Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn Nguyễn Mộng Giác

07/07/201200:00:00(Xem: 11664)
Lời phi lộ: Thật sự, tôi gửi điện thư này cho Nguyễn Mộng Giác vào năm 2006. Tôi cũng không dám hy vọng điện thư này được bảo tồn trong phần Tư liệu thư tịch của nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Nếu điện thư này được Nguyễn Mộng Giác bảo tồn thì đó là một phép lạ và cũng là vinh dự lớn cho tôi. Tôi muốn nói Nguyễn Mộng Giác đã chia sẻ nội dung của điện thư này với tôi. Phần lớn nội dung bức thư này anh đã quên vì lâu quá 45 năm rồi. Tôi mạo muội công khai điện thư này không ngoài chủ đích soi sáng một vài góc khuất trong tác phẩm của anh đôi lúc bị ngộ nhận. Và xin đừng hiểu lầm tôi là kẻ thấy ai sang bắt quàng làm họ./. Cám ơn- Đào Như –July-4-2012

***

Giác thân mến

Đáng lẽ tôi viết cho anh thư này lâu rồi, trước năm 2000! Nói cho có vẻ “lên gân” một tí, là từ thế kỷ trước! Không hiểu tại sao tôi mãi chần chừ! Có lẽ tại vì tuần rồi đọc thư điện của anh, khiến tôi ngồi lại viết thư này. Tôi muốn ôn lại với anh những liên hệ bằng hữu giữa chúng mình. Tôi biết trong quá khứ, hình như anh không hề để ý nhiều cho mấy về sự liên hệ ấy, hay có đi nữa, cũng chỉ lơ mơ. Đối với anh, tôi chỉ “là người bạn chí thân trong thời tuổi trẻ” như anh từng nói! Nhưng đối với tôi, anh chẳng những là người bạn chí thân của tôi, anh còn là người bạn có tâm hồn, có cá tính như tôi thường nói với anh. Chúng ta đã từng thâu đêm suốt sáng nói dốc với nhau về Leon Tolstoi, Ernest Hemingway, La Sơn Phu Tử…mà không bao giờ biết mỏi miệng trong những ngày tháng chúng ta ở chung với nhau từ đường Cô Bắc, Cô Giang sang đến 81 Bùi Viện-Saigòn.

Chắc anh còn nhớ, khi chúng ta ngã ra hai lối rẽ, tôi quyết tâm ôm lấy nghiệp Y, Giác trụ lại Văn Khoa, tôi có để lại cho Giác cuốn sách quí của tôi: “Siêu Hình Học” của Nguyễn Đình Thi. Xa nhau từ thuở ấy, bây giờ coi như sau hơn 45 năm chúng ta mới gặp nhau trên Internet! Thú thật trong hơn 45 năm xa cách, nếu bảo rằng không có lúc nào mà tôi không nghĩ tới anh, nói vậy là có hơi quá, nhưng thật sự tôi không ngừng lắng nghe về anh! Trong 45 năm xa cách chúng ta có hai lần găp nhau rất ngắn nhưng khó quên!

Tôi nhớ hình như một hay hai năm trước MậuThân, mùa hè năm đó tôi về nghỉ hè ở Nhatrang. Một tối có trăng, tôi đi bộ hóng mát trên bãi biển Nhatrang, đến lúc mệt tôi ngồi xuống bãi cát môt mình suy nghĩ về các bạn bè. (Đó cũng là một tác động chung của Chiến tranh trong tâm tư mọi người đương thời, nhất là những người trẻ như chúng ta) Lúc đó trăng cũng vừa lên cao vượt khỏi đỉnh của cù lao Hòn Yến. Tôi nhìn ra mặt biển loáng ánh trăng, tôi thấy một bóng người cách tôi vào khoảng hơn mươi thứơc, đang lui cui đi một mình. Không hiểu tại sao tôi vụt miệng gọi:“Giác”. Lúc nghe tiếng tôi gọi, thì anh liền đáp lại“Thể”, tôi thấy cái bóng đen đang quay nhìn chung quanh, tôi đoán lúc đó mặc dầu gọi tên tôi, nhưng anh vẫn chưa thấy tôi đang ở đâu! Sau đó, Giác đến ngồi bên cạnh tôi. Câu đầu tiên tôi hỏi Giác:

- Viết nhiều chưa?

Giác trả lời :

- Chưa!.. Chưa là bao!.. Ông còn học Ykhoa?

- Vâng, vẫn còn lận đận.. học Y khoa!...

Sau đó hai thằng cùng im lặng, ngồi bên cạnh nhau suốt hơn một giờ mà không nói với nhau một câu nào hơn! Hai đứa cùng nhìn ra mặt biển loáng ánh trăng vàng, cùng nghe thỉnh thoảng tiếng súng hay tiếng đại bác nổ xa xa, hòa lẫn với tiếng sóng biển êm nhẹ rì rào! Sau lưng chúng ta lúc đó là bóng của dẫy lầu nhà hàng Beau Rivage, và ngôi trường cũ của chúng ta, trường Trung Học Võ Tánh, đang trầm ngâm dưới ánh trăng! Rồi trăng càng lúc càng lên cao, vịnh Nhatrang càng thơ mộng, nhưng lúc ấy có tiếng súng đại bác nổ gần hơn làm chúng ta giật mình và nhớ gần đến giờ giới nghiêm. Hai đứa cùng đứng dậy chia tay nhau, trong cái bắt tay câm như hến, không nói với nhau một lời, ngay cả lời hẹn tái ngộ! Tại sao chúng ta tình cảm với nhau đến thế! Có lẽ chúng ta có nhiều điều muốn nói với nhau, nhưng biết chắc là dù có nói cho nhiều đi nữa cũng không nói hết được những suy nghĩ cũng như những mơ uóc của chúng ta. Những suy nghĩ về đất nước, về chíến tranh, về những chế độ, những xung đột chính trị mà chúng mình từ tuổi thơ đã từng đi qua, cũng như hiện tại chúng ta đang chứng kiến: Cộng sản cũng như Quốc gia, Chiến tranh xâm lăng cũng như Chiến Tranh Giải Phóng! Nhiều thứ quá, phải không Giác! Chúng ta mang nặng nhiều thứ trên lưng trên đường đến trường, trên đường trở về nhà mỗi ngày! Biết bao bạn bè đã ra khỏi lớp, đã tan hàng, đã mất, đã đi đâu về đâu. Những hố tránh bom trong lớp học đào ngay dưới chân chúng ta, trong suốt mấy mươi năm qua vẫn há miệng nhìn chúng ta.

Rồi đến năm 1991, tôi có dịp đi Cali, tôi gặp lại Giác ở khu phố Westminster. Lúc ấy trông Giác già hẳn đi và trầm mặc! Giác có vẻ xa lạ với tôi. Giác có đãi cho tôi môt ly cà phê. Và chỉ một ly cà phê cho một người bạn ViệtNam đến từ một tiểu bang khác không hơn không kém. Trong lúc uống cà phê tôi nhìn Giác một cách yên lặng và ngạc nhiên! Giác không hề nhắc đến kỷ niệm giữa chúng ta đã từng chia sẻ với nhau về nhiều vấn đề phần lớn là văn học nghệ thuật! Giác cũng không cho tôi hay là đã viết đến đâu, mặc dầu tôi biết hết những tác phẩm của Giác đã viết, từ “Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung”, (đứa con đầu lòng của Giác, mà Bà Mụ Đỡ là học giả Nguyễn Hiến Lê), đến bộ Trường thiên tiểu thuyết “Mùa Biển Động” mà Giác vừa xuất bản đầu năm 90!

Tôi tức tối hỏi Giác:

- Ông làm cái gì bây giờ?

Giác với vẻ mặt ngờ ngẫn trả lời tôi:

- Qua đây thì cũng học đòi viết lách một ít như mọi người vì mình cũng học được một ít chữ nghĩa từ đất mẹ!

Ôi! Cái gì lạ vậy! Sao nghe hắc hơi thế?..Chắc “nẩu” quên mình rồi! Tôi tự nhủ thầm! Đúng là “Ngựa Nãn Chân Bon”! Mệt mỏi rồi chăng Giác ơi? Sao đuối sớm thế? Trong khi ấy tôi chưa bắt đầu được gì cả?

Bất ngờ, sau đó Giác dẫn tôi vào nhà sách. Giác chỉ cho tôi bộ sách Mùa Biển Động của Giác vừa xuất bản!

Thú thật lúc đó Giác đâu có hay, trước đó, tôi đã đọc MBĐ nhiều lần! Sau khi từ giã nhau hôm ấy, tôi tin rằng Giác không thể nào hiểu được sự nín lặng của tôi, khi tôi cầm trọn bộ MBĐ trên tay tôi, cũng như tôi rất buồn khi tôi nghĩ chắc nẩu hòan tòan quên mình rồi! Không hiểu Giác còn nhớ không? Hôm ấy chúng ta găp nhau chỉ trong 15 phút, trên đất khách quê người, sau bao nhiêu năm xa cách, biết bao nước chảy qua cầu!

Sau Giác và mãi về sau này tôi chưa từng chia sẻ với ai về văn học, triết học, phim ảnh… nhiều cả về số lượng và chất lượng, như tôi đã từng chia sẻ với Giác trong những năm 1959-60! Những năm đó tôi tự cho là “Tuần Trăng Mật”của chúng ta với nền văn học Liên Sô, nền văn học Hiện Sinh của Pháp, và của Âu châu! Có thể nói chúng ta lúc ban đầu đọc rất hổ lốn, hầm bà lầm, không hệ thống, đụng tác phẩm nào có tên tuổi mà các thầy Cung Giũ Nguyên, thầy Thạch Trung Giả, thường nhắc đến là chúng ta mua hết và chia nhau tranh nhau đọc hết. Hồi ấy cả một kho tàng văn học thế giới Tây phương đều được dịch ra bằng tiếng Pháp, và được nhà xuất bản Flammarion uy tín bậc nhất của Pháp cho xuất bàn dưới hình thức Livres de Poche với giá rẻ mạt vào khỏang 10 đồng một cuốn, đồng giá với vé xi nê Vĩnh lợi hay Lê Lợi và cũng đồng giá với một bữa ăn của chúng ta tại quán ăn xă hội, Anh Vũ, quán ăn chỉ dành cho sinh viên nghèo! Chắc hồi này chưa có cái luật khốn nạn gì đó như hôm nay quyền-lợi-sỡ-hữu-trí-tuệ cho nên giá bán mới rẻ mạt và sách được dịch thoải mái như vậy! Tôi nhớ thuở đó tôi không hiểu tại sao Giác mê nền văn học Liên sô và các quốc gia Đông Âu đến thế! Tôi thấy Giác ôm chặt các tác giả Ivan Tourgueniev, Maxime Gorki, Putchkine, Tolstoi, Dostoesky, Tchekov… cũng như Gorghiu (Vingtcinquième Heure), Kafka (Métamorphoses), Arthur Koestler(Le Zéro et LInfini)..và một số tác giả của nhóm Hiện Sinh của Pháp: như Sartre, Camus, Simone De Beauvoir….Có một điều lạ là Giác thích đọc Marcel Proust và các tác phẩm Thérèse Desqueyroux, Le Noeud de vipères, Le Mystère Frontenac, Les Anges noirs… của ông già Fracois Mauriac, một Janséniste cực đoan mà tôi không thích một tí nào cả! Có điều lạ hơn nữa, trong tất cả tác phẩm của Giác sau này, tôi không thấy dấu vết gì của các ông ấy cả? Trong giai đoạn này tôi không hiểu tại sao Giác và tôi không hề trao đổi với nhau về Francoise Sagan và những tác phẩm của nàng: Bonjour Tristesse, Un Certain Sourire, Aimez Vous Brahms…Có lẽ chúng ta đã đọc Francoise Sagan rất nhiều những năm 56-58 khi chúng ta học ở Trung học Võ Tánh Nhatrang, dưới sự hướng dẫn của Thầy Cung Giũ Nguyên! Lúc ấy chúng ta cũng si mê đọc tác phẩm lớn của thầy: “Le Fils De La Baleine”.

Nhớ lại thời kỳ chúng ta ăn quán cơm xã hội, Anh Vũ, tại Ngã Tư Quốc tế, đối diện với cái gát xếp, 81 Bùi Viện mà một lũ chúng mình chen nhau ở. Nhớ lại thời kỳ bụi ấy nghĩ lại mà vui, thời vàng son không dễ gì tìm được! Tôi nhớ, vào một tối tại 81 Bùi Viện, hai đứa mình coi trời bằng vung, trước mặt anh em, (cũng không phải ai quan trọng cả cũng chỉ là một lũ học trò khó tha phương ở chung với nhau) Giác thì đem Le Vieil homme et la Mer” của Ernest Hemingway ra phân tích, và Giác phán cho một câu: “Le vieil homme et La Mer” là Chef dOeuvre của Ernest Hemingway, mang tính chất tổng hợp của tất cả tác phẩm của E.H.! Chỉ cần đọc “Le Vieil Homme et la mer” là người đời đủ biết quan niệm sống chiến đấu của E.H. như thế nào rồi”! Trong lúc đó tôi cũng ngon lành như ai cũng thao thao bất tuyệt, ngợi ca “La Symphonie Pastorale” là tổng hợp tư tưởng của Gide (chic! rất tiếc hồi đó cụm từ đỉnh-cao-trí-tuệ chưa được phát minh, chớ nếu có thì tôi cũng không ngại gì lụm nó và nhét vào cho nó ra vẻ ra cách)! Tôi còn nói thêm là tôi kính trọng Gide là một thiên tài văn học! Nhưng ông có cái nhìn vào cuộc đời vào xã hội quá bi quan khi Gide bắt cô bé Gertrude tự vận, sau khi cô ấy nhìn thấy sự thật của đời của xã hội! Ghê gớm thật! Y như chúng ta là những thần đồng của thế kỷ! Bây giờ nghĩ lại, Giác thấy thế nào? Tôi thì…tôi thấy rất vui, và vui lắm! Ôi một thời vàng son, cũng là một thời khùng điên của tuổi trẻ chúng ta đã bay mất! Làm sao tìm lại được! Ôi những cái lẩm cẩm của một thời tuổi trẻ sao nó vĩ đại thế! Có ai biết đâu nó là cấu trúc cho cuộc sống tinh thần của chúng ta sau này!

Nói về phim ảnh, nhắc đến chuyện này chắc Giác ngả ngữa ra cười! Chúng ta là những khán giả thường trực cả hai rạp Vĩnh lợi và Lê Lợi! Lý do là hai rạp ấy có máy lạnh tốt, giá rẻ, 10 đồng một vé permanent, nghĩa là muốn coi bao lâu thì coi, bắt đầu chiếu từ 12 giờ trưa đến giờ giới nghiêm. Nhiều lúc căng gát xếp 81 Bùi Viện nóng quá hai đứa rủ nhau đi ciné, chắc Giác còn nhớ, vào rạp máy lạnh mát quá, phải thế quá, hai thằng ngủ thẳng cẳng, sau đó thực dậy coi film cũng không muộn! Rạp Lê Lợi, hơi tối, chuyên môn làm “revision những phim cổ điền của Châu Âu, nhất là của Fellini.

Rạp Vĩnh Lợi thì chuyên môn chiếu những phim mới. Tôi nhớ tại rạp này chúng mình đã xem vô số phim. Những phim thời đại nhất của thuở đó như là: “Aimez Vous Brahms?” “Un Certain Sourire” của Francoise Sagan và nhất là Et Dieu crée la Femme film của đạo diễn Roger Vadim, một phim lõa thể đầu tiên của nhân loại với Brigit Bardot lúc ấy vừa đúng mười tám! Chúng ta không ngừng chắc lưỡi tiếc nuối vì có những đoạn 100/100 mà bọn kiểm tục cắt bỏ!..Tại rạp này chúng ta cũng xem không biết muôn vạn cơ mang nào mà kể cho xiềt, kể cho hết được!..Tới đây tôi mời Giác dừng lại và nói về một phim rất đặc biệt! Phải nói phim này ảnh hưởng sâu sắc vào cuộc đời của chúng ta! Chính phim này là một trong những nguồn cơn làm tôi thao thức, tôi đã bỏ Khoa Văn qua Khoa Y! Đến bây giờ tôi vẫn một lòng tôn sùng nó, tôi vẫn nhớ ơn Serge Bourguignon (nhà đạo diễn của phim) người đã khai tâm điểm nhãn cho tôi thấy chân trời Triết học nằm trong không gian rộng lớn của Y học! Đó là phim “Les Dimanches De Ville dAvray” mà Giác và tôi đi xem có đến hơn mười lần tại rạp Vĩnh lợi! Chúng ta thuộc lòng tất cả dialogues của phim, mà những dialogues trong phim này phải nói rằng siêu! Tôi tin chắc rằng Giác còn nhớ về phim này những tình tiết sâu sắc hơn cả tôi, vì tôi thấy ảnh hưởng của phim này đầy dẫy lúc ẩn lúc hiện trong những tác phẩm của Giác! Hơn 45 năm sau, tác phẩm truyện ngắn đầu tay của tôi “Câu Lạc Bộ 309.81” viết với thao thức trăn trở của chiến tranh vì ảnh hưởng của phim này! Chắc Giác còn nhớ anh chàng phi công Pierre(Hardy Grudger), và cô bé mồ côi Cybelle(Patricia Guzzi), họ gặp nhau trong cô đơn, hiu quạnh, giữa nhân loại dững dưng, giữa đời thường chai đá trước nỗi băn khoăn của đồng loại! Hai người đều là nạn nhân của chiến tranh, của di-chứng-hậu-chiến. Cô bé được sanh ra trong chiến tranh, lớn lên trong cảnh côi cút! Lúc gặp anh chàng cựu phi công hình như cô ấy mới có 9 hay 10 tuổi phải không Giác? Nghĩa là còn nhỏ lắm, nhưng đã chín mùi trong mơ ước tìm một nơi trú ẩn cho tâm hồn mình! Còn anh chàng phi công đă từng ném bom, đánh phá cầu đường, làng mạc tại Thái Lan, những nơi mà nghi có quân đội Nhật ẩn náu! Dĩ nhiên anh chứng kiến tận mắt những tang thương, những đổ nát, chết chóc do anh và các đồng đội tạo nên cho Thái lan, một đất nước vô tội vì họ không có can dự gì với cuộc chiến cả! Anh trở nên kẻ ôm hận chính anh, kẻ ôm hận chiến tranh! Anh trờ thành nạn nhân của chiến tranh vì những dầy vò những đau đớn phủ xuống đời anh! Khi anh gặp cô bé ấy, anh yêu thương cô bé ấy vô hạn! Một tình yêu không có định nghĩa, không có màu sắc! Một tình yêu thiêng liêng cao cả quá mà đời thường rất dể nhầm lẫn! Còn cô bé ấy tìm thấy gì ở anh chàng phi công ấy? Có phải chăng cô đã tìm thấy ở anh chàng ấy một người anh, một người yêu, một người cha, một người che chở cho đời mình, một nơi trú ẩn cho linh hồn nhỏ bé của cô? Thật là khó nói! Không có biên cương, không có luân lý, đạo đức gì mà có thể buộc vào sự tưởng tượng sư mơ ước của một bé gái mới 9, 10 tuổi! Họ gặp nhau, họ hiểu nhau, họ có cùng chung quá khứ, họ chia nhau chung số phận, họ có những cảm nhận ở nhau mà người thường khó mà chia sẻ dược!..Họ là đôi linh hồn khổ lụy vì chiến tranh đứng trên một thế giới đổ nát vì chiến tranh! Câu chuyện đã được kết thúc quá thê thảm! Phải không Giác! Pierre bị ngộ nhận, nhầm lẫn, và bị giết chết bởi một loại người lạc hậu! Cybelle, Pierre cũng như những kẻ đã giết Pierre đếu là nạn nhân của chiến tranh, đều là nạn nhân của di-chứng-hậu-chiến!

Serge Bourguignon có cái nhìn về chiến tranh và hậu quả của nó thật độc đáo, đi trước lòai người gần nửa thế kỷ! Ông đã nói về những“Hội Chứng Hâu Chiên”! Trong chiến tranh chúng ta không sợ nghèo đói và đổ nát, nhưng chúng ta rất sợ nhầm lẫn, ngộ nhận, hận thù và lạc hậu!

Nói về chiến tranh, tôi không biết Giác viết “Sông Côn Mùa Lũ” vào lúc nào? Nhưng tôi biết chắc Giác đã thai nghén giấc mơ ấy lâu lắm rồi! Tôi nghĩ Giác đã nghĩ đến viết một quyển trường thiên tiểu thuyết theo kiểu như “Guerre Et Paix” của Léon Tolstoi khi Giác còn ở chung với tôi 1959-60, tại 81 Bùi Viện Saigòn. Tôi sớm cảm thấy điều ấy mặc dầu chưa bao giờ Giác nói với tôi Giác sẽ là một nhà văn! Giác đọc chuyên tâm “Guerre Et Paix của Léon Tolstoi nhiều hơn tôi! Giác có nhiều thao thức và trăn trở về quyển sách ấy! Tôi đã tích cực chia sẻ với Giác về quyển sách ấy. Giác thán phục Leon Tolstoi trong Guerre et Paix, Giác ca tụng Léon Tolstoi bỏ ra 10 năm nghiên cứu lịch sử của Liên Xô để hoàn thành Guerre Et Paix một tác phẩm to lớn của nhân loại. Giác đã đọc và nghiền ngẫm tác phẩm ấy nhiều lần và nhiều năm tháng! Giác đã từng gọi Léon Tolstoi là Homère của thế kỷ 20!

Sau hơn 45 năm chúng ta mới gặp lại nhau. Biết bao nước chảy qua cầu, lịch sử đất nước trãi qua nhiều giai đọan khác nhau và chúng ta bị ràng buộc vào vận mệnh vô cùng nghiệt ngã của lịch sử dân tộc! Nhưng dù“ra đi hay ở lại”tất cả chúng ta và bạn bè cùng anh em đều cố gắng phấn đấu đưa tổ quốc ra khỏi tình trạng “ ngộ nhận, hận thù, lạc hậu..”! Sau bao nhiêu năm phấn đấu học hành, từ khi tốt nghiệp đến bây giờ, chúng ta không ngừng phục vụ tổ quốc và đất nước dù chúng ta sống ở nơi đâu, đi đâu về đâu. Dòng sông Côn cũa Bình định luôn luôn và vẫn chảy trong tâm hồn của Giác, cũng như dòng sông Dinh của Phanrang, trong tâm hồn của tôi! Tôi vui mừng cho Giác là đã thực hiện được giấc mộng lớn!

Bây giờ ở tuổi 70, ngồi viết thơ cho Giác, tôi thấy sao tôi vẫn còn ham muốn. Giác biết bọn mình lớn tuổi cả. Tôi bị áp huyết cao từ năm 1996, lúc tôi đúng 60. Trong 4 năm qua, tôi phải ăn kiêng vì tôi bị “diabète loại 2”. Không aì có thể cưỡng lại sự già nua của tế bào! Vì thế cho nên tôi không ngạc nhiên gì khi Giác cho tôi hay là Giác đã hai lần nhập viện để mổ ung thư gan! Một lần vào năm 2003 và lần thứ hai vào đầu năm nay! Và tháng ba vừa rồi Giác bị xuất huyết dạ dày, lại phải nhập viện để can thiệp phẩu thuật một lần nữa để cầm máu! Biết bao là tai biến về sức khỏe và tâm thần đang rình rập chúng ra trong tuổi già! Nói như vậy không phải để tự an ủi mình, cũng không phải để cùng nhau bi quan về cuộc đời về kiếp nhân sinh! Giây phút nào còn sống ta nên trân trọng và tận hưởng giây phút đó! Ngày nào mình còn có nhau, bạn bè anh em còn có nhau hãy sống tận tình và đối xữ ân cần với nhau, hãy chăm chút cho nhau khi đọc chữ nghĩa của nhau! Sống như Giác và viết như Giác, mai sau Giác có ra đi, ít ra trong đời này, những kẻ theo nghiệp chữ như bạn bè, như Mai Quốc Liên vẫn còn nhớ đến Giác:

“Sông Côn vẫn chảy trong đời, trong văn anh viết,
Và hai hàng soi bóng vào nhau
Sẽ có người thiếu nữ của mai sau
Nhỏ giọt lệ thương An, thương cuộc đời nhân loại
Chợt tỉnh giấc mộng dài, trời xanh chói lọi
Bao buồn vui sướng khổ đã đi qua”./. (MQL / Nhà Văn số 4-2003)
Mong gặp lại Giác thư sau.

Chúc sức khỏe
Đào Như
Oak Park, Ill. USA / Ngày 1/4/2006
*Tôi vừa được tin nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa từ trần vào ngày thứ tư 22/3/06 tại Minnesota! Giác hay tin chưa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn ơi, -Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)
Theo VOA Tiếng Việt hôm 9-9-2022 bà Aler Grubbs, giám đốc Quốc gia USAID Mỹ tại Việt Nam và ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng GD&ĐT-VN đã ký kết bản ghi nhớ nâng cao chất lượng giáo dục Đại học và thúc đẩy xây dựng một nền Đại Học Tự Trị tại Việt Nam...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này...
Tại Diễn đàn Kinh tế Á Châu ở Vladivostok hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Putin quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn: « Có bao nhiêu người mặc kệ, có muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được »...
◉CNBC: Giám đốc cơ quan FBI báo cáo (2013) ông Trump ở lại Mosow 46 giờ nhưng phía ông Trump phủ nhận, ông ta nói không ở lại Moscow mà về Mỹ ngay... ◉BBC News: Trump đã bị camera quay lén khi đang ở cùng với một nhóm gái bán dâm tại phòng ngủ Tổng thống ở khách sạn Ritz-Carlton, Moscow (2013). Nội dung của một cuốn băng có thể được dùng để Nga uy hiếp Trump . ◉The Guardian: Vladimir Putin đã đích thân ủy quyền cho cơ quan gián điệp bí mật hoạt động để hỗ trợ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 - Carnegie Moscow: Mối quan hệ Mỹ-Nga trong suốt lịch sử, logic rất đơn giản: Đảng Cộng hòa tốt cho Điện Kremlin - Đảng Dân chủ thì không...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.