Hôm nay,  

Cá RỒNG

17/01/201200:00:00(Xem: 12989)

Cá RỒNG

ca_rong_bai_ds_tran_viet_hung-large-contentCá cảnh và cá làm thực phẩm

DS Trần Việt Hưng

Cá Rồng (Arowana), tên gọi chung cho các loài cá thuộc họ Osteoglossidae, một họ cá nước ngọt có mặt tại Á châu nhiệt đới, Nam Mỹ và Úc cả tại Phi châu. Cá Rồng được đặt tên và phân chia thành nhiểu chủng loại tùy theo màu sắc và địa danh nơi sinh sống. Riêng Cá Rồng Châu Á, thuộc chi Scleropages, đã được xem là một loài cá cảnh 'siêu hạng' và nuôi cá Rồng đã trờ thành một 'mốt' thời thượng dành cho các 'đại gia' tại Việt Nam. Một chú cá Rồng 'quý' như Cá Rồng Bạch kim được nhập từ Singapore, Mã Lai về Việt Nam trị gíá đến..40 ngàn USD., thậm chi có những con được lai tạo đặc biệt (có một không hai) như con Hoàng Triều Thanh long được đính gíá đến trên 500 ngàn USD (?) đang thuộc quyền sở hữu của một 'đại gia' Nhật .Tuy nhiên giới 'chơi' cá cảnh có lẽ it ai biết là Cá Rồng đã từng được dùng làm thực phẩm tại vùng sông Mekong và cá Rồng Nam Mỹ cũng hiện đang là một nguồn thực phẩm cho dân cư vùng Amazon...

Họ cá Osteoglossidae (Bonytongues) có thể được chia thêm thành hai họ phụ tùy theo có hay không có râu nơi hàm dưới :

Họ phụ Heterotidinae : hàm dưới không râu

Họ phụ Osteoglossinae : có râu nơi hàm dưới

Họ phụ Heterotidinae chỉ có 2 chi và mỗi chi chỉ có một loài :

Arapaima gigas : Cá rồng Nam Mỹ, tên thường gọi là Pira cucu, Arapima

Heterotis niloticus : Cá rồng Phi châu hay African Arowana.

Họ phụ Osteroglossinae cũng có 2 chi Osteoglossum (có 2 loài) và Scleropages (có 3 loài). Các loài thuộc họ này gồm :

Osteroglossum bicirrhosum : Cá rồng bạc (Ngân long)= Silver Arowana.

Osteroglossum ferreirai : Cá rồng đen (Hắc long) = Black Arowana.

Scleropages formosus : Kim long , là loài cá Rồng 'chính thống= Green arowana, Asian bodytongue

Scleropages jardinii : Gulf Saratoga, Australian arowana

Scleropages leichardii : Spotted Saratoga, Spotted arowana

Trong 5 loài trên : 2 loài Osteroglossum có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loài Scleropages formosus từ Đông Nam Á và 2 loài sau cùng từ Úc châu (ít được giới nuôi cá cảnh chú ý)..

Các nghiên cứu sâu rộng của Pouyaud, Sudarto và Teugels về Scleropages formosus , công bố trong Cybium Số 27-2003, đã chia loài này thêm thành 3 loài riêng hiện đang được nuôi làm cá cảnh :

Scleropages aureus = Red-tailed golden arowana (tên cá cảnh là Kim long hồng vỹ)

Scleropages legendrei = Red Arowana, Super red arowana, Chili red arowana (Huyết long)

Scleropages macrocephalus = Silver Asian arowana

Một số đặc điểm chung của Cá Rồng :

Cá Rồng có thân thon dài và dẹt một bên, khi còn nhỏ lưng thẳng nhưng khi trưởng thành trở thành hơi cong. Miệng to, nghiêng và nhô, có thể mở khá rộng: khi mở hết có dạng hình chữ nhật. Có một đôi râu nơi hàm dưới Trong miệng có nhiều xương nơi hàm, khẩu cái, vòm miệng.. và cả lưỡi cũng có xương. Răng nhỏ, xít và sắc. Mắt to. Thân phủ vẩy to, thô, thuôn tròn và lấp lánh. Vẩy. tùy loài, được sắp xếp theo một hoa văn có hình dạng riêng. Vây ngực dài; vây bụng nhỏ. Vây lưng và vây hậu môn có tia mềm, dài và nằm về phia sau thân.

Cá có thể nhận oxygen bằng cách 'hớp' không khí qua một hệ thống bong bóng, và được xem là một loài cá 'phải thở bằng không khí'

Cá có thể đạt chiều dài từ 60 đến 90 cm, tối đa lên đến 120 cm, trọng lượng đến 7.5 kg và có tuổi thọ rất cao, lên đến 20-30 năm khi nuôi trong các hồ cá cảnh.

Màu sắc của cá rất đa dạng (Xem phần Cá cảnh)

Cá thường sống ở các sông, suối, hồ có dòng nước chảy chậm, gần mặt nước. Chúng thuộc loại cá dữ, ăn mồi sống như các loài cá nhỏ, ếch, nhái..Cá rồng nhảy khá cao, có loài (như Osteoglossum) có thể nhảy cao đến 2m khỏi mặt nước.

Cá trưởng thành chậm, đẻ trứng, mỗi đợt từ 40-70 trứng, có đường kính chừng 1.7 cm Trứng được ấp trong miệng cá trống cho đến khi nở.

Cá RỒNG làm cá cảnh

Người Trung Hoa trên thế giới tin rằng Rồng là một linh vật tượng trưng cho sự may mắn và Cá Rồng với hình dạng và màu sắc đặc biệt, rất có thể ..cùng tổ tiên với Rồng nên nuôi cá Rồng sẽ đem lại may mắn, phát tài, phát lộc..Khoa Phong-Thủy còn đi xa hơn khi cho rằng bể hay hồ chứa cá Rồng là Phong ; nước trong hồ nuôi cá là Thủy; cá Rồng là Tài.. và khi phối hợp cả 3 chữ sẽ là Đại Phúc.. Do đó khi nuôi cá, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm có của cá, người nuôi còn chứng tỏ thêm được sự giàu sang, phú quý..

Trên nguyên tắc, tất cả mọi loài cá rồng đều có thể nuôi để làm cá cảnh (kể cả cá rồng từ Úc, Phi châu và Nam Mỹ), nhưng trên thực tế giới 'chơi cá cảnh' trên thế giới, nhất là tại Á châu chỉ 'nuôi' cá rồng Á châu (Asian Arowana) và xem việc nuôi cá rồng là một 'nghệ thuật' đòi hỏi nhiều công phu và tiền bạc.

Cá rồng Châu Á đã được đưa vào danh sách các sinh vật đang gặp nguy cơ tuyệt chủng (endangered species) :2006 ICUN Red List dựa trên các số liệu thu thập từ 1996. Việc buôn bán cá rồng được đặt dưới sự kiểm soát của Tổ chức Quốc tế CITES ( Convention on the International Trade in Endangered Species of Wild Flora and Fauna). Nhiều cơ sở nuôi và sản xuất cá rồng tại Á châu đã ghi danh với CITES để chịu sự giám sát trong việc buôn bán cá trên thị trường, và nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ gìới hạn việc sở hữu cá rồng như đòi hỏi phải có giấy phép khi muốn nuôi cá.(Riêng tại Hoa Kỳ, việc tư nhân sở hữu Asian arowana là bất hợp pháp Muốn được cấp giấy phép người sở hữu phải là một cơ sở dùng cá để trưng bày trong bể nuôi cho công chúng xem (public aquarium) hay một cơ sở nghiên cứu. Sở hữu cá bất hợp pháp là vi phạm luật Liên bang bị phạt rất nặng (lên đến 25 ngàn USD ) kể cả bị tịch thu cá và phạt tù , có thể đến 5 năm. Một tòa án tại San Francisco, tháng 3 năm 2008 , đã xử phạt Danny Yep 2 tháng tù và 3 năm thử thách cộng thêm tiền phạt 2000 USD về tội danh bán cá Rồng Á châu bất hợp pháp.). Tại Canada, luật tương đối dễ dàng hơn : tư nhân có thể sở hữu Asian arowana nếu đáp ưng được một số điều kiện quy định.

Phong trào nuôi cá rồng tại Á châu, khởi đầu tại Mã lai và Singapore vào thập niên 70 và sau đó phát triển rất nhanh trong thập niên 80 sang Taiwan, Thái Lan, HongKong và Nhật.. khiến cho cá rồng bị đánh bắt đến mức hầu như cạn kiệt tại Mã lai, Thái lan..Những 'đại gia' và những nhà 'quý tộc Việt Nam vào những năm 2000, cũng tham gia 'mốt' nuôi cá rồng cầu may và nhập vào VN những con cá trị giá xoàng xoàng khoảng..2, 3 ngàn USD

Đến đầu năm 1989, CITES bắt đầu cho phép buôn bán Cá rồng châu Á, với một số điều kiện như cá được sản xuất tại một trại nuôi và cá phải là cá của thế hệ thứ nhì, phát xuất từ cá bố/mẹ đã 'đăng ký'. Đợt cá đầu tiên được phép bán trên thị trường phát xuất từ Indonesia. Sau đó Singapore, với sự yểm trợ của Chinh phủ, đã có nhựng trại ép giống được CITES chứng nhận, sản xuất cá và bán ra thị trường từ 1994.

Cá rồng, từ nuôi-ép, khi được phép CITES buôn bán được kiểm soát đòi hỏi 2 điều kiện :

Mỗi con cá (buôn bán hợp pháp) phải có một Giấy chứng nhận do trại nuôi cá cấp phát, kèm theo một giấy khai sinh của cá.

Mỗi con cá được gắn một microchip điện tử , gọi là Passive Integrated Transponder (PIT) để giúp 'nhận diện' căn cước của cá

Giấy chứng nhận bắt buộc phải ghi rõ xuất xứ, số 'đăng ký' kiểu như 'serial number' và số này phải trùng với số ghi trên chip gắn vào cá.

Khác với cá Koi thường được nuôi trong những hồ nhân tạo ngoài thiên nhiên (như trong vườn) hoặc xây cất trong nhà, cá rồng phải được nuôi trong những bể bằng kính thường cần dài trên 2m với những hệ thống lọc nước và đèn chiếu thiết kế theo từng điều kiện riêng của từng loài cá (ánh sáng sẽ giúp tăng màu sắc, độ bóng của vẩy cá), chưa kể đến những đòi hỏi về thức ăn để nuôi cá, thông thường là tôm nhỏ, bỏ đầu nhưng những tay nuôi cá còn cho cá ăn nhựng món 'kỳ dị' hơn như gián, thạch sùng và..rết (?) 

Giới chơi cá cảnh có những cách thức phân loại Cá Rồng riêng, tùy theo mảu sắc của cá :

Kim long quá bối

Huyết long

Kim long hồng vỹ

Ngân long

Thanh long

Kim long quá bối :

Các tên Âu-Mỹ : Cross back Golden Malaysia, Blue Malaysian bonytongue, Bukit Merah Blue, Taipeh Blue Golden.

Cá có nhiều tên khác nhau tùy theo nơi được ép giống như tại Mã lai (Perak, Trengannu, hồ Bukit Merah), Singapore..

Tên khoa học : Scleropages formosus

(Tên khoa học này chưa được các nhà nghiên cứu đồng ý, tạm để chung với Thanh long tuy một số đặc điểm có thể gần vơi Kim long hồng vỹ)

.Nguồn gốc tại Bang Pahang và vùng hồ Burit Merah tại Perak nơi Bán đảo Mã Lai

Kim long quá bối hiện là loài cá cảnh đắt giá nhất vì nhu cầu cao, rất khó sản xuất và các trại ép cá tại Mã lai không đủ cung cấpcho thị trường cá cảnh.

Cá còn được phân loại xa hơn tùy theo màu của vảy cá và tùy theo màu đạt được đến hàng vảy nào, xếp theo thứ tự từ bụng đi lên lưng , và nền của vẩy như vẩy có nền vàng, bạc, nền xanh, tím..Loài nền vàng (loại vàng 24K) được đánh giá là có giá trị cao nhất : vẩy màu vàng óng ánh từ viền vẩy vào đến tâm vẩy : toàn thân giống như một thỏi vàng 24K bơi lội trong hồ. Theo William Goh (trên trang mạng dragonfish.com), các tay 'chơi' cá Rồng xếp hạng cá Kim long quá bối như sau :

Hạng thường : các loại 'gold-based', 'blue-based', màu nhạt. Màu chỉ phát triển đến khoảng 50% đến hàng vảy thứ 5.

Hạng A : các loại 'emerald-blue based' (nền xanh ngọc thạch) và 'blue based' xuất xứ từ Hồ Bukit Merah. Màu phát triển lên đến 50% của hàng vảy thứ 5. Đầu dạng muỗng múc tròn (spoon), môi không bị trề.

Hạng AA : Như các loại Hạng A, nhưng màu phát triển lên toàn bộ hàng vảy thứ 5, và có một ít 'châu' nơi gốc của vây lưng.

Hạng AAA : Tương đối hiếm, màu phát triển lên đến hàng vây thứ 6 trên lưng, đồng thời có một số 'châu' nơi vây lưng. Đầu dạng spoon, môi không bị trề.

Hạng AAA + : Rất hiếm gồm các loại 'gold head', 'full gold' và 'platinum'. Ngoài các đặc tính của loại 3A còn có thêm : 'gold head' có những vệt màu vàng trên đầu; 'full gold' toàn thân màu vàng 24K ; và 'platinum' toàn thân màu bạch kim. Platinum Crossback là do ở đột biến di truyền, thân sáng tỏa màu trắng bạch kim dưới ánh đèn.

Huyết long :

Các tên Âu Mỹ : Red Asian arowana, Super Red arowana

Tên khoa học : Sclerophages legendrei

Huyết long là một loài cá rồng xuất phát từ vùng Tây Kalimantan (Indonesia) nơi các sông Kapuas, hồ Sentarum. Cá trưởng thành có nắp mang, vẩy thân và màng của vây đều màu đỏ kim loại. Lưng màu nâu xậm. Khi cá còn nhỏ, lưng càng xậm thì khi trưởng thành sẽ càng đỏ đẹp..

Huyết long , tùy màu của vẩy được chia thành 4 loại khác nhau và giá cả cũng..khác nhau.

Huyết long màu đỏ ớt :Red chili asian arowana

Huyết long màu đỏ của máu : Red blood arowana

Huyết long đỏ cam (Orang-red)

Huyết long đỏ-vàng (Golden red)

Sự phân biệt giữa đỏ-ớt và đỏ-máu do ở màu tươi và sáng hơn của đỏ-ớt so với màu đỏ xậm hơn của đỏ máu. Hình dáng của 2 loài cũng có những khác biệt do ở sự lai tạo và do môi trường sinh sống, tùy theo nồng độ tanins trong nước.

Cá 'đỏ-ớt' có thân hình rộng và dày; mắt to và rộng : có khi phần trên của mắt gần như đụng đến đầu và phần dưới gần đếng miệng. Mắt cũng màu đỏ. Đặc biệt là đuôi hình kim cương=diamond shape, có nơi gọi là pear-shape (tại VN gọi là đuôi hình trái đào), mọc dài ra phía sau khi trưởng thành..

Cá 'đỏ máu' thân hình dài và dẹp; mắt nhỏ và tròn, đuôi mở rộng hình cánh quạt = fan shape tail.

Cá 'đỏ-cam' tương đối dễ gặp, và thường được nuôi phổ biên hơn và được'sản xuất' dễ dàng hơn :Vảy màu vàng cam phủ đầy thân. Vây cũng như đuôi không có màu đỏ như 2 loại trên.

Cá ' đỏ vàng' cũng thường gặp, giá trị thấp vì thân chỉ có màu vàng nhạt, râu hơi vàng còn vây thường không màu

Tại Indonesia, các nhà nuôi ép cá đã cho lai tạo giữa cá trống Super Red và cá mái Yellow tail siver để tạo ra loại Huyết long Banjar Red loài này đầu tròn, miệng không nhọn, vẩy không sáng và không có vẩy đỏ phủ toàn thân, đồng thời vây hậu môn và vây bụng chỉ có màu cam nhạt.

3- Kim long hồng vỹ :

Tên Âu- Mỹ : Red tail Golden arowana, Indonesian Golden

Tên khoa học : Scleropages aureus

Theo như tên gọi, đây là loại cá rồng, thân vàng nhưng đuôi đỏ. Giới nuôi cá cảnh đặt tên riêng cho cá là 'Kim long Indonesia' do ở xuất xứ của Cá : từ Kalimantan và Sumatra. Cà thưởng sinh sống nơi những dòng suối nước màu xậm chứa các chất tanin hòa tan trong lưu vực các sông Siak, Batanghari..

Kim long Hồng vỹ được xem là có giá trị kém hơn Kim long Quá bối vì vẩy cá không bao giờ đạt được màu vàng (24K) ở toàn thân : màu vàng không vượt được khỏi lưng dù trưởng thảnh, đồng thời luôn luôn có một vệt đen lớn kéo dài từ đầu đến cuối đuôi cá. Vây lưng và phần trên của vây đuôi màu xanh lục xậm. Đa số có màu vàng chỉ đến được hàng vẩy thứ 4 và hiếm khi đến được hàng thứ 5. Cũng như Kim long Quá bối, cá còn được phân hạng theo màu sắc của nền như xanh, xanh lục..vàng..

4- Thanh long :

Tên Âu-Mỹ : Green Arowana

Đây là loài cá rồng thường gặp tại nhiều nơi trên hệ sông Mekong như Thái Lan, Miến điện, Campuchea, Việt Nam..Cá cũng gặp tại Mã lai và Indonesia, từng được dùng làm thực phẩm tại nhiều địa phương.

Màu sắc của cá thay đổi tùy theo những điều kiện môi sinh, lưng có thể màu xanh lục xậm, hai bên thân màu xám xanh hay xám bạc,bụng trắng nhạt, đuôi có sọc xanh xám đậm hơn. Đầu to, miệng tròn

Thanh long được xếp vào hạng cá rồng.. rẻ nhất, dảnh cho người nuôi cá rồng 'tài tử'. Tuy nhiên trong nhóm Thanh long có loài Thanh long Xanh (lai tạo tại các trại ép ở Singapore) có vẩy xanh nhưng nơi tâm của vẩy có thêm màu tím, thì lại được xếp vào hạng..quý, hiếm, được ưa chuộng tại Philippines, Thái Lan

Ngân long :

Tên Âu-Mỹ : Silver Asian (cần phân biệt với Silver arowana của Nam Mỹ)

Tên khoa học : Scleropages macrocephalus

Ngân long còn chia thành 2 loài phụ :

Loại có đuôi màu bạc xám (grey tail siver) hay Pinoh arowana

Loại có đuôi màu vàng (yellow tail silver)

Ngân long có nguồn gốc tại Borneo (Indonesia)

Ngân long có đặc điểm chung là lưng màu xám, thân màu bạc. Vẩy có những đốm đậm dạng khoanh, bụng trắng nhạt. Loại đuôi vàng có màng của vây màu vàng nhạt, và loại đuôi xám có vây và đuôi đều xám xậm

Các loài cá Rồng khác :

Tại Úc, Nam Mỹ và Phi châu cũng có một số loài cá rồng khá đẹp (nhất là tại Úc) nhưng không được giới nuôi cá cảnh 'đánh giá cao' và ưa chuộng như cá rồng châu Á. Các loài này được buôn bán tự do trên thế giới, không chịu sự kiểm soát của CITES

Cá Rồng Úc châu : Saratoga fish

Tên khoa học :

- Scleropages jardinii (Northern Arowana, Australia Gold)

- Scleropages leichardii (Spotted Arowana= Rồng đốm Úc châu)

Về hình dạng : S. leichardii có thân tương đối thon, cá dài 90 cm chỉ cân nặng 4 kg, so với S. jardinii, mập hơn, cùng độ dài lại cân đến..17 kg. Cá rồng Úc châu thân hơi dẹp, miệng to có một đôi râu cằm, mắt to, trán hơi nhô và cong về phia sau. (Rồng đốm trán thẳng, lưng thẳng).

Cá rồng Úc đẻ trứng trong các tháng 9 đến12, khoảng 30 đến 130 trứng. Cá đực nuôi con trong miệng..

Cá phân bố tại vùng Bắc Úc châu nơi lưu vực các sông Jardine và Adelaide, cả tại lưu vựcsông Fitzroy (Queensland). Cá cũng có mặt tại Papua Tân Ghinê

Giới nuôi cá cảnh phân biệt cá Rồng Úc thành 3 loại: Rồng châu, Rồng đốm và Rồng đỏ.

Rồng châu : rất đẹp và hình dạng giống cá rồng châu Á, tuy nhiên thân có nhiều vẩy và vẩy nhỏ (thân rồng Úc có đến 7 hàng vẩy trong khi rồng Á châu chỉ có 5 hàng). Màu sắc có thể từ màu đồng thau sang đến vàng, trên vẩy có những châu nhỏ hình trăng lưỡi liềm. Đuôi màu đen có chấm vàng..

Rồng đốm : Giống loài trên, ngoại trừ các vây và đuôi màu xậm hơn; trên vẩy có những đồm tròn nhỏ.

Rồng đỏ : it gặp hơn. Vẩy có màu đỏ đậm, điểm các chấm vàng. Vây có màu đỏ nâu xậm.

Cá Rồng Nam Mỹ :

Cá rồng Nam Mỹ thuộc chi Osteoglossum , được xem là những loại cá cảnh..hạng 'xoàng', phân chia thành Ngân long và Hắc long..Đa số cá Rồng nuôi làm cảnh trong các bể kiếng tại Hoa Kỳ thuộc nhóm này. Đây là cũng loài đang được dùng làm thực phẩm (Xem phần Cá Rồng làm thực phẩm.).

Cá Rồng Phi châu : Africa Nile Arowana

Tên khoa học : Heterotis niloticus

Tuy thuộc loại cá hiếm nhưng không được xem là loại cá cảnh vì tương đối xấu : đầu và cằm tròn, láng, vẩy và đuôi nhỏ.

Cá Rồng Phi châu có thể dài đến 98 cm, nặng đến 11 kg. Thân tương đối thuôn dài, phần trước thân hình ống càng về sau càng dẹp lại. Màu đen hay xam xậm. Vây lưng và vây hậu môn dài nằm lui về phía sau thân, vây bụng rất nhỏ. Đầu to, nắp mang chắc; mắt to, miệng hơi nghiêng.

Cá tạo vũng đường kính chừng 1.2 m để làm ổ và đẻ hàng ngàn trứng vào mùa hè, trứng nở sau 2 ngày và được cả cá bố/mẹ bảo vệ. Thực phẩm của cá gồm những động vật không xương nhỏ được lọc qua một hệ thống tiêu hóa xoắn ốc và phân nhánh đặc biệt của cá (epibranchial spiral), hệ thống này cũng giúp cô đặc các mảnh thực phẩm đồng thời giúp cá 'cảm nhận' nồg độ nước để tự điều chỉnh hệ thống lọc : Cá có thể chúi mõm vào những vùng chất trầm lắng, lọc lấy thực phẩm và nhả cát ra ngoài. Cá rồng Phi châu ăn cả thực vật, cây cỏ, rong..

Cá phân bố rộng rãi nơi những vùng nước cạn, ấm áp tại vùng Phi châu nhiệt đới : Gambia, Niger, Volta.. và được du nhập sang Philippines...

Trại nuôi và ép cá Rồng :

Nuôi và sản xuất cá Rồng đã trở thành một 'công nghiệp' chuyên biệt tại Mã Lai, Indonesia và Singapore. Một số loài được xem như 'độc quyền' của Mã và Indonesia. Thái Lan và Việt Nam đang thực hiện một số dự án nuôi cá Rồng..

Một nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong (MRC Catch and Culture Số 1/ May 2010) ghi nhận giá bán cá Rồng tại VN (Sài gòn) như sau :

Kim long quá bối (Cross-backed golden arowana = Scleropages formosus) : dài 20 cm, giá từ 750-1250 USD.

Huyết long ( Super Red arowana= Scleropages legendrei) dài 20cm, giá 550-1250 USD.

Kim long hồng vỹ (Red-tailed golden arowana= Scleropages aureus) dài 16 cm, giá 220 USD.

Banja red arowana, do lai tạo giữa S. legendrei X S. formosus dài 16 cm, giá 100 USD.

Thanh long (Green arowana) và Ngân long (Silver Asian arowana) đồng giá 16cm/ 50 USD.

Cũng theo Tổ chức này, cá Rồng tại Việt Nam (những loài do CITES kiểm soát) được cung cấp từ Singapore do các Trại nuôi Imperial Arowana Breeding Farm Ltd và Fu Long Holdings Pte.

Cá Rồng làm thực phẩm

Cá Rồng, trên thực tế đã được dân chài trên sông Mekong và dân trong vùng Amazone (Nam Mỹ ) dùng làm thực phẩm từ lâu đời.

Tổ chức FAO đã ghi loại cá rồng Á châu (Scleropages formosus) trong danh mục cá đánh bắt làm thực phẩm trên dòng sông Mekong. Tên theo FAO là Asian bonytongue, và tên tại Kampuchea là Trey tapawt. Cá dài khoảng 90cm, phân bố tại các vùng nước đậm màu trong bán đảo Mã lai, Sumatra, Kampuchea và Việt Nam. Tại Kampuchea, cá tập trung trong khu vực núi Cardamon xuống đến Kampot..

Tại Nam Mỹ :

Họ Cá rồng tại Nam Mỹ Osteoglossidae được chia thêm làm hai họ phụ: Osteoglossinae và Heterodinae.Trong trong họ phụ Osteoglossinae có 2 loài thường được nuôi làm cá cảnh dưới tên South America arowana = Cá rồng Nam Mỹ.

Cá rồng Nam Mỹ tập trong tại lưu vực sông Amazon trong các vùng Tây Orinoco, Guyana, Rio Negro...

Osteoglossum bicirrhosum = Silver arowana=Arahuana hay Ngân long Nam Mỹ, (tại Việt Nam còn có tên gọi là Bạch long) có thể dài đến 1m, nhưng thường nhỏ hơn. Thân thuôn dài. Miệng to và hơi nhọn, có một đôi râu cẳm nhỏ. Mắt to nằm về phía trên của đầu. Khởi điểm của vây lưng và vây hậu môn thường ở khoảng giữa thân. Màu sắc của thân thay đổi từ xám nhạt đến xanh lục-vàng nhạt. Các vây màu vàng nhạt hay xanh lục nhạt. Vẩy to và bóng có ánh hồng nhạt. Đuôi hình nón Cá đẻ khoảng 200 trứng, và cá đực nuôi con trong miệng khoảng 40-60 ngày, cá con khi được nhả ra để tự sinh hoạt có thể dài 10 cm. Ngân long Nam Mỹ ăn thịt sống như các thú vật nhỏ, cá, giáp xác, sâu bọ..Chúng có khả năng phóng cao khỏi mặt nước đến 90 cm và bắt được cả chim, rắn trên các cành cây mọc gần sát nước.

Theo giới nuôi cá cảnh : có 2 loài Ngân long hiếm gặp và có giá trị cao hơn là Ngân long Hồng vỹ (Red-tail Siver) và Bạch tuyết Ngân long (Snow-White Silver)

Osteoglossum fereira = Hắc long Nam Mỹ, chỉ dài đến 60 cm Thân phũ vảy đen nhạt, đuôi hình nón.

Họ phụ Heterotidinae có loài cá rồng Arapaima là loài được dùng làm thực phẩm phổ biến nhất (tuy cá nhỏ vẫn được nuôi làm cá cảnh.

Arapaima gigas họ cá Osteoglossidae

Các tên khác : Arapaima, piracucu, paiche

Tên piraccucu do từ tiếng Bồ đào nha : Pira= cá; cucu = đỏ

Arapaima là một loài cá nước ngọt riêng của vùng nhiệt đới Nam Mỹ (cá đã được đưa sang nuôi tại một số hồ nhân tạo ở Á châu như Thái Lan, Malaysia, và dùng làm cá để câu tiêu khiển, câu xong sẽ được thả trở lại). Arapaima có thể được xem là cá lớn nhất trong các loài cá nước ngọt trên thế giới.

Cá có thể đạt đến chiều dài trên 2m và nặng trên 100 kg . Cá kỷ lục được ghi lại dài đến 4.5 m và trọng lượng tối đa ghi nhận đến 200 kg. Thân dài, phần bụng gần như hình ống. Đầu dẹp có mắt to, miệng rộng. Màu sắc của thân thay đổi từ xám nhạt đến xanh lục nhạt có thêm ánh xanh nước biển. Vẩy to có viền tím, nhất là các vẩy dọc theo lưng. Các vây có ánh đỏ.

Arapaima, cũng như các loài cá rồng khác, thở bằng không khi hớp qua miệng, sau đó đi qua một hệ thống lọc có rất nhiều mạch máu, đây là một lợi điểm để cá có thể sống tại những vùng nước thiếu oxygen hòa tan thuộc hệ sông Amazone (cá chịu được cả những vũng, hồ nơi độ oxygen trong nước thật thấp chỉ chừng 0.5 ppm).

Do sự giới hạn điạ lý của khu vực phân bố, sự sinh sản của arapaima tùy thuộc vào mùa nước lên xuống của sông Amazone. Arapaima phát dục khi được 5 tuổi, lúc cá dài đến 1.6 m. Cá đẻ trứng (từ 4 đến 47 ngàn) vào những tháng nước xuống thấp (tháng 2 đến tháng 4): chúng làm những ổ rộng chừng 50 cm, sâụ15cm nơi những vùng đáy cát. Khi nước bắt đầu lên, trứng nở và phát triển trong các tháng nước cao từ tháng 5 đến tháng 8. Cá đực nuôi con trong miệng và cá mái bơi quanh để bảo vệ..Cá bố-mẹ liên lạc với cá con khi chúng ra khòi miệng, rồi trở vào lại bằng cách tiết ra một chất phenoromones đặc biệt.

Cá thuộc loài ăn thịt sống. Thực phẩm của Arapaima là cá nhỏ, giáp xác và cả những động vật nhỏ kể cả..chim. Cá thường bơi nơi bề mặt vì cần 'hớp' hơi sau mỗi khoảng 20-30 phút và có thể phóng lên cao để đớp chim nhỏ đậu tại các cành rủ xuống gần mặt nước.

Để bảo vệ cho cá đang trên đà bị tận diệt do khai thác quá mức, Chính phủ Ba Tây đã cấm việc khai thác thương mại : giới hạn việc đánh bắt chỉ cho phép bắt cá tại những vùng hoang sơ của lưu vực sông Amazone, chỉ cho phép thổ dân..bắt cá để ăn. Từ 1976 đã cấm bắt cá trong các tháng nước thấp và chỉ được bắt cá dài từ 1.5 m trở lên.

Arapaima dùng làm thực phẩm :

Arapaima đã được dùng làm thực phẩm cho dân cư vùng Amazone từ lâu đời. Cá bị đánh bắt bằng cách thả lưới và săn bằng phóng chĩa, lao (chờ khi cá phải trồi lên để hớp không khí). Thịt Arapaima được xếp vào loại cá ngon, một con arapaima trung bình có thể cung cấp đến 70 kg thịt nạc, không xương.

Thành phần dinh dưỡng của cá Arapaima :

Phân chất tại Laboratory of Fish Technology ĐH Federal Univer sity of Amazonas ( World Aquaculture 2011) ghi nhận :

-Thành phần tính theo % : phần lưng - phần bụng

- Calories (Kcal/100 g):

81.4 -101.5

- Độ ẩm: 79.5 - 76.8

- Chất béo: 0.61 - 2.47

- Chất đạm: 18.5 - 17.5

- Tro: 0.87 - 0.84

- Carbohydrate: 0.40 - 2.31

Về thành phần các acid béo cần thiết bảng phân chất ghi : Phần thịt bụng của cá chứa nhiều acid béo bão hòa (SFA) và và acid béo chưa bão hòa loại đơn (MUFA), trong khi đó phần thịt lưng lại chứa nhiều acid béo bão hòa loại đa (PUFA).

Thành phần các acid béo omega : mg/100g

- EPA lưng : 13.2 bụng : 8.01

- DHA 52.14 - 14.05

-Linolenic acid 14.04 - 30.56

Ẩm thực và vài phương thưc sử dụng :

Lưỡi cá : Tại Nam Mỹ, lưỡi của Arapaima được dùng như một dược liệu. Dân địa phương phơi khô lưỡi cá, dùng chung với vỏ cây Guarara (chứa nhiều caffein) để lảm thuốc giảm cân, tạo bớt cảm giác thèm ăn. Bột cạo tử lưỡi cá khô, hòa trong nước để trị sán lãi. Lưỡi cá phơi khô, khá cứng đã được dùng để làm dũa, dũa móng tay, và làm dụng cụ nạo trái cây.

Xương và da : Xương và vẩy cá cũng được dùng làm dũa móng tay, đồ mỹ nghệ kỷ niệm.

Thịt Arapaima được dùng dưới các dạng thịt tươi, phơi khô và ướp muối. 

Ẩm thực Ba Tây có nhiều món ăn đặc biệt nấu nướng bằng thịt của Arapaima, và trong thực đơn được ghi bằng tên piracucu hay paiche.

Một trong những món thông dụng nhất, được ăn trong các ngày lễ hội, ăn mừng họp mặt tại Ba tây và trong tòa khu vực Amazone là món Piracucu a Casaca hay Piracucu in Tail coat . Đây là một món ăn dùng Piracucu muối, đã phơi khô làm nguyên liệu chính. Cá khô được sắt miếng, ngâm nước để sả muối trong 24 giờ, để trong tủ lạnh, thay nước khoảng 4 lần. Sau đó chiên đến chín bằng dầu olive, sau đó nấu 'om' chung bằng chuối sắt thành khoanh và khoai tây thái sợi..thêm các gia vị..làm sệt bằng bột khoai mì.(Flavors of Brazil September 7, 2010).

Một số món ăn khác từ Piracucu (hay Paiche) :

Paiche salad : Cá chiên trộn gỏi vơi nhiều loại rau, ăn trộn trong sốt mayonaise hay Worcestershire.

Paiche in lemon butter : Filet cá chiên bơ rồi ăn cùng sốt chanh trộn bơ.

Paiche ăn với cơm, làm chả trứng (Tortilla=Omeletts of paiche)

Món độc đáo và cầu kỳ nhất là Caviar piracucu chế biến từ buồng trứng của Arapaima. Trứng cá được tách riêng, ướp với rượu nho hay giấm làm từ đường mía trong nồi đất. Khối nhão sau đó để trên rây cho ráo và hun khói..

Tài liệu sử dụng :

Animal Fact Files : Fish (John Dawes).

The Different Colour Varieties of the Asian Arowana : Sclero phages Formosus are Distinct Species (L. Pouyaud, Sudarto, Guy Teugels) Cymbium 2003, 27(4): 287-305

Brazil Travel : Food and Culture (Robrerio Braga)

Trang web : Arofanatics.com

The World of Arowana (Panda Aquatic Center)

DFI History and Type of Arowana (1997)

Encyclopedia of Endangered Species (Bill Freedman)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.