Hôm nay,  

Làm Việc Tự Nguyện

7/5/201200:00:00(View: 11637)
Bạn có biết, vị nguyên thủ đáng kính của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có nhận xét: “Tinh thần làm việc tự nguyện luân lưu như một dòng sông sâu mạnh mênh mông qua dòng lịch sử của đất nước ”.

Theo cơ quan Corporation for National and Community Service, năm 2010 có tới 62.8 triệu người làm việc tự nguyện trong 8.1 tỷ giờ để đóng góp cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội cho biết bao nhiêu cộng đồng trên nước Mỹ.

Lịch sử tinh thần tự nguyện tại Hoa Kỳ rất phong phú, đa dạng. Với dân chúng, bao lâu mà mọi người để ý tới sự giúp đỡ và nâng cao đời sống con người là có tự nguyện.

Tự nguyện bắt đầu từ khi những di dân đầu tiên đặt chân lên miền đất lạ, khi mà những khó khăn định cư ban đầu cần sự tiếp tay tương trợ cho nhau. Và đặc biệt vào thời điểm đó, phụ nữ là giới đứng ra làm công việc này để chăm sóc người đau ốm, khích lệ người nản trí, cải thiện đời sống.

Rồi các tổ chức tự nguyện dần dần thành hình.

Năm 1736, Benjamin Franklin lập nhóm tự nguyện chữa lửa đầu tiên và hiện nay tổ chức này hiện diện tại mỗi địa phương. Young Man Charity Association ra đời năm 1800, American Red Cross năm 1881.

Thập niên 1960, tự nguyện hướng vào việc loại nghèo khó, bất công, bạo lực không những ở Hoa Kỳ mà còn ở trên thế giới.

Đầu thế kỷ 21, tự nguyện Hoa Kỳ hướng vào đời sống có khoảng xanh, vào sự an toàn của xúc vật cũng như sự bình quyền cho mọi chủng tộc bất kể nam nữ và khuynh hướng tính dục.

Tự nguyện cũng đi vào đời sống học đường. Nhiều trường đòi hỏi học sinh phải có 40 giờ làm việc tự nguyện trước khi tốt nghiệp. Để khuyến khích tinh thần tự nguyện khi ra đời.

Nguyên Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh tới sự quan trọng của tự nguyện. Theo ông, mặc dù chính quyền có vai trò quan trọng thỏa mãn nhu cầu dân chúng nhưng không một tổ chức đơn độc nào thành công nếu không có sự tự nguyện của mọi người.

Và hầu hết ngững người làm việc tự nguyện với bất cứ lý do nào đều như bị ám ảnh gắn bó với việc làm đó.

Thành viên AmeriCorps, một tổ chức tự nguyện Hoa Kỳ, có lời tâm niệm là sẽ làm mọi việc để dân chúng an toàn, sáng suốt, khỏe mạnh hơn và mang mọi người ngồi lại với nhau cho cộng đồng vững mạnh.

Trước sự lãnh đạm , họ sẽ hành động.
Trước sự bất đồng, sẽ tạo hòa giải.
Với nghịch cảnh , họ bền gan cố gắng.
Còn cộng đồng mình thì sao nhỉ?!.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sợ Nga nổi giận mà Việt Nam đã theo đuôi Trung Cộng bỏ “phiếu trắng” về cuộc xâm lăng Ukraine của Nga trong cuộc biểu quyết tại Liên Hiệp Quốc ngày 2/3/2022. -- Dựa trên phát biểu của những quan chức chính phủ CSVN, tác giả Phạm Trần nêu rõ tính ngụy biện hàm hồ của nhà nước Cộng sản VN trước thảm họa chiến tranh Ukraine do Nga gây nên. Trong khi cả thế giới văn minh lên án Nga thì nhà nước VN vẫn một lòng bênh vực. Quả là một quốc nhục.
Chìa khóa hay mấu chốt cho cuộc xung đột ngày hôm nay là Ukraina không trở thành mối nguy cho Nga. Ukraina phải là nước độc lập và trung lập. Nhưng vấn đề không thuộc thẩm quyền của Ukraina mà nằm trong lòng bàn tay Mỹ. Một quy chế trung lập cho Ukraina phải được bảo đảm bởi Hoa Kỳ và Âu Châu chứ Kiev và Moscova không thể đơn phương tuyên bố mà được. -- Nhận định của tác giả Đào Văn Bình, Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Chính phủ Đức đã tỏ ra phản ứng thận trọng khi từ chối yêu cầu tẩy chay vì lo sợ tình trạng khan hiếm và lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Tóm lại, các nhận định của Nouriel Roubini trong bản dịch sau đây là bi quan, nhưng các ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine cho nền kinh tế toàn cầu sẽ còn có những hiệu ứng càng khó lường đoán và gây nguy hại hơn.
"Phải cân bằng lại, tuyên giáo liền mớm lời cho tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh và chỉ định tờ báo được dân đọc nhiều phỏng vấn tướng Vịnh bốn không." -- Tiếng nói phản biện đanh thép của nhà báo Phạm Đình Trọng lên án sự hèn nhát đến lố bịch của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước chiến tranh xâm lược Nga vào đất Ukraine. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Vào thứ Tư, 2 tháng Ba, 2022, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu đại đa số lên án nước Nga xâm lược Ukraine (bắt đầu từ 24 tháng Hai, 2022). Trong số 193 nước hội viên, 141 nước đã bỏ phiếu thuận, yêu cầu Mạc Tư Khoa phải chấm dứt chiến sự và rút quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Trong số năm nước bỏ phiếu chống, tất nhiên dẫn đầu là lá phiếu của Nga, quốc gia gây chiến, và bốn nước khác là Belarus, đồng minh thân cận nhất của Nga, sau đó là Bắc Hàn, Eritrea và Syria. Tất cả năm nước này đều là những chế độ độc tài toàn trị. Điều đáng chú ý hơn cả là trong các lá phiếu trắng của 35 nước (có 12 nước không bỏ phiếu), dẫn đầu là Trung Cộng, có cả một quốc gia mang tên nghe khá kêu là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cuộc xâm chiếm của Nga tại Ukraine vẫn còn tiếp tục sôi động làm cho hơn một triệu người dân đang tìm đường lánh nạn tại các nước lân cận. Để đối phó với các biện pháp phong toả của các nước phương Tây ngày càng nghiêm khắc, Tổng thống Vladimir Putin cũng đưa ra một đối sách mới quyết liệt hơn, đó là việc đặt các vũ khí hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động và đã gây ra nhiều lo âu cho công luận thế giới.
Bình luận của tác giả Đào Như về tình hình chiến sự Ukraine.
✱ NY Post: Luật sư của TT Trump khai trước UB quốc hội: Trump Org định giá các tài sản cao để nhận các khoản vay và định giá thấp các tài sản này vào mục đích khai thuế. Căn cứ vào lời khai này bà James Bộ Tư Pháp NY mở cuộc điều tra ✱ Hồ sơ tòa án NY: Cựu TT Trump nạp đơn kiện bà BT Tư Pháp James để ngăn chặn cuộc điều tra “ săn lùng phù thủy” ✱ Hồ sơ tòa án NY: Khi phát hiện ra nhiều bằng chứng về sự gian lận tài chính và đòi hỏi các sở hữu chủ phải hữu thệ cung khai.... Bà ta rõ ràng có quyền để làm như vậy ✱ Hồ sơ tòa án về vụ Jan.6, 2021: Qui trách nhiệm cho Trump đã chỉ đạo / hỗ trợ và tiếp tay vào cuộc tấn công, vi phạm các quy định về an toàn công cộng. Cố ý gây đau khổ về mặt tinh thần, bồi thường thiệt hại... ✱ Tối cao Pháp Viện: Y án theo phán quyết của tòa Liên Bang hạt DC về hồ sơ vụ bạo động 6.1.2021 cho dù cựu TT Trump viện dẫn đặc quyền hành pháp.
Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã đứng về phía độc tài Putin xâm lược Ukraine. Khi Việt Nam bị độc tài Tập Cận Bình xâm lược, liệu có nước dân chủ nào chung lưng đấu cật với cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam? Hay chỉ có những phát ngôn suông dửng dưng của các nước: Chúng tôi hết sức quan ngại. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực, Như con vẹt ở bộ Ngoại giao Việt Nam hót khi Putin xâm lược Ukraine?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.