Hôm nay,  

Tiến Trình Dân Chủ Không Thể Đảo Ngược

7/3/201200:00:00(View: 11867)
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ California về Việt Nam, Trần Nhơn, Tiến Sĩ, nguyên Thứ Trưởng Bộ Thủy Lợi Cộng Sản, nhận rằng “việc Dân Chủ hóa Việt Nam là một tiến trình không thể đảo ngược, tuy chậm, nhưng từng bước, từng bước sẽ có một ngày dân Việt được hưởng một nền Dân Chủ thực sự”. Trần Nhơn cũng đọc một bài thơ do chính mình sáng tác, trong đó có những câu khẳng định là chế độ Cộng Sản đã tạo ra những con người vô cảm, mất lương tri, chỉ biết quyền lợi cá nhân và đang tâm trù dập đồng bào mình:

Mô hình đảng trị Tháng Mười,
Lò đúc rô bốt, lớp người vô lương
Giả vờ kiên định lập trường,
Cúi luồn, nịnh bợ tìm đường "tiến thân".

Tất cả những danh từ phù phiếm, hão huyền, phô trương như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Thư Viện Nhân Dân, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa… đều chỉ là những tấm bình phong che những cái bộ mặt hung thần, ác sát thao túng đời sống nhân dân còn tệ gấp ngàn lần hơn thời Thực Dân Pháp trước đây. Bởi Thực Dân Pháp là bọn ngoại bang, xâm lăng, chuyên cướp nước người ta trên khắp thế giới, không có cùng máu đỏ da vàng, không có cùng lịch sử ngàn năm với chúng ta, nên cho dù họ có ra tay giêt hại những người yêu nước của dân tộc chúng ta, có hành hạ, bóc lột dân Việt, lịch sử cũng phê phán họ một cách khách quan. Còn đối với nhóm Cộng Sản Việt Nam, đã cùng chia xẻ chung một Tổ quốc, cùng thuộc lòng tiểu sử các danh nhân, danh tướng Việt Nam, cùng hãnh diện với các triều đại chống xâm lăng ngàn năm trước, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, và Quang Trung Nguyễn Huệ, nay lại ra tay tàn sát đồng bào ruột thịt của mình, thì tội nghiệt còn nặng hơn khủng khiếp. Trần Nhơn viết:

Vẫn còn đảng trị kim cô,
Âu, Mỹ trăng khuyết, Nga Xô trăng tròn!
Tô hồng vỏ bọc công nông,
Nuôi tư bản đỏ, vặt lông dân nghèo.
Luồn lách ăn theo, nói leo,
Đánh mất mình mới được trèo ghế cao.
Ghế cao số hóa đã lâu,
Phần mềm lây nhiễm mọt sâu quan trường.

Thực tế qua 35 năm toàn trị một đất nước không chiến tranh, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một nhóm nói láo “vô tiền, khoáng hậu”, chưa bao giờ có và sẽ không bao giờ có lần thứ hai. Họ chỉ lợi dụng tình yêu nước của dân chúng mà tô nên những cảnh Thiên Đường bánh vẽ, thúc giục và áp buộc nhân dân nổi dậy, chống chế độ “Tư Bản”, nhằm cướp đoạt quyền bính vào tay mình, rồi lại chính mình, tạo thành một lớp “Tư Bản đỏ” mới ác liệt hơn, chuyên “vặt lông dân nghèo”. Từ đó, tha hồ tự tung tự tác, muốn bắn, muốn giết ai, cũng không có một thế lực nào cản nổi, cho dầu tiếng nói lương tâm của cả thế giới cùng cất lên một lượt. Điều đáng nói là đảng Cộng Sản đã gắn “kim cô” vào từng đầu người dân Việt, bắt phải nhái lại những điều vô lý, ngu xuẩn mà đảng đã dậy: “Tại Âu, Mỹ thì trăng luôn luôn khuyết, chỉ có ở Liên Xô, trăng mới tròn.” Những điều cực kỳ vô lý này, theo Trần Nhơn, nhân dân đã thông hiểu từ lâu nhưng bất lực vì hệ thống trên liềm, dưới búa:

Gọng kìm chuyên chế nhân dân,
Tháng Mười toàn trị vỡ tan lâu rồi.

Tuy nhiên, Trần Nhơn tin rằng sẽ có một ngày mà toàn dân nổi dậy, đốt cháy tiêu cái bảng hiệu Cộng Sản, cũng như ngày trước, bức tường Bá Linh sụp đổ bất ngờ, và nhân dân Việt Nam lại sống những ngày an bình trong một không khí dân chủ:

Đảng trị tranh bá, xưng vương
Sụp đổ thảm hại theo tường Béc lanh.
Toàn trị đổi mới vòng quanh,
Sao qua mặt nổi nhân dân anh hùng?
Cùng tất biến, biến tất thông,
Đảng viên đứng dậy, cộng đồng ra tay.
Băng nhóm cao chạy xa bay,
Bạo quyền tự vỡ, hiền tài thăng hoa.
Dập dồn tín hiệu bão xa:
Độc đảng toàn trị đến ngày cáo chung.
Việt Nam rạng rỡ trường tồn,
Tiến cung thời đại mùa xuân vĩnh hằng.

Những điều mà Trân Nhơn viết cũng là những ao ước của người dân Việt. Dĩ nhiên, bài thơ này không phải là quan điểm chung của những lãnh đạo Cộng Sản đang tìm đường về với Dân Tộc, Hiện nay, tình hình chính trị nói chung, vẫn là một chuyển động ầm ĩ của biển xẩy ra dưới những lớp băng hà đầy đá nhọn. Các cuộc đấu đá nội bộ vẫn âm thầm diễn ra, hạ bệ người này, thăng cấp người kia, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh như những thập niên 50, Trung Cộng điều khiển Bộ Chính Trị và Võ Nguyên Giáp trong tất cả các trận chiến với Thực Dân Pháp (Đọc Vi Quốc Thanh, Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng, 2002, chuyển dịch Dương Danh Dy). Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đi triều cống Bắc Kinh về, đột ngột cách chức 5 vị tướng công thần bảo vệ Thủ Đô, mà không nêu lý do. Người dân trong nước đều hiểu là 5 ông tướng kia có tinh thần chống Trung Cộng mạnh mẽ, cho nên Bắc Kinh đã ra lệnh triệt tiêu để trừ hậu hoạn. Sau vụ PMU 18 nổi lên dữ dội, không bịt miệng nổi, một số lãnh đạo Công An ra tay điều tra và đi đến kết luận là phải sa thải một vài tên “tham quan” để trấn an dân chúng. Nhưng, có lẽ những điều tra viên này, không có gốc sâu, rễ xa, nên tiếp theo những bản án tưởng là xứng đáng cho các quan tham, thì chính các điều tra viên lại trở thành những con dê tế thần cho các cuộc tranh chấp nội bộ. Một Thiếu Tướng Công An, người từng là điều tra viên vụ án lại bị cất chức, vài cấp tá bị tù. Họ ngơ ngác đứng sau khung cửa sắt của nhà tù nhìn những tên cướp ngày mà mới tháng trước đó, họ đã tuyên án về tội danh “tham nhũng, hối lộ, lũng đoạn quyền thế”, bây giờ thênh thang ra tù, tiến đến những vị trí cao hơn, thoải mái hơn trước khi bị án tù tham nhũng, hối lộ! Riêng các nhà báo có công tung ra quả bóng tham nhũng thì đau đớn nhận các bản án cực kỳ bất công cho những người dám đem lương tâm viết thành bài báo chống tham nhũng.


Điều mà những nhà trí thức Việt Nam đều hiểu là những nhà báo có lương tâm, và ngay cả các quan chức Công An điều tra viên nói trên, tuy có cấp bậc, có tên tuổi, nhưng không có quan hệ sâu sắc với Bộ Chính Trị, nơi thể hiện quyền uy vô hạn và tuyệt đối, hoặc ít nhất cũng phải có “chân rết” trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu có một hệ thống liên hệ rải rác trong Ban Chấp Hành Trung Ương, thì cho dù có chống lại Đảng một cách mãnh liệt, cũng không hề hấn chi. Lý do duy nhất là Đảng luôn muốn giữ một bộ mặt đoàn kết để cho các đảng viên cấp dưới khỏi nổi loạn. Vì thế, khi có những lời chống đối căng thẳng, Trung Ương Đảng chỉ áp dụng “ván bài lờ”, nghĩa là tỉnh bơ, không trả lời và cũng không hành động gì. Như việc 6 vị Tướng Lãnh và một số Đảng Viên có trên 50 tuổi đảng, mới đây gửi thư phê phán Bộ Chính Trị về việc bán nước cho Trung Cộng, mà Đảng làm thinh. Để trả lời cho Võ Nguyên Giáp về những lá thư yêu cầu xét lại việc Bô xít Tây Nguyên, Đảng cũng làm thinh, chỉ cho Nguyễn Tấn Dũng đến chúc mừng sinh nhật Võ Nguyên Giáp theo thông lệ, mà không trả lời một câu nào về những câu hỏi của Lão Đại Tướng Công Thần này. Do đó, mà Cù Huy Hà Vũ, con của môt công thần của chế độ, mới yên thân mặc dù anh đã viết những lá thư rất mạnh, lên án Đảng phản bội Tổ quốc nếu không chịu đúc tượng và ghi công Liệt Sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa. Nếu là người khác, chắc đã bị còng tay cùm chân trong khám tối rồi. Anh chỉ bị Chủ Tịch phường đem quân tới phá nhà, đập vỡ tường sau, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng để dằn mặt, nhưng ngay sau khi anh hô hoán lên với Bộ Chính Trị, thì lập tức, Nguyễn Tấn Dũng lại lật đật ra lệnh cho Chủ Tịch phường đem vật liệu đến sửa chữa và xin lỗi ngay. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, một người đang hô hào lập đảng đối lập và có nhiều hoạt động chống đối Đảng độc tài này một cách dữ dội, cho biết: “Nhiều người cho là tôi Dân Chủ cuội, khi thấy tôi không bị bắt bớ gì. Họ không hiểu là tôi cũng có thế lực chứ! Tôi cũng có những người bảo trợ cấp cao. Đụng đến tôi là không dễ đâu!”

Trong những lần nôn nóng chờ đợi ngày Đại Hội Đảng để sắp xếp nhân sự lại, thường thì người dân Việt âm thầm suy đoán xem những bộ mặt nào sẽ thay thế, và họ thường đoán trúng, vì chỉ cần nhìn vào khuôn mặt nào có nhiều triệu đô la hơn, “tài sản to đùng” hơn, thường bay sang Bắc Kinh hơn, nhất định sẽ nắm những vai trò sinh sát sau này. Thường lệ, một chủ tịch Tỉnh lớn, phải chi vài triệu đô la trở lên. Chủ Tịch Thành Phố, nếu không có chục triệu đô la, thì phải là con cưng của Bắc Kinh. Người ta đồn đoán, về vai trò Thủ Tướng, nếu không có gì thay đổi lớn, Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng, một nhân vật được Bắc Kinh quan tâm đặc biệt, người đã dám thay mặt Bộ Trưởng Quốc Phòng để lên tiếng ca ngợi Bắc Kinh trong tháng vừa qua, có thể sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng, người Cộng Sản được mệnh danh là giầu nhất Đông Nam Á.

Như thế, đất nước ta vẫn còn sống trong sự phân biệt đối xử, cách biệt giầu nghèo gấp ngàn lần hơn thời Thực Dân Pháp. Như thế, chúng ta vẫn còn phải chiến đấu cho một sự công bằng dân sự và quyền làm người với tất cả ý chí, sức mạnh của chính chúng ta mà không trông đợi gì ở bất cứ người bạn nào trên thế giới, cho dù người ấy đã lên tiếng can thiệp vào việc Biển Đông. Tương lai dân tộc nằm ở trong tay chúng ta, những người Việt Nam lúc nào cũng coi giải đất hình chữ S bên cạnh Biển Đông là máu thịt, là linh hồn của chính mình. Vật liệu đúc lên chúng ta chính là hồn của đất nước. Chúng ta tin rằng, với tất cả sức mạnh của những người con yêu của đất nước, một “TIẾN TÌNH DÂN CHỦ HÓA KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC” ấy đang dần dần hiện lên từ phương trời Đông đang có ánh bình minh ló dạng.

Chu tất Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.