Hôm nay,  

Làm Việc Tự Nguyện

7/5/201200:00:00(View: 11480)
Bạn có biết, vị nguyên thủ đáng kính của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có nhận xét: “Tinh thần làm việc tự nguyện luân lưu như một dòng sông sâu mạnh mênh mông qua dòng lịch sử của đất nước ”.

Theo cơ quan Corporation for National and Community Service, năm 2010 có tới 62.8 triệu người làm việc tự nguyện trong 8.1 tỷ giờ để đóng góp cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội cho biết bao nhiêu cộng đồng trên nước Mỹ.

Lịch sử tinh thần tự nguyện tại Hoa Kỳ rất phong phú, đa dạng. Với dân chúng, bao lâu mà mọi người để ý tới sự giúp đỡ và nâng cao đời sống con người là có tự nguyện.

Tự nguyện bắt đầu từ khi những di dân đầu tiên đặt chân lên miền đất lạ, khi mà những khó khăn định cư ban đầu cần sự tiếp tay tương trợ cho nhau. Và đặc biệt vào thời điểm đó, phụ nữ là giới đứng ra làm công việc này để chăm sóc người đau ốm, khích lệ người nản trí, cải thiện đời sống.

Rồi các tổ chức tự nguyện dần dần thành hình.

Năm 1736, Benjamin Franklin lập nhóm tự nguyện chữa lửa đầu tiên và hiện nay tổ chức này hiện diện tại mỗi địa phương. Young Man Charity Association ra đời năm 1800, American Red Cross năm 1881.

Thập niên 1960, tự nguyện hướng vào việc loại nghèo khó, bất công, bạo lực không những ở Hoa Kỳ mà còn ở trên thế giới.

Đầu thế kỷ 21, tự nguyện Hoa Kỳ hướng vào đời sống có khoảng xanh, vào sự an toàn của xúc vật cũng như sự bình quyền cho mọi chủng tộc bất kể nam nữ và khuynh hướng tính dục.

Tự nguyện cũng đi vào đời sống học đường. Nhiều trường đòi hỏi học sinh phải có 40 giờ làm việc tự nguyện trước khi tốt nghiệp. Để khuyến khích tinh thần tự nguyện khi ra đời.

Nguyên Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh tới sự quan trọng của tự nguyện. Theo ông, mặc dù chính quyền có vai trò quan trọng thỏa mãn nhu cầu dân chúng nhưng không một tổ chức đơn độc nào thành công nếu không có sự tự nguyện của mọi người.

Và hầu hết ngững người làm việc tự nguyện với bất cứ lý do nào đều như bị ám ảnh gắn bó với việc làm đó.

Thành viên AmeriCorps, một tổ chức tự nguyện Hoa Kỳ, có lời tâm niệm là sẽ làm mọi việc để dân chúng an toàn, sáng suốt, khỏe mạnh hơn và mang mọi người ngồi lại với nhau cho cộng đồng vững mạnh.

Trước sự lãnh đạm , họ sẽ hành động.
Trước sự bất đồng, sẽ tạo hòa giải.
Với nghịch cảnh , họ bền gan cố gắng.
Còn cộng đồng mình thì sao nhỉ?!.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.