Hôm nay,  

SAU THỈNH-NGUYỆN-THƯ, WHAT'S NEXT? Hãy Nói Hộ Đỗ Thị Minh Hạnh

17/03/201200:00:00(Xem: 10823)
Như nhiều người nhận-định, cuộc ra quân ngoạn mục của cộng-đồng VN tại Mỹ trong chiến-dịch Thỉnh-nguyện-thư (nay đã lên hơn 150 nghìn chữ ký) đã mang lại một số kết-quả. Tuy-nhiên, đây mới chỉ là những kết-quả bước đầu, ta không thể vội "ngủ quên trên vòng hoa nguyệt-quế" mà ta phải nghĩ ngay đến những bước kế-tiếp để triển khai cái thế mới của cộng-đồng chúng ta ở xứ này -- sức mạnh được Toà Bạch Ốc ghi nhận qua cuộc gặp gỡ ngày 5 tháng 3, tiếng nói được cả trăm văn-phòng Dân-biểu Nghị-sĩ trên Quốc-hội lắng nghe trong ngày hôm sau.

Thừa thắng xông lên, Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng của Boat People S.O.S. đã nghĩ ngay đến và lập-tức thực-hiện một chiến-dịch mới: Về địa-phương, hơn 500 người đã tham-gia cuộc vận-động hành-lang hôm 6 tháng 3 nên, thứ nhất, nên có thư cám ơn các dân-biểu nghị-sĩ mà chúng ta đã có cơ-hội gặp hay thăm viếng, và hai, thúc giục họ ủng-hộ cho các dự-luật nhân-quyền hiện đang được đưa ra ở Lưỡng viện Quốc-hội (Hạ-viện và Thượng-viện). Nói là làm, ông cũng đã cung-cấp những lá thư mẫu để chúng ta có thể dùng, sửa sang đôi chút nếu cần rồi gởi đi ngày một ngày hai.

Ngày 13/3, đúng sinh-nhật của Đỗ Thị Minh Hạnh, người con gái 27 tuổi can trường tranh đấu cho quyền lao-động của các công-nhân VN, nhạc-sĩ Trúc Hồ trên SBTN cũng đã đọc lá thư "Sinh-nhật trong tù" rất cảm-động của một cây bút ở Pháp nói về em. Dù bị một toà án ở Trà Vinh tuyên án 7 năm tù (cùng với người bạn đồng-hành của em, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bị 9 năm) sau khi đã tổ-chức thành công một cuộc đình công 10.000 người ở một hãng làm giầy của Đài-loan, Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn kiên cường bất khuất trong tù, chia cơm xẻ áo với các bạn đồng-tù, và gởi ra những bức thư thật thân thương cho người mẹ ở bên ngoài viết bằng một tuồng chữ còn rất học trò.

Từ Việt Khang đến Đỗ Thị Minh Hạnh

Sau Việt Khang đến Đỗ Thị Minh Hạnh là một bước đi đúng. Vì sao? Vì cả hai đều là những người trẻ sinh sau thời CS vào thành ở trong Nam (1975), những người không mang nặng hành-lý từ quá-khứ, không có hận thù, mà tấm lòng xuất phát từ hiện-tình tối tăm của đất nước dưới thời CS. Họ cũng còn là biểu-tượng của những giới mà người ta thường không nghĩ là hay làm chính-trị: Việt Khang biểu-tượng cho giới nghệ-sĩ (không có chuyện "Thương-nữ bất tri vong-quốc-hận"), còn Minh Hạnh biểu-tượng cho chính giai-cấp mà Nhà nước Việt-Cộng nói là họ tôn vinh, giới lao-động đang bị bóc lột đến xương tủy!

Một trong những lý-do chính cuộc cách mạng dân-chủ ở VN cho đến ngày nay chưa thành công, theo tôi, là vì chúng ta đặt quá nặng các vấn-đề trừu tượng (tự do, dân-chủ, nhân-quyền), những quan-tâm của lớp trí-thức, không đi sát với cuộc sống hàng ngày của người nông-dân (70% dân-chúng) hay công-nhân (20% dân-chúng). Trong khi đó, chúng ta, nhất là ở hải-ngoại, không hiểu gì lắm về những oan ức của dân oan bởi chúng ta chưa đi cày một ngày nào, không thể thấu hiểu được một trường-hợp như của gia-đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên-lãng, Hải-phòng. Chúng ta cũng đa-phần là người làm việc ở bàn giấy nên không thể thông-cảm với những công-nhân bị bóc lột trên khắp nước mà những em như Quốc Hùng hay Minh Hạnh cố gắng giúp đỡ.

Do đó, để thành công, theo tôi, chúng ta cần phải vặn lại cái đồng-hồ của chúng ta, làm sao cho nó ăn khớp với tần-số của 90 triệu dân ở trong nước. Chỉ khi đó chúng ta mới thở được cùng nhịp với đại-đa-số dân-chúng ở quốc-nội và cùng với họ, làm cuộc cách mạng sắp tới đây.

Uỷ-ban Bảo-vệ Người Lao-động VN (UBBV)

Cũng vì nhìn ra vấn-đề từ khá lâu này mà vào cuối tháng 10 năm 2006, một số nhà dân-chủ ở hải-ngoại đã bắt tay nhau tổ-chức Hội-nghị "Cơm áo và Tự do" ("Bread and Liberty") ở Vác-sa-va, Ba-lan, để thành-lập Uỷ-ban Bảo-vệ Người Lao Động VN ("Committee to Protect Vietnamese Workers," viết tắt là CPVW) với thành-viên giờ đây hiện-diện ở nhiều quốc gia trên thế-giới, kể cả Việt-nam. Chủ-tịch, chẳng hạn, là ông Trần Ngọc Thành ở Ba-lan; có hai phó-chủ-tịch ở Hoa-kỳ, một ở miền Đông và một ở miền Tây; tổng-thư-ký là ông Đoàn Việt Trung ở Úc; chưa kể các thành-viên thuộc các tiểu-ban công-tác, hiện đang sinh sống ở Bỉ, Pháp, Đức, Tiệp, Ba-lan, Mỹ, Canada...

Tại sao lại Ba-lan? Đó là vì Ba-lan là quê hương của phong trào lao-động Đoàn Kết (Solidarnosc), nơi giai-cấp công-nhân đã tự-động đứng lên cứu mình và cùng lúc đạp đổ được cả thành trì lâu năm của CS ở xứ đó cũng như ở Đông-Âu rồi Liên-Xô. Ba-lan vì đó là quê hương của ông Lech Walesa, người thợ điện đã làm gương cho cả thế-giới và có lúc đã lên làm đến Tổng-thống xứ của ông, qua lá phiếu lương-thiện của toàn-dân. Ba-lan, thứ nữa, là vì ở đó chúng ta đã có kinh-nghiệm của không ít người "lao động xuất khẩu" có lúc đã được Hà-nội gởi ồ ạt sang Liên-Xô và các nước Đông-Âu để trả nợ chiến-tranh. Và cuối cùng, Ba-lan vì ở đó, chúng ta có những người bạn hết mình với chúng ta như ông Chojecki, một người đã sang thăm và cổ-động chúng ta, không những ở Mỹ mà còn ở cả Úc-châu và Tây-Âu.

Trước cả khi có Tiểu-ban Mã-lai, UBBV đã vận-động được đài truyền hình Kênh số 7 (Channel Seven) ở Úc đi quay tình-cảnh sinh sống rất tồi tệ của công-nhân "xuất khẩu lao động" của VN sang Mã-lai làm việc ở hãng Hytex. Chính sau khi chương-trình này được chiếu lên 3 bản tin thuộc Kênh số 7 ở Úc, hãng này đã phải chịu bồi thường và cải thiện điều-kiện sinh sống của 20.000 công-nhân ngoại-quốc làm việc cho hãng, trong đó có gần 8.000 người Việt. Ai muốn xem có thể vào Youtube http:/www.youtube.com/watch?v=e9ZktmrGGMU để rõ.

Đến tháng 5-tháng 6/2009, UBBV lại hướng-dẫn một ký-giả người Đan-mạch sang viếng thăm công-nhân ở xí-nghiệp Ching Luh của hãng làm giầy Nike, những người đã bị đuổi vì cầm đầu một cuộc đình công đòi hỏi cải thiện điều-kiện làm việc. Bản tường-trình của ký-giả này sau đó được đăng lại trên 10 quốc gia Bắc-Âu nên đã có một tiếng vang khá bất lợi cho hãng và đã đem lại những đền bù cho các công-nhân kia.

Để đi vào Việt-nam, đã có một thời-gian UBBV ở Úc xuất bản những tờ thông tin ngắn gọn, chỉ có hai trang để dễ chuyền tay nhau khi nó đi vào trong nước, với những thông tin liên-hệ đến đời sống và điều-kiện làm việc của công-nhân VN. Những thông tin như các cuộc đình công, những tin tức chính-xác như quyền-lợi của công-nhân theo luật-định (do cựu-thẩm-phán Nguyễn Cao Quyền đóng góp), những bài vè phổ-biến trong dân-chúng (do nhà thơ Trương Anh Thuỵ gom lại) v.v. Lúc cao nhất, tờ thông tin này đã đến tay được hàng chục nghìn người một tháng. Sau đó, vì thiếu phương-tiện nên bản tin chỉ còn được duy-trì trên trang mạng của UBBV.

Đại-hội II của UBBV ở Kuala Lumpur

Cuối tháng 12/2009, UBBV họp Đại-hội kỳ 2 ở Kuala Lumpur với các thành-viên đến từ nhiều quốc gia, trong đó có cả công-nhân đang lao-động tại Mã-lai và người đến từ Việt-nam. Chính vì lý-do này mà tình-báo của Việt-Cộng cũng như người của Sứ-quán Hà-nội ra sức theo dõi. Mặc dầu vậy, Đại-hội vẫn đã họp được thành công với sự tham-gia của đại diện Công-đoàn Mã-lai và sự góp mặt của một đại diện các đại-học Mỹ có nhiệm-vụ tìm ra nguồn gốc của các mặt hàng bán trong các cửa hàng đại-học ("university stores") ở Mỹ (nếu nguồn gốc của những mặt hàng này là tù-nhân hay những người bị ép làm nô-lệ thì các đại-học sẽ từ chối không mua).

Đại-hội 2 đã bầu ra được một giàn lãnh-đạo mới cho nhiệm-kỳ 2009-2012 cũng như lập ra một số tiểu-ban công-tác, trong đó có Tiểu-ban Mã-lai và Tiểu-ban Việt-nam làm việc với Phong trào Lao Động Việt ở trong nước.

Sau mấy ngày Đại-hội, một số thành-viên ở lại đã được hướng-dẫn đi thăm hai thành phố có đông người "lao động xuất khẩu" để tìm hiểu về tình-cảnh và điều-kiện làm việc và sinh sống của họ. Cùng đi với phái-đoàn còn có hai bác-sĩ VN ở Úc sang đi phát thuốc và khám bệnh cho những ai cần săn sóc.

Qua những cuộc gặp gỡ rất thân-tình, chúng ta được nghe nỗi lòng và âu lo của các công-nhân đi lao động ở nước ngoài này. Không những họ đã phải bán nhà bán cửa hay đi vay nợ để đóng hàng nghìn đô-la để được đi, mong là mang được ít tiền về giúp gia-đình ở quê nhà. Nhưng khi sang nước người, giấy thông-hành ("hộ-chiếu") bị tịch thu (bất hợp pháp), nhiều khi phải làm quần quật mà lương lậu bị cắt xén (không ít tai-nạn xảy ra vì phải làm quá giờ, buồn ngủ, có thể mất ngón tay hay mất cả bàn tay cũng có), gặp rủi ro (như cháy nhà, chẳng hạn) thì không có bảo hiểm, v.v...
Chính những trường-hợp này đã gây rất nhiều xúc-động và UBBV đôi khi đã phải quyên tiền để giúp những trường-hợp đáng thương nhất, như có người bị cháy tới 60-70 phần trăm.

Một vài trường-hợp khác thì sự can-thiệp của UBBV có thể chỉ là những cải thiện nhỏ nhoi nhưng vẫn là cả một sự an ủi đối với những người xa quê hương và hầu như bị quên lãng hoàn-toàn (kiểu "đem con đi bỏ chợ"). Còn trông chờ ở Sứ-quán thì vô ích.

Đại-hội III của UBBV sắp nhóm họp ở Mỹ

Mặc dầu UBBV, cũng như tổ-chức CAMSA ("Liên-minh chống Nô-lệ Hiện-đại ở Á-châu") của Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng, đã có những cố gắng phi thường để giúp đỡ các "lao động xuất khẩu" ở Mã-lai cũng như ở một số quốc gia khác (Đài-loan, Đại-Hàn...) và cũng đã có một số kết-quả nhất định và khá khích-lệ song vấn-đề còn rất lớn. Thứ nhất là vấn-đề tài-chánh: các thành-viên UBBV, chẳng hạn, là những người rất giàu thiện-chí song không phải là ai cũng có thừa phương-tiện (một cái vé máy bay từ Mỹ hay Pháp sang Mã-lai, Đại-Hàn hay Đài-loan không rẻ), chưa kể đi sang mấy nơi đó đôi khi cũng phải bỏ tiền ra giúp đỡ những trường-hợp khẩn-cấp cần giúp đỡ, mình không thể quay mặt đi được.

Song trở ngại lớn nhất vẫn là sự thiếu hiểu biết, ít thông-cảm trong cộng-đồng hải-ngoại đối với giai-cấp công-nhân. Người thì cho họ là CS đưa đi thì mình cần gì tiếp tay? Người thì nói, họ đi là lựa chọn của họ thì họ có gặp khó khăn, đó không phải là trách-nhiệm của chúng ta! Lại có người bảo: Đây là những anh chị còn trẻ, khoẻ, họ đâu cần chúng ta giúp đỡ! Đúng hết nhưng cho đến khi chúng ta ở trong hoàn-cảnh của họ thì chúng ta mới cảm thấy hết cái đau xót của họ--ở một chỗ bế tắc nơi quê nhà, nơi không có lối ra (như các dân oan) song đi sang xứ người nhiều khi vẫn kẹt cứng

Chính vì thế mà sau nhiệm-kỳ 3 năm, Uỷ-ban Bảo-vệ Người Lao Động VN đang chuẩn-bị họp ở Mỹ vào hạ-tuần tháng 6 tới đây để:

Trước nhất tường-trình với đồng-bào về những công-tác đã làm được trong gần 6 năm qua, những thành công cũng như những trở ngại.

Thứ hai, mời gọi thêm sự tham-gia của những tấm lòng thiện-nguyện ở Mỹ, đặc-biệt là trong giới trẻ.

Thứ ba, vận-động cho việc phóng thích những người vô tội như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương... những người chỉ biết xả thân vô vị lợi cho quyền-lợi của người lao-động ở VN, những người không có một tấc sắt trong tay và hoàn-toàn chủ-trương bất bạo-động.

Thứ tư, kêu gọi những Mạnh Thường Quân và những tấm lòng quảng đại tiếp tay cho UBBV có phương-tiện làm việc và có thể giúp ích được nhiều hơn.

Thứ năm, gây nên một sự chú ý và ý-thức rộng rãi trong cộng-đồng người Việt hải-ngoại để từ đó, đánh động lương-tâm nhân-loại trước các vấn-đề lao-động của VN.

Trong mục-đích này, UBBV đự-tính sẽ có một cuộc gặp gỡ với cộng-đồng Nam Cali vào chiều Chủ-nhật, 17/6/2012, ở Westminster, CA, và tuần lễ sau đó ở vùng thủ-đô Washington với cộng-đồng miền thủ-đô (DC-Maryland-Virginia).

Tâm Việt

Ý kiến bạn đọc
24/03/201201:05:50
Khách
Từ khi rời khỏi VN đến nay và chưa hề trở lại , trên bước đường lưu lạc rồi trở thành công dân Mỹ , tôi được tặng rất nhiều " nón cối " rồi thì có thêm 1 cái nữa thì đã sao ? Không rõ bên Pháp có xem SBTN không - hay là vào trang mạng SBTN vậy - xem Trúc Hồ trả lời phỏng vấn về vụ này thì rõ - và còn xác nhận là sẽ trực tiếp theo đuổi vụ nhân quyền này mà không qua N Đ Thắng nữa , chứ Vo Hoa sờ chổ nào của con voi rồi hô hoán, quăng " nón cối" lung tung thì bọn việt cộng làm sao sản xuất kịp để cung cấp cho Vo Hoa ? còn nếu góp ý thì cứ thẳng thắn với nhau cho dù mất lòng trước đặng lòng sau chứ kiểu " đâm sau lưng chiến sĩ " thì còn nói làm gì ? Văn phòng S.O.S là cơ sở thiện nguyện do tài trợ của chính phủ - đại khái người Việt gọi là " cơ quan lảnh phân - fund -là do tiền thuế , có cả của dân tỵ nạn việt cộng đóng đấy - mà lại đều lấy tiền những dịch vụ cho dân tỵ nạn - là tại " nàm thao " ? nhưng báo Tổ Quốc online của việt cộng thì thông tin cho du học sinh tới tham gia hay tìm sự giúp đở của luật sư " chuyên da " S.O.S ??? Mà sao Vo Hoa bênh vực N Đ Thắng quá thế ?
18/03/201219:43:05
Khách
Xin lôi² Luu vong Hanh, tôi đoc đuoc hai bài bình luân gop' y' kiên' cua² anh... Chăc' cac' độc gia² se² đoan' biêt' dươc anh la nguoi` cua² bên kia vi² tuyên' va dang tìm cach' lam` xao' trộn tinh thần va hang` ngu² hay noi' đung' hơn la` CHIA RE², theo tôi thi` ngay` 05 va`06 /03 vua qua đa² đanh' dâu' một thành công rưc rơ² cho nhung² bươc' dầu tiên...... Xin đồng bào cần canh² giac' bon nay..Tôi dang o² Phap' ,toi rầt xuc' dông và rất hanh² diện voi' nhưng² viêc làm vừa qua cua² đồng bào Viet tai My²..
17/03/201213:30:28
Khách
bài viết quá ư là khách quan khi cho rằng người Việt hải ngoại : không hiểu gì lắm , không thể thông hiểu , không thể thông cảm , thiếu hiểu biết , không thông cảm mà có lẻ chỉ có tác giả "cảm thấy cái đau xót của họ " Vậy xin thưa ông : chúng tôi bao nhiêu người ký thỉnh nguyên thư là chơi trò trẻ con " bắn bi " sao ? Nổi đau của những người có lòng với quê hương, đất nước, đồng bào, các nhà tranh đấu trong nước là "bọn leader " nơi hải ngoại này mà họ từng ũng hộ công , của để khi biết được mục đích cá nhân bọn leader này thì không thể nào có can đảm " tự nguyện ngu " lần thứ hai cả ! Do đó Trúc Hồ xin chử ký thì có chứ N Đ Tháng tự làm riêng xem có ai tham dự không ? hay là loại người nào tham dự ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.