc tác thuận lợi.

Lịch sử Việt Nam từng ghi lại rằng nhân dân Việt Nam đã đứng lên chống lại làn sóng xâm lấn từ phương Bắc nhiều lần, và đều thành công. Đế quốc to lớn này có thể áp chế được nước ta trong một thời gian nào đó, nhưng đều không khuất phục được ý chí vùng dậy đòi độc lập của dân tộc Việt. Hiện nay, đảng Cộng sản Trung Hoa có thể lạm dụng ưu thế đối với đảng CSVN song rõ ràng là họ không đè bẹp được ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của người Việt Nam. Do vậy, chắc chắn là thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến tiến trình đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và dân chủ, tự do của người Việt Nam.

Nhà cầm quyền đang lùi và phong trào đấu tranh đang từng bước tiến tới. Nhà cầm quyền có thể bắt vài chục người nhưng không thể bắt hàng trăm, hàng ngàn người yêu nước cùng một lúc. Chế độc độc tài có thể ngăn chận vài trăm người biểu tình song sẽ không dám trấn áp hàng ngàn, hàng chục ngàn người xuống đường cùng lúc. Thực tế cho thấy nhà cầm quyền CSVN đang rất lúng túng và mất tự tin. Họ thừa hiểu việc những người yêu nước phản đối Trung Cộng xâm lấn là đúng. Cho nên, mọi hành động ngăn chận, kể cả bắt bớ... đều chỉ ở hình thức cảnh cáo, tạm giam ngắn hạn...

Khi mọi giới, mọi thế hệ đều hăng hái xuống đường và công khai khôi hài hoá những cuộc tra hỏi, bắt bớ, tạm giam... thì chữ SỢ trong người dân đang dần dần biến mất. Một khi người dân không còn SỢ, hàng hàng lớp lớp người yêu nước chống nô lệ, độc tài, tham ô và bất công sẽ đứng dậy. Khi nhà cầm quyền tiếp tục làm những điều nghịch lý, bất nhân khiến nhiều người phẩn uất đến độ "nổi điên" lên, dám bất chấp hiểm nguy, hậu quả... thì ngày đó Việt Nam có thể cũng sẽ diễn biến như Bắc Phi, Trung Đông!

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
www.vidan.info

Reader's Comment
7/10/201215:28:29
Guest
Lời tuyên Bố Của Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt nam Với Chế độ :
Trịnh Kim Tiến : " Không cho biểu tình ngoài đường thì tôi biểu tình ở nhà. Biểu tình để làm gì? Có rất nhiều người có thể thấy hành động biểu tình một mình tại nhà của tôi là kỳ cục nhưng tôi cho rằng biểu tình là một hành động khẳng định rõ rệt nhất quyền hợp pháp của một công dân. Biểu tình chống Trung Quốc là sự khẳng định chủ quyền của dân tộc. Vì vậy đối với tôi, cho dù biểu tình ở đâu, nhiều hay ít người không hề quan trọng mà điều quan trọng là mỗi người chúng ta đều có thể nói, có thể bày tỏ được thái độ, tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Bất cứ nơi nào trên đất nước này, chúng ta đều có thể đưa ra một thông điệp của bản thân với quê hương đất nước, nơi chôn rau cắt rốn, mình sinh ra và lớn lên.

Có gì mà khó khăn, có gì mà ngại ngùng khi anh nói anh yêu Nước, khi anh nói anh căm thù lũ cướp Nước của anh? Anh có bức xúc thì anh phải giải tỏa, tại sao anh phải chịu dồn nén, câm nín? Có thể người ta bảo tôi khùng, nhưng khùng mà tôi còn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn những kẻ tự cho mình là thông minh, tỉnh táo. Tại vì tôi dám yêu và dám nói, dù là một mình, dù trong nhà hay ngoài đường phố.

Tôi cảm nhận rằng mỗi cuộc biểu tình, mỗi người biểu tình chống Trung Quốc đều là một phát tát, tát mạnh vào mặt bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh. Dù cho đến khi đất nước này chỉ còn một người biểu tình, chỉ còn một người khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam thì nó sẽ không bao giờ là Tam Sa của Trung Quốc hết. Vì Hoàng-Trường Sa là của chúng tôi, và chúng tôi phải nói rõ với điều ấy cho cả thế giới này biết và nhất là lũ khát máu tham lam Trung Cộng !
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.