Hôm nay,  

Vài Ý Nghĩ Về 'Vết Lăn Trầm' Cuộc Trình Diễn Sân Khấu Múa Của Đào Thắng

25/10/201100:00:00(Xem: 6258)

Vài Ý Nghĩ Về 'Vết Lăn Trầm' Cuộc Trình Diễn Sân Khấu Múa Của Đào Thắng

vet_lan_tram_ntn_5129mail1-large-content: Hình ảnh trong Vết Lăn Trầm.

Cao Thanh Tùng

Hình ảnh đầu tiên của vở kịch múa Hạn hán và Cơn mưa - Tập 2 của Ea Sola (từ San Diego đến Seattle năm 2008) là đôi mắt trên sân khấu nhìn lên rồi nhìn xuống, nhìn trái rồi nhìn phải như đi tìm một hướng đi cho tương lai. Đó cũng là đôi mắt không nhìn ra nhau, những người nằm xuống, còn sống, trong tổ quốc hay đã đi ra ngoài tổ quốc, đủ loại sắc tộc, đủ thứ tên tuổi. Hình ảnh cuối cùng của sân khấu múa Đào Thắng Vết lăn trầm vừa qua, là một nhóm 12 nghệ sĩ múa chụm đầu lại, một nữ vũ công giơ tay ra phía khán giả như gợi ý một tương lai. Tương lai đó được tiếng hát của Khánh Ly lót nền: Ngày mai em đi.. Nghe trời gió lộng mà thương.

Ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là: Ngày mai không thể là chuyện đã qua. Một tương lai gió lộng là tương lai của thuyền nhân. Nghe gió lộng chắc chắn là phải thương cho cái tương lai đó thôi. Nhưng ngôn ngữ trong nhạc có lời không chỉ là hình ảnh. Nó còn có âm điệu cao thấp, hòa âm, tiết tấu ..đi kèm. Nói “tương lai gió lộng” có thể là tương lai của thuyền nhân, cũng có thể là một tương lai thênh thang khác. Dầu sao, chọn Trịnh công Sơn và Khánh Ly cho sân khấu múa của mình, Đào Thắng một là làm cho sân khấu múa mang nội dung chiến tranh Việt Nam ấy…độc đáo, hai là làm cho sân khấu múa ấy thể hiện theo cách nhìn riêng của anh.

Qua các cuộc phỏng vấn trên đài VTTH (57.5 cũng như 44.4) hoặc trên tờ Người Việt, Đào Thắng nói về việc gặpKhánh Ly và đem tiếng hát của người nữ nghệ sĩ trình diễn 10 bài hát làm nền cho nhạc Trịnh Công Sơn trong vở nhạc kịch của mình. Về phương diện nầy, chúng ta hãy nghe Ea Sola : ”iến hay phản chiến là chuyện của mấy chục năm trước, chuyện đã qua rồi. Bây giờ là chuyện xây dựng, trùng tu đời sống. Hạn hán và Cơn mưa- Tập 2 dùng ngôn ngữ của múa trên sân khấu, nhắc lại những kinh nghiệm và lấy đó phản ánh tâm tình tuổi trẻ khắp nơi trên trái đất khao khát hòa bình và sự đóng góp của mình cho tương lai..

Đáp lời nhận xét của một tác giả viết trên tờ LA Times là Great themes demand great artistry, Ea Sola vừa cười vừa nói: ”Nội dung kịch trên vở múa của chúng tôi (dài 70 phút) chẳng có gì vĩ đại hết. Một đất nước chiến tranh sau hơn 30 năm tính chuyện cùng tuổi trẻ mình tìm một lối đi cho tương lai: chuyện ấy chẳng có gì “lớn lao”. Còn nghệ thuật, sức chúng tôi có gì làm nấy. Từ Tập 1 đến Tập 2 là một chặng đường thay đổi rất dài. Tiếng trống và bộ gõ dân tộc trong âm hưởng đương đại, ánh sáng thay đổi luôn trên một sân khấu không có trang trí đại công trình , tốc độ chậm rất đông phương của chúng tôi cũng sẽ thay đổi. Nhưng hiện nay những thứ đó khiến chúng tôi tự hào. Không thể thưởng thức Hạn hán và Cơn mưa bằng cặp mắt phê bình đã quen với kỹ thuật múa “pirouettes”, “pas de deux”, hoặc “ballet moderne” theo kiểu Tây phương”. 

Nội dung thể hiện của vở kịch múa Đào Thắng qua nghệ thuật của đoàn Ballet Austin II (dài 40 phút) quả thật là “lăn” và “trầm”. Sân khấu trống trơn, những vũ công nữ mặc áo thụng dài, nam ở trần, trong góc là ban nhạc vỏn vẹn vài cây đàn ghi ta dẫn đầu bằng tiếng piano nhiều khi chìm xuống nâng cho tiếng hát Khánh Ly nhắc lại với giọng nữ trầm, tâm tình thanh niên thời chiến trong một đất nước chiến tranh, hằng vạn tấn bom liệng xuống đầu làng.. ngôi nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn trong đó một người già trong công viên, một người điên trong thành phố, một người ngồi hai mươi năm nhìn hỏa châu trên đầu mình. Những chuyển động, những vòng tay ôm, những thân thể cuốn lấy nhau nói lên tình cảm của bà mẹ, tình yêu của người ra đi, kẻ ở lại; thậm chí những thanh niên da sặm, tóc quăn cũng mang những vòng tay ôm, những chuyển động nhịp ba tâm tình. Có thể nhận thấy khán giả chúng ta vừa cảm động vừa cười vui với nhịp ba, nhanh trong một bài Người con gái Việt Nam da vàng.. mặc áo dài, tay cầm nón lá ríu rít chạy từ phía góc ra giữa sân khấu.

Ngày ta yêu em màu lá thanh xuân, chờ đến thu sang.. bài hát ấy -“Người về bỗng nhớ”- trong chuyến đi Nhật mấy mươi năm trước, người Nhật thu thanh cho vào phần tiếng hát của Khánh ly một phần nhịp nhàng (nhịp hai) của tiếng như vỗ tay đơn sơ và giản dị, nay Đào Thắng đã cho tiếng đàn piano theo những bước chân trai gái trên sân khấu quấn quít nhau một cách cảm động và yên lành. “Tôi muốn đem lại giai điệu, màu sắc đến với một thế giới đôi khi quá đỗi lặng thinh”. Tôi nghĩ thế giới ấy có thể quá đỗi lặng thinh, vô cảm đối với hôm nay, nhưng thời chiến của chúng ta hôm qua, thế giới ấy không lặng thinh đâu. Đào Thắng đã chọn Trịnh Công Sơn đúng mười năm sau ngày ra đi vĩnh viễn của anh ấy, nhưng tâm tình buồn vui của anh ấy vẫn còn theo chúng ta cho tới ngày nay, sau khi câu chuyện về chiến tranh với lẽ thắng bại đã vùi sâu trong ký ức chúng ta. Chọn nhạc Trịnh công Sơn là chọn đúng tâm trạng thời chiến. Chọn Khánh Ly là chọn đúng nghệ thuật thời chiến, là công việc của biên đạo vũ kịch trẻ - Thang Dao Dance Company- chủ yếu: “đưa tôi về nhà, về những nơi chốn cho tôi nền tảng để tôi trưởng thành và vun đắp gốc gác của một người Việt sống tại nước Mỹ”. Công việc ấy, đối với Đào Thắng là “về gần với tâm linh thực thụ”, là trả ơn cho cha mẹ đã tận tụy hy sinh cho mình, là thấm hiểu tâm tình của tuổi trẻ một thời chinh chiến đã qua mà mình không có cơ may sống trải. Điều đó chính là làm nền tảng cho một tương lai, tương lai của mình, thuộc về mình. Vết lăn mà trầm (The rolling and quiet imprint) là cái vết khởi sự cho một tương lai"

Ý kiến bạn đọc
25/10/201112:55:42
Khách
Chi co nhung gioi tre lon len o hai ngoai khomg hieu gi ve chien tranh do CSVN xam chiem mien nam va chang hieu ro gi ve TCS va KL nen moi co loi nhin va ly luan nhu vay,chac chan bon CSVN se hoan nghenh cac ban tre ngay nay day.Dung dem loi ly luan con nit ma bien luan cho viec minh lam ma minh chua tung song va trai qua trong cuoc chien tranh tan khoc do CSVN gay ra,cac ban tre chi co the lua nguoi ngoai quoc va nhung thanh phan tre non dai cung nhu nhung thanh phan gia nhung muon bon chen va kiem chac de huong loi.Toi nghiep thay cho nhung thanh phan tre non day chua duoc giao duc dung dan.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.