Hôm nay,  

Romneycare và Obamacare

17/04/201200:00:00(Xem: 14543)
...y phí sẽ giảm như hứa hẹn chỉ là viễn vông, đi ngược lại nguyên tắc kinh tế sơ đẳng...

Có nhiều người thắc mắc về Romneycare, là luật Cải Tổ Y Tế cựu Thống Đốc Massachusetts, Mitt Romney đã ban hành. Trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc hiện nay, ông Romney khẳng định luật cải tổ của ông khác xa luật cải tổ của TT Obama, và việc đầu tiên ông làm nếu đắc cử tổng thống là sẽ thu hồi luật Obamacare. Trong khi TT Obama muốn dồn ông Romney vào chân tường, thì lại xác nhận Romneycare chính là mô thức mẫu của ông.

Sự thật như thế nào?

ROMNEYCARE

Tiểu bang Massachusetts là một trong những tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, luôn luôn bầu dân biểu, nghị sĩ và các viên chức theo đảng Dân Chủ. Gia đình Kennedy thống trị chính trường tiểu bang này từ hơn nửa thế kỷ. Cả ba anh em John, Robert, và Ted Kennedy đều là thượng nghị sĩ tại đây. Hai ứng cử viên tổng thống gần đây của Dân Chủ là cựu Thống Đốc Michael Dukakis và Thượng Nghị Sĩ John Kerry cũng là dân Massachusetts.

Tiểu bang này cũng gặp tình trạng khó khăn y tế như tất cả các tiểu bang khác.

Năm 1986, TT Cộng Hòa Reagan ban hành luật Emergency Medical Treatment and Active Labor Act (EMTALA) bắt buộc nhà thương và xe cứu thương phải nhận bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp, bất kể có bảo hiểm hay không, thường trú hợp pháp hay không, dù không được Nhà Nước bồi hoàn qua Medicare hay Medicaid.

Luật này mang tính nhân đạo hiển nhiên, nhưng lại đẻ ra nhiều rắc rối: nhiều người bỏ mua bảo hiểm, chờ đến ngày bị chuyện khẩn cấp là chạy vào phòng cấp cứu, mà chi phí rất nặng. Đưa đến tình trạng các nhà thương bị khủng hoảng tài chánh, chi phi y tế leo thang mạnh. Để đối phó, chỉ có cách là bắt tất cả mọi người mua bảo hiểm y tế.

Tháng Sáu năm 2006, Thống Đốc Mitt Romney của Massachusetts ban hành Luật Y Tế mới của tiểu bang, với cái tên dài lướt thướt, Act Providing Access to Affordable, Quality, Accountable Heath Care, đại khái là luật giúp cho người dân có thể có được chăm sóc y tế với giá phải chăng, phẩm chất tốt và trong tinh thần trách nhiệm.

Theo luật này, tất cả dân Massachusetts bắt buộc phải có bảo hiểm y tế ngoại trừ một ít trường hợp đặc miễn, nếu không sẽ bị phạt tiền. Dĩ nhiên là bộ luật mới cực kỳ phức tạp, kẻ viết này không phải là chuyên gia y tế hay luật pháp nên khó đào sâu. Đại cương, những điều khoản chính là:

- Chính quyền tiểu bang sẽ nới rộng chương trình MassHealth, là chương trình tương tự như Medicaid của chính phủ liên bang, hay MediCal của tiểu bang Cali, là chương trình gần như hoàn toàn miễn phí cho những người nghèo nhất, được định nghiã là những người không có lợi tức, hay lợi tức không quá 150% “lằn ranh nghèo” (poverty level).

- Tất cả các công dân khác đều bắt buộc phải có bảo hiểm, hoặc là bảo hiểm tập thể do các sở làm cung cấp, hay bảo hiểm cá nhân họ phải mua. Nếu không có bảo hiểm, sẽ bị phạt một số tiền bằng nửa bảo phí mà họ phải trả nếu họ mua bảo hiểm bình thường, được tính là từ hơn 200 đô đến hơn 900 đô một tháng, tùy trường hợp cá nhân, địa phương, hãng bảo hiểm, mức bảo hiểm.

- Đối với giới lợi tức thấp, tức là không quá 300% mức “nghèo” mà không có MassHealth, hay thất nghiệp, hay công ty làm việc không có bảo hiểm tập thể, tiểu bang sẽ tài trợ một phần bảo phí.

- Các công ty có trên 10 nhân viên, sẽ phải bảo hiểm tối thiểu đến mức quy định cho nhân viên, nếu không sẽ phải đóng phạt đặc biệt.

- Tiểu bang lập ra cơ quan gọi là Massachusetts Health Insurance Connector, là một tập hợp các công ty bảo hiểm y tế bất vụ lợi với bảo phí rẻ cho những người không có medicaid nhưng lợi tức thấp (trong Obamacare, “connector” được gọi là “exchange”).

Thống Đốc Romney quảng bá luật y tế mới sẽ mang bảo hiểm y tế đến toàn dân, chứng minh chẳng phải chỉ có đảng Dân Chủ mới muốn bảo đảm y tế cho toàn dân. Vừa cung cấp bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người, vừa giảm chi phí y tế. Nghe quen quen vì cũng là những lập luận của TT Obama sau này.

Năm năm sau khi Romneycare được ban hành, kết quả đã có thể nhận định được phần nào. Chỉ “phần nào” thôi, vì một chương trình lớn lao như vậy dĩ nhiên là cần thời gian dài mới nhìn rõ hết hậu quả.

- Trước khi có luật mới, 6% dân Massachusetts không có bảo hiểm. Đến cuối năm 2009, chỉ giảm xuống tới 5%! Trong số này, 3% dân chúng không mua bảo hiểm mà chịu đóng tiền phạt vì tính ra vẫn chỉ bằng một nửa tiền bảo phí, 2% không có bảo hiểm vì nhiều lý do.

- Tiểu bang dự tính đến năm 2011 sẽ có 215.000 người mua bảo hiểm cá nhân với trợ cấp của Nhà Nước, với chi phí 725 triệu. Thực tế, đã có 340.000 người được trợ cấp với chi phí 1,35 tỷ, gấp đôi dự phóng. Một số lớn những người trong mức lợi tức được hưởng trợ cấp, bỏ bảo hiểm cá nhân đang có để chạy qua bảo hiểm có trợ cấp của tiểu bang.

- Cộng thêm với trợ cấp cho MassHealth, và chi phí hành chánh của cả chục ủy ban, cơ quan điều hành chương trình y tế mới, tiểu bang tốn gần hai tỷ một năm về chi phí y tế, đưa đến tình trạng ngân sách kể từ năm nay sẽ thâm thủng nặng. Chính quyền tiểu bang đang làm kế hoạch tăng thuế toàn dân trong năm tới 2012-2013 để bù đắp thâm thủng đó.

- Nói chung, chi phí dịch vụ y tế trong hai năm đầu của Romneycare đã tăng trung bình 7,5% một năm, cao hơn mức lạm phát, cao hơn mức tăng trưởng của lương, và cao nhất trong 50 tiểu bang. Tạp chí nổi tiếng The American Journal of Medicine cho biết nghiên cứu của họ cho thấy cải tổ y tế đã không cắt giảm chi phí y tế như TĐ Romney đã hứa hẹn gì hết.

- Năm 2007, trước khi có luật y tế mới, có 7.500 trường hợp cá nhân khai phá sản vì thiếu hụt tiền trả chi phí y tế. Hai năm sau cải tổ y tế, vẫn có 10.100 trường hợp phá sản vì lý do y tế. Nói cách khác, với luật mới, gánh nặng y tế trên lưng người dân vẫn không giảm, trong khi Nhà Nước thì lại phải chuẩn bị tăng thuế để bù đắp chi phí y tế quá cao.

- Báo Boston Globe nghiên cứu thấy mỗi năm có ít ra là một ngàn người không mua bảo hiểm, chịu đóng tiền phạt, đợi đến một vài tháng trước khi phải mổ hay vào nhà thương, mới mua bảo hiểm, đóng trung bình $1.200-$1.600 bảo phí cho vài tháng đó, rồi đi chữa trị, tốn trung bình $10.000, sau đó, lại bỏ mua bảo hiểm, chịu đóng phạt, khiến hãng bảo hiểm lỗ gần $8.000-$9.000 trong mỗi trường hợp. Boston Globe cũng nhận định phẩm chất các dịch vụ y tế có nhiều tiến bộ, chỉ không rõ những tiến bộ đó có phải là hậu quả trực tiếp của Romneycare hay không.


- Theo nghiên cứu của viện Beacon Hill Institute của đại học Suffolk, trong năm năm từ 2006 đến 2011, Romneycare đã tốn tới hơn 8,5 tỷ cho tiểu bang, cao hơn gấp bội chi phí y tế của tiểu bang trước khi có luật mới. Đối với quần chúng, năm 2009, bảo phí cá nhân tăng trung bình $290, trong khi bảo phí cho một gia đình tăng $2.500 một năm.

- Cũng theo Beacon Hill, trước khi có luật mới, các chuyên gia dự đoán luật mới sẽ cắt giảm chi phí y tế vì thiên hạ sẽ bớt xử dụng phòng cấp cứu vì ai cũng có bảo hiểm để phòng bệnh. Thực tế, sau khi luật y tế mới ra đời, trong hai năm, việc xử dụng phòng cấp cứu tăng hơn 200.000 lượt, hay 7%, và chi phí liên hệ các nhà thương phải trả tăng 36%, hay gần 950 tỷ. Việc tăng xử dụng phòng cấp cứu là hậu quả trực tiếp của chuyện gia tăng bệnh nhân, không đủ bác sĩ và nhà thương để phòng bệnh, khiến nhiều người chờ đến khi nguy kịch mới chạy vào nhà thương, đồng thời cũng là hậu quả của tăng bảo phí khiến nhiều người bỏ mua bảo hiểm, chịu nộp phạt, đợi đến khi nguy kịch thì chạy vào phòng cấp cứu.

Phe ủng hộ hãnh diện khoe Massachusetts có tỷ lệ bảo hiểm dân cao nhất nước. Phe chống đối phản bác cho rằng tiểu bang này giàu có, rất ít người không có bảo hiểm từ đầu, luật y tế mới chẳng thay đổi gì nhiều. Số người có bảo hiểm chỉ tăng 1%. Trong khi đó thì tiểu bang đã trở thành nơi có chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế cao nhất nước, bảo phí tăng nhanh nhất mỗi năm, và chính quyền tiểu bang có gánh nặng chi phí y tế theo tỷ lệ dân số cao nhất nước luôn.

ROMNEYCARE VÀ OBAMACARE

Trên căn bản, nói Romneycare là mô thức mẫu cho Obamacare không phải là sai nhưng cũng không đúng hoàn toàn. Đi vào chi tiết kỹ thuật thì sẽ khác biệt rất xa.

Trước hết phải nói ngay khác biệt quan trọng nhất là tình trạng của tiểu bang Massachusetts so với cả nước Mỹ. Tiểu bang này chỉ có sáu triệu dân, đa số là dân nhà giàu có tiền. Rất ít dân ở lậu, thường là đi làm công, làm vườn cho nhà giàu. Hầu hết đều có đầy đủ bảo hiểm sức khỏe, nên khi kế hoạch của TĐ Romney đưa ra, chỉ bảo hiểm thêm có khoảng 200.000 người. Trong khi nước Mỹ có gần 350 triệu dân, với hơn 30 triệu người không có bảo hiểm, trong đó có hơn 10 triệu dân ở lậu.

Chi phí của 30 triệu người so với 200.000 người phải nói là tăng 150 lần. Có nghiã là nếu Massachusetts tốn thêm hai tỷ một năm thì cả nước có thể sẽ phải tốn tương đương là 2-300 tỷ một năm.

Trong khi đó, nhu cầu nhà thương, bác sĩ, y tá, thuốc men cho 30 triệu người cũng lớn gấp trăm lần, Nhà Nước Liên Bang không có cách nào thỏa mãn được trong vài năm, trong khi nhu cầu của hai ba trăm ngàn người có thể được Massachusetts thoả mãn dễ dàng vì đây cũng là tiểu bang giàu với rất nhiều nhà thương, bác sĩ, đại học y khoa nổi tiếng như Harvard Medical School. Có nghiã là chưa đến nỗi đi đến tình trạng chờ đợi dài người mới được chữa trị, vậy mà vẫn không tránh khỏi việc gia tăng xử dụng phòng cấp cứu vì không đủ nhà thương và bác sĩ.

Luật Romneycare cũng chỉ áp dụng trong một tiểu bang, không phải trên 50 tiểu bang với 50 chính quyền khác nhau dưới một chính quyền liên bang. Tổ chức y tế của tiểu bang cũng khác 49 tiểu bang kia. Số người đi làm, số người có bảo hiểm, tuổi trung bình của dân, mức lợi tức, mức phát triển kinh tế, giá cả bác sĩ, nhà thương, bảo hiểm,… đều khác xa, nên khó so sánh.

Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa Romneycare và Obamacare. Romneycare có thể nói là cái áo được đo, cắt, và may đúng cho kích thước của Massachusetts, trong khi Obamacare là cái áo một khổ duy nhất choàng lên 50 tiểu bang lớn bé, giàu nghèo khác biệt hoàn toàn. Khác biệt giữa Massachusetts và Alabama, hay Texas và Rhode Island chẳng hạn, quá lớn khó có thể áp dụng một luật duy nhất cho tất cả. Đây cũng là lập luận chính của ông Romney khi ông đòi thu hồi Obamacare. Ở đây cũng cần ghi nhận quan điểm của khối bảo thủ, bảo hiểm y tế là vấn đề của tiểu bang, để các tiểu bang giải quyết trong điều kiện và hoàn cảnh của tiểu bang, chứ không phải là vấn đề liên bang, với một giải pháp mà Mỹ gọi là “one size fits all” được.

Tuy nhiên, về nguyên tắc căn bản thì Romneycare và Obamacare rất giống nhau. Do đó, ta có thể luận ra hậu quả cũng tương tự, khác chăng là sẽ được phóng đại lớn gấp trăm lần.

Và ở đây, ta thấy tất cả những điều các chuyên gia chỉ trích Obamacare đều đã và đang xẩy ra tại Massachusetts với Romneycare.

- Số người có bảo hiểm gia tăng, đưa đến gia tăng mạnh gánh nặng y tế của Nhà Nước, trong khi gánh nặng y tế của người dân cũng tăng vì chi phí y tế tăng nhanh hơn lợi tức. Chuyện chi phí y tế sẽ giảm như hứa hẹn chỉ là viễn vông, đi ngược lại nguyên tắc kinh tế sơ đẳng. Làm sao chi phí có thể giảm được khi cầu (số người được bảo hiểm) tăng mạnh trong khi cung (số bác sĩ, nhà thương, thuốc men) không tăng theo kịp?

- Không ít người thà chịu phạt chứ không chịu mua bảo hiểm. Đợi đến khi nguy kịch mới mua bảo hiểm, chữa trị xong là lại rút ra, không đóng bao hiểm nữa, hoặc tệ hơn nữa, không mua bảo hiểm mà chỉ chạy đến phòng cấp cứu. Đưa đến tình trạng các nhà thương và hãng bảo hiểm bị mất cân bằng thu chi, phải tăng tiền chữa trị và bảo phí.

Trên căn bản, cả Romneycare lẫn Obamacare đều đáp ứng nhu cầu căn bản là giúp cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho nhiều người hơn, chưa thể nói cho toàn dân được. Cải tổ tại Massachusetts có thể cũng nâng cấp phần nào phẩm chất dịch vụ y tế. Nhưng cái giá phải trả là tăng chi phí bảo hiểm cũng như dịch vụ y tế. Gia tăng này, giới trung lưu lãnh đủ trong khi đối với giới lợi tức thấp thì Nhà Nước chịu trong ngắn hạn qua trợ cấp, dài hạn Nhà nước sẽ phải tăng công nợ, tăng thuế, hay cắt giảm trợ cấp như medicare và medicaid, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến giới lợi tức thấp.

Làm sao cân bằng được nhu cầu cung cấp bảo hiểm và phí tổn? Đâu là giải pháp hoàn hảo? Đâu là giải pháp cho các tiểu bang? Đâu là giải pháp cho liên bang? Đó là những câu hỏi mà nước Mỹ đã đặt ra từ mấy thập niên qua mà cho đến nay, cả Romneycare lẫn Obamacare vẫn chưa phải là đáp số thỏa đáng. (15-4-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
20/04/201210:54:00
Khách
Trí-phú-địa-hào đều là những thành phần ưu tú của xã hội nếu họ không quá bất nhân vô liêm sỉ... thay vì cổ võ, khuyến khích cho trí-phú-địa-hào phát huy mà lại nhằm làm giới hạn hay làm teo chột thì xã hội ấy tất suy vi (điển hình là sự cào bằng trong các nước theo thể chế cộng sản)

Thành phần ưu tú trong xã hội mà có được những tiện ích cao cấp hơn những thành phần làng nhàng, dốt dở, hèn kém, biếng nhác lao động... thì đó là lẽ công bằng tất nhiên !

Tớ không thể sang giàu hơn chủ !

Người giàu không thể tiêu xài như người nghèo và ngược lại !

Trong xứ sở tự do dân chủ, mọi người đều có quyền làm giàu... !

Có tài năng và có khả năng làm giàu... thì cứ thi thố như Bill Gates, Steve Jobs...





20/04/201221:16:42
Khách
Gửi bạn To-Ba ! Lâu lắm ,tôi mới nghe lại cái giọng điệu đong đưa , đưa đẩy đến ghê rợn trong thời Cải-cách Ruộng-đất vào những năm 54-56 tại miền Bắc VN, do chính bạn "Sao nguyên bản". Ôi quên anh Tám-Sàng. Bạn còn nhớ , đây là đất nước Tự-do ,Dân-chủ và Pháp-quyền. Người Việt mình có câu "Đâu có ai nghèo ba họ, khó ba đời "! Chỉ có những tên "Lười biếng" nằm ngửa chờ "Sung rụng" thì mới nghèo , không những nghèo "ba đời" mà còn "Bẩy kiếp" nữa đấy bạn ạ ! Thử " Vắt chân lên trán" suy nghĩ xem có đúng không ? Hỡi những ai " vừa Biếng ,vừa lười" ! Chúc bạn sớm ngộ giác . Vubinh
20/04/201220:48:29
Khách
Sau khi đọc toàn bài " Romneycare và ObamaCare" của tác giả Vu-Linh và phần góp ý rất thực của bạn Nghi-Nguyên, tôi thấy quá đủ để hiểu, thế nào là "Healthcare" ? Con người từ khi sinh ra cho đến lúc về chầu "Diêm vương", ít nhất cũng có đôi lần mang bệnh tật ,bởi thế mới cần đến Ông, Bà Bác-sỹ hay thầy Lang bắt mạch cho thuốc. Nếu thuốc vào rồi ,mà bệnh vẫn không thuyên giảm, thì phải tới Bệnh-viện. Về việc trị bệnh, phải nói cho rõ là Hoa-kỳ thuộc loại "Thượng-Thừa". Và cái gì thuộc loại "Thượng Thừa" thì dĩ nhiên là phải "Hiếm có" và "Đắt tiền" ,"tiền nào, của nấy" mà ! có gì đâu mà phải gân cổ lên cãi cho lấy được ? Nếu bạn nhận xét thấy Quốc-gia nào có Healthcare có tình ,có lý nhất, thì cứ việc giọn nhà cửa, vợ,con sang đó mà sống cho khoẻ, ốm( bệnh) còm cõi hay chết "yểu" bên Hoa-kỳ thì cũng không nên. Phải không bạn ? Mọi lựa chọn giữa cái Sống và cái Chết là do mình, vậy tại sao lại bắt người khác làm "Còng lưng" cho gia đình mình hưởng ! Công bình chỗ nào đây ? Là con người có "Tri thức",có "Phẩm giá" hãy tự cứu mình trước, rồi nhiên hậu mới tính sau. Khi luận về người Quân-Tử, Đức Khổng-phu-Tử nói "Người Quân -tử cầu ở mình, còn kẻ Tiểu-Nhân cầu ở người ". Trong thời buổi nhiễu nhương "Cóc nhẩy bàn độc" này, người có "Quyền" đi tìm kẻ có "Tiền" ( bằng chứng rõ ràng nhất ,là Ngài Obama lấy đâu ra bạc Tỷ để chi tiêu, vung vẩy trong kỳ tái tranh cử 2012) ,còn kẻ Tiểu- nhân chuyên nghề lươn lẹo ,sống dựa ,sống nhờ, sống ỷ lại vào người khác, mà cứ tưởng mình đang sống trong "Những giấc mơ từ Cha tôi)"( Dreams from my Father). Điểm giống nhau cốt lõi của RomneyCare và ObamaCare là ,cả hai đều đi vào con đường "Phá sản". Để hiểu rõ thâm cung, bí sử của ObamaCare, tưỡng cần lập lại lời phát biểu của Dân-biểu Dân-chủ, thuộc bang Massachutsett( tiểu bang có RomneyCare),Ông Barney Frank, trong cuộc phỏng vấn vào ngày đầu tuần này, đại loại như sau" Tôi đã hối thúc Tổng-Thống là nên bàn luận về cải tổ Tài-chánh trước hết ,mà không nên bàn luận về cải tổ Y-tế vào thời điểm này( lúc đó cải tổ y-tế chưa đưa ra bàn cãi) , và kết quả là Dân-chủ mất quyền kiểm soát Hạ-viện trong cuộc bầu cử giữa nhiêm kỳ một TT/2010". Xin nói rõ thêm , Ông Dân-biểu Dân-chủ này thuộc loại "cực tả", tuyên xưng thuộc giới Đông-tình luyến-ái tại Quốc-hội và giữ ghế Dân-biểu suốt 32 năm. Ông quá thất vọng ,bất mãn nên tuyên bố nghỉ hưu vào cuối năm 2012. Các vị Dân biểu Tả, Hữu đều vui mừng, khi hay tin Ông từ nhiệm. Vubinh
20/04/201200:35:40
Khách
Vu Linh chuyên viên đưa tin VỊT, lấy tin tức tứ Phi Châu mà ông ta rất rành rẽ, chỉ có tay chân của ông như vubinh, lưu vong hành, Anthony Ta lúc nào cũng hiểu và cho là rành rẽ hay là nịnh bợ.

Trong khi ông James, Vĩnh Lu, Thien Tam viết rõ ràng con nít cũng hiều, thí các ông và ngay cả Vu Linh lại không hiểu, không biết mấy ông có mắc bệnh tâm thần không vậy?

Các ông làm ơn giải thích ý kiến của ông Thien Tam đi
21/04/201204:17:13
Khách
Guest viết :"Thành phần ưu tú trong xã hội mà có được những tiện ích cao cấp hơn những thành phần làng nhàng,dốt dở,hèn kém,biếng nhác lao động ...thì đó là lẽ công bằng tất nhiên ."Đúng quá .Thành phần ưu tú đóng thuế ít hơn thành phần khác thì còn công bằng hơn nữa ,và công bằng nhất là miễn thuế luôn cho thành phần ưu tú vì họ là đỉnh cao trí tuệ ,họ là nòi thượng đẳng .
21/04/201200:51:04
Khách
Cộng sản cướp tiền dân, nhưng chỉ lấy tiền của những ngưởi có tiền, giàu có, còn đảng Cộng hoà là cha của Cộng sản lấy hết tiền của mọi người dân, 98% dân Mỹ đóng thuế vào, đem bớt thuế và bail out cho nhà giàu, thành phần 2%. Đảng Cộng hoà cướp tiền dân có bằng cấp và công khai còn hơn Cộng sản nhiều. TƯ BẢN VÀ ĐẢNG CỘNG HOẢ BỐC LỘT ĐÚNG NGHĨA TRONG SÁCH VỞ VÀ THỰC TẾ NGOÀI ĐỜI

Người Việt chúng ta có truyền thống ủng hộ kẻ thấp hèn và chống lại giai cấp bốc lột. Dân Mỹ cũng đồng ý không bớt thuế cho nhà giàu tới 67%.


Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh.

Không thể lấy tài sản của mọi người dân đóng thuế vào để cung cấp welfare trợ cấp cho tỉ phú nữa, cái thời đó đã qua rồi với 8 năm lãnh đạo của Đảng Cộng hoà do Bush con đã thực hiện nay đã chấm dứt. Chúng ta không thể theo đuồi chế độ Cộng Sản mãi, lấy của dân đem dâng hiến cho nhà giàu nữa.

Chủ trương đòi hỏi công bình cho đại đa số người Mỹ nghèo đối với tối thiểu số tài phiệt quá giàu trên mồ hôi nước mắt người nghèo, các nhà tài phiệt chủ ngân hàng lương quá cao, bổng lộc quá lớn, tiền thưởng quá nhiều mà làm cho ngân hàng sập tiệm khiến chánh quyền phải lấy tiền thuế của dân để cứu trợ nếu không hệ thống tài chánh của Mỹ đổ vỡ.

Joseph Stiglitz, một nhà kinh tế từng đoạt giải thưởng Nobel ủng hộ phong trào này, cho rằng Phố Wall đã không thể hoàn thành vai trò của nó với tư cách là đơn vị phân phối vốn và quản lý rủi ro. Ông cũng cho rằng toàn bộ xã hội Mỹ đang phải gánh chịu những thua lỗ do những việc làm sai lầm của Phố Wall gây ra, trong khi lợi nhuận lại rơi vào túi của một vài cá nhân.

Ông nói tư bản chủ nghĩa cần được thay bởi một hệ thống trong đó người dân có quyền tham gia vào việc sắp đặt, điều hành hệ thống và 'chiếc bánh' phải được chia đều hơn.

Giáo sư Sachs từ Đại học Colombia ở New York nói giải pháp là "tách tiền ra khỏi chính trị". Một số nhà phân tích nói nay người ta có thể "mua các chính trị gia một cách hợp pháp" tại Hoa Kỳ vì những người ủng hộ giới tài phiệt đã có mặt tại cả Tòa Tối cao Hoa Kỳ chứ không chỉ trong chính phủ và quốc hội.

Robert Halper, một quan chức phố Wall nghỉ hưu kiêm phó giám đốc sàn giao dịch NYMEX. "Nỗi đau này cần được chia sẻ", ông nói trên NY Times. "Những người giàu cần phải đóng nhiều tiền thuế hơn". Khi những người dân có lý tưởng muốn xã hội công bằng hơn, đó là một điều đáng mừng cho Mỹ. Các nhà chính trị sẽ phải diễn tả các khát vọng đó bằng cách thay đổi “luật chơi” cho xã hội công bằng hơn.

Nhờ đâu mà ngay trong số 1% những người giầu này có những người giầu sụ hơn kẻ khác. Một phần lớn là do cách đánh thuế. Thuế đánh trên lương bổng theo suất lũy tiến, càng lên cao càng đóng một tỷ lệ lớn hơn. Nhưng, nhờ luật cắt thuế của Tổng Thống Georges W. Bush năm 2003, những lợi tức kiếm được nhờ đầu tư thì chỉ đóng suất thuế 15%, dù là tiền lời được chia (dividend) hay lời nhờ bán chứng khoán (capital gain).

Tuyệt nhiên không ai đòi đấu tố, trả thù những người giầu nhất; cũng không đòi tịch thâu tài sản của họ đem chia cho những người nghèo hơn. Mục tiêu đòi hỏi của dân là thay đổi luật lệ ảnh hưởng tới việc phân bố lợi tức trong nền kinh tế. Nói cách khác, là thay đổi luật về thuế khóa.
22/04/201202:02:46
Khách
Người Việt mình có câu :"Con Vua thì được làm Vua,con sãi ở chùa thì quét lá đa",hay là "Có tiền mua tiền cũng được",và "nén bạc đâm toạc tờ giấy" để suy xét thực hư các Đại gia Mỹ thế nào .Kẻ tin "chẳng ai giầu ba họ ,chẳng ai khó ba đời"thì hãy cố gắng lên để rồi trước sau sẽ có một ngày cũng trở thành Đại gia .
Riêng bạn VB khéo chụp mũ kẻ khác khiến kẻ này đâm lạnh cẳng và bảo rằng đây là nước Tự Do ,Dân chủ và Pháp Quyền thì hãy tôn trọng ý kiến kẻ khác .
20/04/201217:20:27
Khách
Guest nói: Tớ không thể sang giàu hơn chủ !

Người giàu không thể tiêu xài như người nghèo và ngược lại !

Trong xứ sở tự do dân chủ, mọi người đều có quyền làm giàu... !

Có tài năng và có khả năng làm giàu... thì cứ thi thố như Bill Gates, Steve Jobs...

Đây là một xã hội công bằng, không thể người giàu đóng thuế ít hơn nhà nghèo, đã vậy cón la làng phải bớt thuế cho nhà giàu trong khi Tư bản kiếm jobs cho Tàu, riêng hãng Apple kiếm jobs cho Tàu 500 ngàn jobs, đã vậy Steve Jobs còn nói : nhiệm vụ của hãng là làm hàng tốt không phải để giải quyết vấn đề thất nghiệp cho Mỹ.

Nếu vậy thì nói Tàu bớt thuế cho Apple bởi vì kiếm jobs cho Tàu. Tại sao phải nói Mỹ bớt thuế cho Apple.

Đó là một xã hội bất công.
17/04/201214:52:40
Khách
Thưa ông đệ tử cuồng tín của ông đạo hứa,ăn bánh
vẻ chưa no vẫn còn háu đói.Nhà thương không bao giờ
lổ vì họ đã tăng tiền chửa trị và bảo phí dân phải gánh
chịu Ông Romey đã có kinh nghiệm bản thân ngân sách
thâm thủng nên hứa bỏ Obamacare "one size fit all" đã
bị các tiểu bang kiện lên TCPV cũng đúng thôi.Là dân ăn
đậu ở nhờ thân tầm gữi đấu đá vì quyền lợi của hai đảng
có nên không?
17/04/201204:09:50
Khách
Ông Vu Linh đưa tin tiều, Ông Vu Linh tuyên truyền bậy. Ông Vu Linh này đói mà cứ sợ nhà thương lỗ lã. Nhà thương nào lỗ sao ông không kê khai, đảng Cộng hoà không có một kế hoạch nào cho healthcare. Nếu khác tại sao Santorum nói giống và chính vì vậy Santorum nói ông Romney không thể đại diện cho đảng CH.

Chính vì vậy Obama mới quảng cáo HAPPY BIRHTDAY ROMNEYCARE FOR 6 YEARS OLD tuần vừa rồi.

Không có nhà thương nào lỗ cả, bộ ông Vu Linh nảy là chủ nhà thương sao mà ông biết, con nít nó còn biết chuyên đó là nhà thương không bao giờ lỗ cả.

Ông Romney làm sao mà thắng được TT, ông này không có lập trường nhất định, và ông thay đổi ý liên tục, chính vì vậy dân đảng CH ủng hộ ông chỉ có 25%, Mễ bỏ phiếu cho ông ta 20%, Mỹ đen thi bỏ phiếu cho ông ta 10%, ông Vu Linh giải thích làm sao ông ta thắng nổi.

Hiện giờ ông Romney thua Obama tới trên 2 con số
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.