Hôm nay,  

Lá Thư Đầu Năm 2012 từ Đức Quốc: Đức giữa cơn sốt chính trị qua vụ Xì-Căng-Đan "Credit" của Tổng Thống Wulff

05/01/201200:00:00(Xem: 9218)
Lá Thư Đầu Năm 2012 từ Đức Quốc: Đức giữa cơn sốt chính trị qua vụ Xì-Căng-Đan "Credit" của Tổng Thống Wulff

Lê-Ngọc Châu
(NamĐức_04-01-2012)
Lời phi lộ: Trước hết xin chúc Quý đọc giả một năm mới 2012 "An Khang Thịnh Vượng".
Hôm nay, trở lại với Lá Thư Đức Quốc, tôi tổng hợp vài tin tức liên quan đến vụ vay tiền mua nhà của đương kim Tổng Thống (TT) Đức, Christian Wulff để giới thiệu tiếp những diễn biến sau bài viết vào hạ tuần Tháng 12 năm 2011, cũng như mạo muội đưa vào bài vài nhận định, có thể nói là thiển ý riêng. Vốn hiểu chính trị rất đa diện và phức tạp, tùy theo nhãn quang của từng đọc giả nên mong hoan hỷ cho vì đây chỉ là ý kiến và phẩm định riêng của người viết. Trân trọng (LNC).
*
Để quý đọc giả tiện theo dõi, chúng ta cùng nhìn lại vụ tai tiếng (Scandale) của TT Wulff.
Như chúng ta đã biết, năm 2011 kết thúc với những tiết lộ khó chịu, nếu không muốn nói là "không đẹp gì" cho Tổng thống Christian Wulff (CDU). Giáng Sinh đã đi qua và năm mới 2012 bắt đầu. Ai cũng cầu chúc mọi người nhiều may mắn nhưng với TT Wulff thì vụ tai tiếng "Credit" không dừng lại ở đó qua lời yêu cầu trước đây của vài chính trị gia thuộc đảng CDU cho rằng hãy chấm dứt vụ tranh cãi.
Khác với các nước theo chủ nghĩa cộng sản khi mà Tự Do Ngôn Luận Báo Chí bị giới hạn hay bị kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với cấp lãnh đạo vì thế ít ai biết đến "những sự bê bối thật sự của họ" thì ngược lại tại Đức nói riêng, ngay sau Giáng Sinh nhiều vụ phanh phui khác được các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí Đức loan tải rầm rộ, trong khi Wulff im lặng tránh né!
Như tôi đã nói sơ trong bài viết "Nguy biến của TT Wulff cũng là họa cho nữ thủ tướng Đức, Merkel " là sự thật khó che đậy dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian. Một khi ai muốn rõ sự việc, nếu dò hỏi trước sau cũng biết và khi mà báo chí hay phóng viên theo dõi, tìm hiểu thì khó che đậy lâu được. Vì vậy dân chúng Đức lại có dịp biết thêm vụ lem nhem nghỉ hè tại Florida / Hoa Kỳ của gia đình Wulff vào năm 2009. Không những miễn phí mà gia đình Wulff còn được ưu đãi cho ngồi vào chỗ dành cho "tầng lờp doanh gia (Business Class)", lý do là vì TT Wulff quen với Xếp của hãng hàng không Air Berlin. Nhưng sau đó bị đả kích nên một năm sau, cựu thống đốc Christian Wulff móc tiền túi ra trả lui cho các chuyến bay.
Đầu tiên phải kể đến doanh nhân Carsten Maschmeyer người bạn của Wulff đã trả quảng cáo trên báo trị giá hơn 40.000 euro bốn năm trước đây, vận động cho cuốn sách của ông Wulff, điều tuy xảy ra nhưng chính ông không được biết đến. Trớ trêu thay, quyển sách có tít "Besser die Wahrheit" (tốt hơn, sự thật) làm cho thiên hạ qua đó mỉa mai ông Wulff hơn sau khi các vụ tai tiếng bị phanh phui mà Wulff chưa đả thông được những nghi vấn ảnh hưởng không tốt đến tư cách của Wulff, trên cương vị là người đứng đầu nước Đức.
Kế tiếp là vụ vay tiền với những điều kiện không mấy rõ ràng mà chúng ta đã nghe đến. Không đúng như Wulff nói trước đây là các khoản vay xuất phát từ vợ của doanh nhân Egon Geerkens. Vế sau được thay thế bằng một khoản vay khác với lãi suất thấp đặc biệt của Ngân hàng BW (Baden-Wurttemberg-Bank). Có lẽ tất cả đều do "tình bạn" mà ra! Giới phân tích chính trị nghĩ rằng có thể đây là một sự trả ơn, nguyên nhân là ông Wulff đã cứu giúp hãng chế tạo xe hơi Porsche trong năm 2009! Theo báo Spiegel thì lúc đó Wulff nằm trong trong ban giám sát của VW, Porsche đã "ngẫu nhiên" giúp ngân hàng BW, vì ngân hàng của Porsch là chi nhánh của ngân hàng Landesbank (LBBW) Baden-Wuerttemberg nhờ vậy không bị phá sản.
Những phanh phui trên cũng chưa so sánh với vài sự kiện vừa được phổ biến từ đầu năm 2012. Mới nhất là chuyện ông Wulff điện thoại hăm doạ biên tập viên chính (Chefredakteur=editor in Chief) Kai Diekmann của nhật báo Bild (tạm dịch là "Bức Tranh") sẽ gánh chịu hậu quả khi Bild loan tin liên quan đến "những tai tiếng, trong đó có vụ Credit" làm giảm uy tín của ông Wulff! Sau đó thì Wulff có xin lỗi về hành vi của mình với nhà báo. Không những vậy, theo "Cicero Online" ông Wulff còn liên lạc với chủ nhân nhà xuất bản Springer AG, Mathias Dưpfner, mục đích muốn ngăn chận việc xuất bản và loan các tin nêu trên.
Ngay trong dịp Lễ Giáng Sinh, ngày 26-12-2011, đảng trưởng của đảng đối lập, ông Sigmar Gabriel (SPD) còn lên tiếng qua báo die Welt và đã đề nghị nên lưu giữ Wulff lại trong chức vụ Tổng Thống Đức, viện dẫn lý do nếu TT Wulff từ chức sẽ đưa đến sự khủng hoảng chính trị Đức! Gabriel lúc đó còn nhấn mạnh, tạm phóng dịch: " Tìm hiểu một sự thật rõ ràng không phải từ đó đưa đến sự từ chức mà chỉ muốn lấy lại sự tin cậy hầu tiếp tục thi hành trách nhiệm dân chúng giao phó"!
Ngoài ra Gabriel cũng lên tiếng chỉ trích cách hành xử của TT Wulff. Theo Gabriel, một người nhận lãnh trách vụ có thể phạm lỗi nhưng phải làm thế nào để giải thích sự việc rõ ràng, chính xác và đáng tin cậy. Những hành vi "có tính cách chiến thuật" hay "thí chốt như sa thải phát ngôn viên" hoàn toàn sai, không phản ảnh đúng cương vị". Gabriel nói tiếp: " Sự thiếu sót rõ ràng và cho biết nửa sự thật gây nên sự mất tin tưởng và nghi ngờ", đồng thời mỉa mai trách khéo Wullf liên quan đến quyển sách "Tốt Hơn, Sư Thật" khi nhắc nhở chính Wullf hãy tỏ bày "đạo đức" của mình, dân chúng Đức sẽ đo lường tư cách của Wulff qua chân lý của ông Wulff "Besser die Wahrheit" (Better the truth!).
Chuyện tai tiếng còn tiến thêm bước nữa. Theo báo "Bild", trích dẫn thông tin từ Ngân hàng BW cho biết là Uỷ Ban Giám Sát Hội không được thông báo về việc kinh doanh của ngân hàng với Tổng thống Wulff. Để làm rõ vụ việc cho Tổng thống Christian Wulff vay số tiền 500 ngàn Euro Ngân hàng BW Stuttgart, theo một ban giám sát phải giải quyết nhanh chóng để làm sáng tỏ những tiêu chuẩn đặc biệt về các khoản vay với lãi suất thấp dành cho ông Wulff.
Đảng đối lập khác cũng kêu gọi Wulff, một lần nữa hãy giải thích rõ ràng những cáo buộc liên quan đến xì căng đan "Credit". Nhà lãnh đạo Klaus Ernst của đảng Tả Khuynh cho biết qua báo "Hamburger Abendblatt", Wulff đã có "động lực quan trọng đối với sự hội nhập của Hồi giáo và sự chống lại khuynh hướng cực hữu". Nhưng cấp bách hơn theo ước muốn của tôi là ông nên thực sự giải thích những nghi vấn hầu làm giảm các cáo buộc về hành vi sai trái của cá nhân ông," Ernst nói thêm: " Ông rất lấy làm hối tiếc là có cuộc tranh luận trong lúc này." Châu Âu đang đứng bên lề của một cuộc khủng hoảng trầm trọng." Điều cần thiết là phải có một vị tổng thống "có thể đi không bị cản trở vì lợi ích của các công dân và có thể cùng ra tòa án với các ngân hàng"!
Tuy nhiên từ đầu năm 2012, TT Wulff gặp nhiều nguy biến hơn qua vụ hăm dọa chủ bút Kai Diekmann của nhật báo Bild, giống như tờ báo SZ đã loan tin, mục đích ngăn chận báo "Bild" công bố thông tin về các khoản vay gây tranh cãi bất lợi cho ông. Không gặp được Diekmann khi gọi từ Kuwait về Đức và ông Wulff đã để lại tin nhắn trên "hộp thư" (Mailbox). Theo báo SZ (Sueddeutsche Zeitung) Wulff có đe dọa với một đơn khiếu nại hình sự đối với các nhà báo điều tra, thông tin vụ việc! Chính qua sự kiện này mà người ta đánh giá là Wulff "không được khôn khéo cho lắm"!
Sau khi có thêm nhiều phanh phui bất lợi cho TT Wulff, nhất là qua vụ hăm doạ biên tập viên chính (Chefredakteur) Kai Diekmann của nhật báo Bild thì ngay cả sự ủng hộ và tín nhiệm dành cho Wulff trong hàng ngũ CDU cũng sút giảm thấy rõ. Ông phó chủ tịch khối dân biểu nghị viện tiểu bang của CDU, Karl-Heinz cho biết qua báo "Allgemeine Zeitung Hannover: "Nhiều đảng viên đã gọi cho tôi. Tất cả bày tỏ thái độ tiêu cực đối với Wulff"! Ông còn thêm, nói chung, hiện tại dân Đức chỉ mong muốn "là TT Wulff phải giải thích cụ thể, rõ ràng nội vụ, nếu không thì "chức vụ của tổng thống bị hư hỏng" (nguyên văn .... sonst wird das Amt des Bundespräsidenten beschädigt").
Phó chủ tịch FDP (đảng Tự Do Dân Chủ Đức), ông Holger Zastrow cho biết qua cơ quan truyền thông MDR: "Nếu đúng như vậy khi đích thân tổng thống cầm điện thoại quay cho chủ bút, rồi nói vào máy ghi âm nhắn tin, thì đó không phải là phẩm hạnh mà tôi mong đợi từ một vị Tổng thống. Đành rằng phải kính nể Tổng thống, nhưng bây giờ, trách nhiệm giải thích sự kiện nằm nơi TT Wulff. "Và tôi hy vọng rằng ông sẽ làm việc đó nội trong tuần này."
Phó Chủ tịch FDP còn nói thêm rằng các cáo buộc Wulff chưa hội đủ tiêu chuẩn để được quyết định bởi tòa án, nhưng "nó chỉ là trò cười đối với con người khi Wulff sử dụng phương tiện như thế." Bản thân ông đã bỏ phiếu cho nhà hoạt động dân quyền Joachim Gauck Đông Đức trước đây trong cuộc bầu cử cho chức tổng thống vào tháng Sáu năm 2010, "và điều này đã có một lý do của nó."
Theo thông tấn xã dpa loan tin hôm 03-01-2012 thì Wulff đã gọi điện thoại ba lần cho nhật báo Bild mục đích ngăn chận thông tin của tờ báo này, hoàn toàn gây bất lợi vì các tai tiếng của ông ta. Tuy nhiên kết quả không như ý muốn, tất cả đều vô ích. Và khi sự đe dọa của Wulff đối với Kai Diekmann của báo Bild qua máy ghi âm nhắn tin được giới truyền thông loan đi rộng rãi và sự liên lạc của Wulff với Axel Springer được nhà xuất bản xác nhận hôm thứ Hai, 02-01-2012 thì áp lực đè lên vai của Wulff càng nặng ký hơn.

Phe đối lập tăng cường sự chỉ trích Wulff qua những cáo buộc gần đây từ đầu năm 2012. Ông Giám đốc điều hành khối dân biểu của SPD tại Berlin, Thomas Oppermann SPD lên tiếng: "ân hạn (Schonfrist) đối với Wulff kết thúc". Tổng thống Wulff đã có ba tuần lễ để bác bỏ và đã không thành công qua sự giải thích những cáo buộc được đặt ra của báo Bild và các cơ quan truyền thông khác.
Qua sự kiện Wulff muốn dùng quyền hạn áp lực chủ bút của báo Bild, Ông Oppermann chỉ trích nặng nề, và đã nói: "Không có Tổng thống nào đứng trên qui luật và luật pháp! Điều này cũng có giá trị đối với quyền Tự Do Báo Chí"! Wulff đã hoàn toàn sai lầm khi muốn với địa vị của mình ảnh hưởng và ngăn chận phổ biến tin tức đứng trên căn bản "Tự Do Thông Tin và Báo Chí"!.
Oppermann giải thích thêm: "Chuyện bầu một vị Tổng Thống không phải phải là lệnh ân xá chung cho những tội trong quá khứ vi phạm luật pháp và cũng không phải là giấy phép cho những sự kiện liên hệ kế tiếp". Ngày nào chưa giải thích rõ lý do vụ vay tiền mua nhà, đi nghỉ hè không trả tiền, chẳng vì "quà tặng hay tưởng thưởng" một cách thỏa đáng thì Wulff không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan được". Oppermann còn đòi hỏi Tổng thống Wulff, "hãy tự đệ đơn tại toà án tiểu bang Niedersachsen để xác định xem hành vi của mình có vi phạm pháp luật của Niedersachsen không?.
Chuyên gia về nội an của SPD, ông Sebastian Edathy đi xa hơn nữa và đã nói qua đài truyền hình N24: " Là điều xấu hổ khi có một vị Tổng Thống như thế"!
Trong khi tổng thư ký của CDU, Hermann Grưhe tìm cách bào chữa cho Wulff một cách yếu ớt cho rằng vụ hăm dọa Diekmann vậy là xong sau khi Wulff xin lỗi thì phó chủ tịch khối dân biểu đảng Xanh tại Hạ Viện Đức, Fritz Kuhn đã mỉa mai, nói qua đài phát thanh Đức Deutschlandfunk : "Tổng thống có một sự hiểu biết riêng biệt về Tự Do báo Chí!". Dựa vào tổng số những dữ kiện được loan tải thì cá nhân ông Kuhn đi đến nhận định là "Wulff chưa hội đủ điều kiện để đảm nhận trọng trách đang có". Kuhn còn thêm: " nữ thủ tướng Merkel (CDU) phải "ló dạng" vì nói cho cùng, Wulff là ứng cử viên Merkel chọn"!
Còn thượng nghị sĩ Wolfgang Neskovic của Tả Khuynh thì phê bình rằng CDU+CSU, SPD và Xanh đã nhận định sai lầm Xì Căng Đanh của ông Wulff từ cái nhìn cục bộ của một đảng phái. Neskovic giải thích: "những đảng nói trên sợ sệt không dám tiến hành một cuộc bầu cử Tổng Thống mới với ứng cử viên khác mà họ chưa chắc sẽ thắng trong một cuộc bầu cử bấp bênh".
Gerda Hasselfeldt, nữ chính trị gia của CSU trong liên đảng CDU+CSU, người từng lên tiếng binh vực Wulff cũng bày tỏ kỳ vọng rằng Wulff sẽ sớm giải thích cặn kẽ các cáo buộc chống lại ông. Qua đài phát thanh Đức, bà ta chắc chắn rằng Tổng thống có thể giải thích thuyết phục..
Hôm 03.01.2012, ủy viên công tố tối cao của Berlin, ông Martin Steltner cho biết qua báo "Berliner Zeitung" là đã nhận được đơn tố tụng và đang kiểm tra sự kiện Wulff gọi điện thoại đe dọa Diekmann trên Mailbox, đánh giá như là một sự nghi ngờ ban đầu của cuộc đe dọa. Theo Steltner, đơn tố tụng không do những người liên hệ đệ trình và được gởi đến hôm 03-01-2012 bằng điện thư (per email). Ngoài ra còn có ba đơn kiện Wulff của tư nhân liên quan đến vụ vay tiền mua nhà nộp tại cơ quan hình sự tiểu bang Niedersachsen.
Chưa hết, giới truyền thông phanh phui thêm chuyện cũ là nửa năm trước đây Wulff đã từng cố gắng tìm cách để ngăn chận một bài báo viết không có lợi cho ông ta. Biên tập viên chính của báo "Welt", Jan-Eric Peters, tường trình qua "Spiegel Online", cho biết một phóng viên của báo "Welt am Sonntag" đã được gọi đến văn phòng tổng thống trong năm 2011 mục đích không muốn cho phổ biến bài viết liên quan đến gia đình ông Wulff và mối quan hệ bị tan vỡ giữa ông với một người em (chị) trong số chị em của Wulff.
Theo thông tin từ tạp chí "Stern" thì Wulff, với tư cách Thống đốc tiểu bang Niedersachsen đã giúp gián tiếp cho Evenmanager Manfred Schmidt trong việc tìm kiếm nhà tài trợ cho một Party tư nhân dành cho những người nổi tiếng. Ngoài ra, vào thời điểm này Wulff đã lưu ý cho Schmidt những thành viên trong ban điều hành hãng xưởng Talanx, Herbert Haas. Và cuối cùng họ đã quyết định tài trợ.
Như người viết đã đề cập đến trong Lá Thư Từ Đức vào hạ tuần tháng 12-2011 sau khi vụ tai tiếng vay tiền mua nhà của TT Wulff bị phát giác rằng liệu ôngWulff sẽ còn chịu đựng được bao lâu nữa khi áp lực từ nhiều phía đè lên người ông qua những phanh phui khác? Vâng, áp lực dành cho Wulff ngày càng tăng. Có thể khối đối lập muốn qua đó mục đích làm giảm uy tín của bà Merkel, ứng cử viên của CDU vào chức vụ thủ tướng Đức năm 2013 mà theo nhận xét riêng, bắt đầu cho sự chuẩn bị tranh cử cuộc bầu cử quốc Hội Đức vào mùa Thu 2013.
Nhà lãnh đạo Đảng Xanh, bà Claudia Roth đã lên tiếng thúc giục, yêu cầu một lời giải thích về Xì Căng Đan của TT Wulff (CDU) từ nữ Thủ tướng Angela Merkel (CDU), vì Wulff là người mà Merkel đã lựa chọn. Ngay cả nữ chính trị gia Vera Lengsfeld (CDU) cũng đòi ông Wulff phải từ chức và còn mạnh dạn đề nghị ông Joachim Gauck, một nhà hoạt động dân quyền của Đông Đức trước khi DDR (cộng sản Đông Đức) sụp đổ là người kế nhiệm ông Wulff!.
Roth giải thích qua nhật báo SZ: " Cuối cùng, vấn đề nằm ở Merkel. Năm 2010, Merkel đã sử dụng quyền lực quyết định chọn Wulff thay vì tìm kiếm sự đồng thuận (Konsens) để lựa chọn và bầu vị Tổng Thống cho nước Đức. Nếu bây giờ Wulff lặng thinh để cho thời gian trôi đi, thì "Wulff là một vị tổng thống quá yếu!" (nguyên văn: ein extrem schwacher Präsident!). Tổng thống hiện nay phải tự biết liệu ông ta còn có thẩm quyền cần thiết để xuất hiện hoạt động như "hình ảnh tiêu biểu cho sự đồng thuận và truyền đạt giá trị".
Chủ tịch khối dân biểu của FDP (là đảng đang liên minh cầm quyền Đức với CDU+CSU)), ông Wolfgang Kubicki cũng phát biểu tương tự. Ông nói qua "Passauer Neuen Presse": ""Khi sức mạnh lời nói của ông Wulff chẳng tạo ra bất kỳ tác dụng nào nữa thì Wulff không còn có thể hoạt động được". "Với một lời giải thích công khai thật sự chịu trách nhiệm về nỗ lực của mình hầu ngăn chặn báo cáo về "tín dụng" tư nhân thì ông mới có thể khắc phục tình hình hiện nay." Nếu không, ông ta phải tự đặt câu hỏi là "liệu ông ta còn có thể thực hiện nhiệm vụ của mình nữa không?"
Nữ chính trị gia của CDU, bà Lengsfeld nói qua Handelsblatt Online: " Wulff bây giờ cuối cùng đã trở thành hình dáng để bông đùa (Witzfigur)". Cứ mỗi một giờ đồng hồ mà Wulff bám vào chức vụ của ông thì chỉ làm xấu thêm cho nền văn hóa dân chủ!. Cựu thương nghĩ sĩ quốc hội Đức còn kêu gọi SPD và đảng Xanh, một lần nữa hãy đề cử ông Joachim Gauck, cựu lãnh đạo cơ quan lưu trữ các tài liệu Stasi (tình báo nhà nước DDR cũ) sau khi cộng sản Đông Đức cáo chung lên thay thế Wulff.
Cựu Chủ tịch SPD, ông Hans-Jochen Vogel đòi hỏi Wulff phải hành động nhanh chóng. Ông chỉ trích sự can thiệp của Wulff đối với các nhà báo: "Tổng thống không những đã gọi điện thoại cho một biên tập viên, mà còn tìm cách gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhà xuất bản của tờ báo này." Đối với một người đứng đầu một quốc gia, đánh giá sự tự do báo chí cao" thì phải hành sự một cách thận trọng vì: "Không phải là một quá trình hàng ngày!" mà phải là một sự dầy dạn kinh nghiệm.
Tóm lại, Tổng Thống Đức, Christian Wulff đang gặp nhiều khó khăn, chưa biết giải thích thế nào để dân chúng tin những sự kiện liên quan đến các Xì-Căng-Đan được giới truyền thông, báo chí phanh phui trong vài tuần qua. Và như người viết đã đưa ra nhận xét, có thể đây là chiến thuật khởi đầu cho cuộc bầu cử quốc hội Đức vào 2013. Qua đó không những triệt hạ TT Wulff mà quan trọng hơn, mục đích làm giảm đi uy tín của đương kim thủ tướng Angela Merkel, lý do đơn giản vì Merkel đã ủng hộ ông Wulff hết mình năm 2010 trong cuộc bầu cử Tổng thống Đức mà đối thủ là Joachim Gauck, ứng cử viên của khối đối lập bị thất bại.
Tin mới nhất vừa được phổ biến trên Internet là TT Wulff trong cuộc phỏng vấn của hai đài truyền hình Đức, ARD và ZDF được phát đi lúc 20h15 hôm nay 04-01-2012 cho biết lsẽ không từ chức. Ông viện dẫn lý do: " tôi nhận lãnh trách nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm! ". Và xa hơn nữa, ông đã đón nhận được nhiều hậu thuẩn trong những tuần vừa qua. Đồng thời ông cũng công nhận việc ngăn chận sự thông tin của báo Bild là lỗi lầm lớn, một điều rất đáng tiếc và lên tiếng xin lỗi về việc này. TT Wulff còn nói thêm, kể từ nay ông ta phải sắp đặt lại mối quan hệ mới với giới truyền thông.
Biết đâu khối đối lập gồm đảng SPD, Xanh và Tả Khuynh thành công với chiến thuật mà người viết xin được đổi lời, nôm na gọi là "một viên đạn bắn rớt được hai nhà lãnh đạo" của CDU, một đảng đang cầm quyền!
Và theo nhận xét riêng của người viết, cho dù nếu chưa "triệt hạ" được hai nhà lãnh đạo của CDU nhưng qua đó, ngoài sự tin tưởng dành cho TT Wulff bị sút giảm một cách trầm trọng thì uy tín của nữ thủ tướng Merkel chắc chắn, không nhiều thì ít cũng đã bị sứt mẻ!
* Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, 04-01-2012) 
* Tài liêu tham khảo: AFP, DPA, Siegel Online, SZ và Internet

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.