Hôm nay,  

Những Nét Đặc Biệt Của Văn Hoá Nhật

25/10/201100:00:00(Xem: 6183)

Những Nét Đặc Biệt Của Văn Hoá Nhật

Trúc Giang MN

1* Tổng quát

Nói đến Nhật Bản, người ta thường liên tưởng đến món sushi, kỹ nữ Geisha với những chiếc kimono sặc sở, rượu sake, núi Phú Sĩ, hoa anh đào, và đi xa hơn nữa là môn võ Sumo, Trà đạo, các môn võ như Kiếm đạo, Nhu đạo, Hiệp khí đạo, Võ sĩ đạo, Ninja và ghê rợn nhất là mổ bụng tự tử.

Quốc gia nầy có tính đồng nhất về văn hóa và sắc tộc. Người dân không có nguồn gốc Nhật chiếm 1% dân số trên 129.5 triệu người. (2010) Người Nhật không thích học tiếng ngoại quốc, cho nên gặp khó khăn trong ngành du lịch.

2* Câu chuyện của cậu bé 9 tuổi

Qua thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011, thế giới biết thêm một khía cạnh văn hoá của Nhật, đó là trật tự và lương thiện. Không có cảnh hôi của và cướp giật. Họ đoàn kết và giúp đở nhau. Các của hàng siêu thị giảm giá và chủ nhân ân cần mời mọi người uống nước trong lúc nhiều người gần chết khát do thiếu nước sạch để uống.

Câu chuyện cậu bé 9 tuổi được báo chí trong và ngoài nước đăng tải.

Anh Hà Minh Thành và đoàn cứu trợ đã đến Fukushima. Một cậu bé 9 tuổi đang rét lạnh vì chỉ mặc một chiếc áo thun và quần cụt thể thao, đang xếp hàng chờ lãnh thức ăn. Cha mẹ và gia đình em có lẻ đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Thành cởi chiếc áo lạnh của mình cho em bé. Em nhận. Thành đưa gói lương khô phần ăn tối của mình cho em bé. Em cúi mình theo lối người Nhật, cám ơn. Xong, đem phần lương khô đến để chung vào thùng thực phẩm cứu trợ, rồi trở về xếp hàng như trước.

Thành hỏi “Sao em không ăn mà lại đem để vào đó"”. Cậu bé trả lời “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Để vào đó, để các cô chú phân phát chung cho đủ và công bằng”.

Qua câu chuyện, Thành lại liên tưởng đến những lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ thật là vô cảm đối với những đồng bào còn nghèo đói trong nước, do cái hố ngăn cách giàu nghèo quá to lớn.

Đến đây, tôi mới thấy thật là tội nghiệp cho cô bạn của tôi, cô Hạnh Trần, một giáo viên trường tiểu học Hoa Kỳ đã nghỉ hưu. Nhịn ăn, nhịn mặc, “cắc ca cắc củm” từng đồng, thu góp những thứ Recycle, kiếm thêm tiền đem về giúp đở cho những hoàn cảnh đáng thương tâm, khi cô có dịp chứng kiến cái khổ của họ. Thế mà, các cán bộ địa phương còn làm khó làm dễ đủ điều. Đảng sợ bị mất mặt mũi. Thật ra, thể diện của đảng chả còn cái gì đâu mà sợ mất.

3* Chiếc Kimono của Nhật

3.1. Đặc điểm

Một đặc điểm văn hoá Nhật là chiếc kimono, y phục truyền thống của dân tộc. Có hai loại, rộng tay và ngắn tay. Phụ nữ có chồng thường không mặc tay rộng vì vướng víu trong khi làm việc. Phải mặc áo lót Juban bên trong trước, để giữ cho kimono khỏi dơ.

Kimono phụ nữ chỉ có kích thước một cỡ duy nhất. Người mặc phải cuốn lại cho vừa vặn với cơ thể của mình. Cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau và buộc lại bằng thắt lưng Obi bằng lụa đắt tiền. Nếu cuốn bên trái vào trước thì có nghĩa là người mặc sắp đi dự tang lễ.

Thắt lưng Obi giữ cho kimono đúng chỗ và giữ kín phía trước. Obi dài 4 mét, rộng 30 cm, được buộc cho phồng ra phía sau lưng giống như cái gối.

Mặc kimono mất nhiều thì giờ và hầu như không có thể tự mặc được. Người mặc phải đi guốc gỗ, mang vớ trắng.

Ngày nay, kimono chỉ mặc vào trong những lễ, tết. Áo phụ nữ có nhiều màu sắc sặc sỡ, nổi bật. Phái nam mặc kimono trong lễ cưới, lễ uống trà, màu sắc tối hơn.

Các cô dâu thuê kimono ở những cửa hàng đặc biệt, nơi có chuyên viên hướng dẫn cách mặc và đi, đứng. Dịch vụ nầy tốn 800 USD mỗi lần, thường là chi phí cao nhất trong đám cưới.

3.2. Nghề làm kimono có nguy cơ thất truyền

Ngày càng có ít người mặc kimono vì giá tiền rất cao. Một chiếc kimono đẹp giá từ 180,000 Yen đến một triệu Yen (2,200 USD đến 120,000 USD). Số công ty sản xuất loại y phục nầy cũng ngày càng ít đi. Từ 270 công ty trước kia, nay chỉ còn 24.

Số nghệ nhân chế tác kimono giờ chỉ còn 64 người và được cảnh báo rằng sẽ không còn ai nữa trong thập niên tới.

Mỗi chiếc kimono được xem là một tác phẩm nghệ thuật, trên đó có hội họa và thêu tay. Sau nầy, máy móc được xử dụng, nhưng còn rất nhiều chi tiết cần phải dùng bàn tay của nghệ nhân.

Một mảnh vải dài từ 12 đến 13 mét được cắt ra làm 8 phần và được xử dụng hết.

4* Geisha

Kimono gắn liền với những kỹ nữ Geisha.

Geisha là những nghệ sĩ có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng kể chuyện, biết nghệ thuật pha trà. Geisha là một nghệ thuật giải trí truyền thống của văn hoá Nhật.

4.1. Trang điểm

Trong buổi trình diễn, Geisha được trang điểm bộ mặt với một lớp phấn dày. Lông mày và viền mắt tô màu đen, môi đỏ. Trang điểm trước khi mặc kimono để khỏi dơ áo. Trước hết, sáp ong hoặc dầu được bôi lên da mặt. Phấn trắng trộn với nước sền sệt bôi lên da mặt, cổ và hai bàn tay. Trên trán, có chừa một đường viên chạy theo chân tóc, tạo cảm giác một mặt nạ.

4.2. Trang phục

Geisha luôn luôn mặc kimono. Màu sắc, hoa văn và kiểu áo tùy thuộc vào các mùa trong năm và vào sự kiện mà Geisha tham dự.

4.3. Kiểu tóc

Kiểu tóc là một công phu nghệ thuật trang điểm. Có 4 kiểu tóc. Từ kiểu búi tóc cao do những cô gái chưa chồng xử dụng, búi tóc thấp hơn dành cho những Geisha có tuổi. Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ bằng lược và trâm cày. Để giữ kiểu tóc, Geisha đuợc luyện tập gối đầu bằng những cái gối bằng gỗ hoặc bằng sành. Ngày nay có nhiều tóc giả được bảo quản định kỳ do những nghệ nhân có kỹ năng cao.

Gần đây, Geisha được nhắc đến qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và phim ảnh “Hồi ức của một Geisha” (Memoirs of a Geisha).

Năm 1999, nữ ca sĩ Hoa Kỳ, Madonna xuất hiện trong Video ca nhạc với chiếc kimono và cách trang điểm của một Geisha. Nothing Really Matters là tên của Video nhạc.

5* Sumo

5.1. Tổng quát

Sumo là môn võ đô vật cổ truyền của Nhật. Hai võ sĩ Sumo phải đấu với nhau trong một cái vòng tròng đường kính 4.55 m. Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước, hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thua cuộc.

Võ sĩ Sumo là những người có tầm vóc khổng lồ, nhưng lại nhanh nhẹn vô cùng khi vào trận đấu.

Muốn trở thành một võ sĩ Sumo không phải là chuyện dễ dàng. Phải hội đủ điều kiện về sức khỏe, trọng lượng và chiều cao. Sau đó, phải qua một chương trình huấn luyện khó khăn và chặt chẽ. Có khỏang 50 lò huấn luyện Sumo ở Nhật.

Thức dậy từ 4 giờ sáng, học kỹ thuật giao đấu và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt để gia tăng sức nặng. Có người nặng tới 270 kí. Võ sĩ Kelly Gneiting nặng 400 pounds (181 kg)

Ở Nhật, mỗi năm có 6 trận thi đấu tổ chức 2 tháng một lần. Mỗi lần kéo dài 15 ngày. Mỗi ngày có 1 cặp giao đấu. Ai thắng nhiều trận nhất sẽ là vô địch và được nhận tiền thưởng lên tới 23,000 USD. Giá vé vào cửa hạng nhất 300USD. Võ đài nền đất, vuông cao và một vòng tròn đường kính 4.55 m làm bằng rơm bện, chôn một nửa dưới đất.

Các võ sĩ chỉ đóng khố. Trước khi đấu, võ sĩ bốc một nắm muối, tung lên, để trừ tà và chứng minh mình trong sạch.

Bắt đầu trận đấu, cả hai đều phải động thủ một lượt mới hợp lệ. Nếu chỉ có một bên, thì phải bắt đầu lại. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn, hoặc bị té, chống tay hay đầu gối xuống đất là bị thua.

Mục đích chủ yếu là xô đẩy, nắm đai đối thủ quăng ra khỏi vòng tròn, vì thế, lực sĩ phải nặng cân. Trận đấu kéo dài chừng vài giây hoặc vài ba phút là cùng.

Trận đấu kết thúc quá nhanh, khán giả bình thường không chứng kiến được những ngón đòn ngoạn mục như các cuộc thi tài của những môn võ khác.

5.2. Những bí mật của bữa ăn

Bắt đầu một ngày hoạt động cam go với cái bụng trống rỗng được xem như bí mật của một quá trình luyện tập. Con người không có thể nhanh nhẹn hơn với cái bụng no cành hông.

Bữa ăn đầu tiên trong ngày lúc 11 giờ. Ăn xong đi ngủ liển. Cơ thể không vận động sẽ không làm tiêu hao nhiều calori. Số calori dư thừa sẽ tạo ra mỡ, làm cho cơ thể béo phì, lên cân.

Một người đàn ông bình thường cần từ 3,000 đến 3,500 calori là đủ cho các hoạt động bình thường mỗi ngày.

Lượng calori khổng lồ cung cấp cho võ sĩ sumo là 20,000 calori mỗi ngày.

Bỏ bữa ăn sáng

Bỏ bữa ăn sáng nghe có vẻ vô lý trong mục đích làm tăng sức nặng của cơ thể. Tiến sĩ Wayne Callaway, chuyên viên béo phì ở Đại học George Washington cho biết, việc bỏ bữa ăn sáng sẽ gây ra việc ăn quá nhiều sau đó trong ngày.

Uống bia trong bữa ăn

Với một loại bia có chứa 200 calori /lít. Bia góp phần tăng cao calori như ý muốn.

Có một giấc ngủ ngắn sau bữa ăn trưa

Đô vật Sumo thường ngủ 4 giờ đồng hồ liền sau bữa ăn. Việc nầy cho phéo số lượng calori dư thừa được đưa về lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. Nhiều sumo ăn 5 kí thịt và 10 chén cơm mỗi bữa.

Tuổi thọ trung bình của một sumo là từ 60 đến 65, kém hơn người thường ở Nhật 10 tuổi.

Lối sống của sumo gây ra các bịnh tiểu đường, bịnh gan, tim và cao huyết áp.

Những thông tin đáng chú ý

Có khoảng 3,500 calori trong một pound mỡ của cơ thể. Nghĩa là cơ thể vận động dưới mọi hình thức, kể cả thể thao, thể dục để tiêu thụ hết 3,500 calori, thì mỡ ở bụng sẽ tan đi 1 pound. Sự vận động tương đương với 10 giờ đi bộ, hay là, 10 giờ đi bộ thì sẽ làm mất 453 g mỡ, nhất là ở bụng.

6* Kiếm đạo của Nhật

6.1. Tổng quát

Kiếm đạo là môn võ dùng kiếm hiện đại của Nhật Bản. Kiếm đạo được xây dựng trên nền tản kiếm thuật và được nâng lên thành một thứ đạo. Kiếm đạo. Nó bao gồm một triết lý rèn luyện trí óc và thân thể, trau dồi tư tưởng và sức mạnh tinh thần, giữ tính nhân bản, tôn trọng danh dự con người, luôn luôn tu dưỡng bản thân, thành thật và ngay thẳng.

Năm 1975, Liên Đoàn Kendo Nhật Bản phát triển để chuẩn hoá các đặc điểm của con người qua việc ứng dụng các nguyên tắc xử dụng kiếm.

Truyền thống kiếm Nhật là Nhất chiêu tất sát (Một chiêu là giết người), vì thế, các chiêu của kiếm pháp thường đánh vào những chỗ nguy hiểm trên cơ thể con người, như chém xuống từ trên đỉnh đầu, đâm vào cổ họng, chém ngang hông, giữa xuơng suờn và xương chậu, làm cho cơ thể đứt ra làm hai khúc.

Người luyện kiếm phải tập trung tinh thần cao độ, quan sát tinh vi, di động vững chắc, nhanh nhẹn và chính xác. Nắm vững khái niệm về khoảng cách với đối thủ, bình tĩnh, cẩn mật. Chỉ một sơ hở nhỏ cũng đủ mất mạng. Thân pháp tuyệt hảo, cảm nhận được ý định của đối thủ. Ngần ấy yêu cầu phức tạp đó, đạt được mới trở thành một kiếm sĩ, nếu còn sống.

Một sư tổ thể hiện sự chính xác bằng cách chém đứt đôi quả táo trên đầu một người. (mà không rụng sợi tóc nào)

Trong phim Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, người hiệp sĩ tung gươm, ánh thép lấp lánh, tiến một bước chém xuống, lùi một bước, không quay lại, đâm ngược phía sau, dùng một chân làm điểm tựa, thấp người xuống, lia một vòng, chỉ trong chớp mắt, khi lưỡi kiếm vừa được tra vào vỏ, thì có 5 thân người cùng ngã xuống trong một chu vi vòng tròn.

Các chiêu thức như thế, sư phụ đều có dạy, nhưng khả năng ứng dụng có chính xác, linh động và hữu hiệu hay không thì còn tùy vào bối cảnh và đối thủ của trận chiến.

Có những tình huống mà kiếm sĩ phải tìm cái sống trong cái chết hoặc cùng ôm nhau mà chết đối với kẻ thù không đội trời chung.

Ngày nay, ở các trường huấn luyện, võ sinh dung kiếm gỗ và giáp che thân.

Kendo giữ một vai trò khá quan trọng trong chương trình học ở nhà trường. Có hàng triệu người, già trẻ, trai gái yêu thích và tham gia luyện tập đều đặn.

Kendo của Nhật cũng được thế giới ưa thích. Liên Đoàn Kendo Quốc Tế (The International Kendo Federation-FIK) đứng ra tổ chức giải vô địch Kendo thế giới 3 năm một lần. Tháng 7 năm 2003, giải vô địch Kendo thế giới lần thứ 12 tổ chức tại Glasgow, Scotland đã có võ sĩ của 41 quốc gia tham dự.

6.2. Nói về thanh kiếm Nhật

Đối với võ sĩ dùng kiếm, thanh kiếm vừa là sinh mạng vừa là linh hồn của họ. Kiếm không rời người.

Thanh kiếm ngoài công dụng của một vũ khí, nó còn là một “tác phẩm” kỹ thuật của nghề rèn kiếm và tác phẩm nghệ thuật của công phu chạm trỗ.

Kiếm Nhật (Katana) dài khoảng 1 m, hình hơi cong, một lưỡi, rất bén. Võ sĩ thường mang có cặp với thanh kiếm ngắn. Kiếm dài để giao đấu, kiếm ngắn dùng đâm đối thủ tới gần, hoặc để mổ bụng tự sát theo phương cách Harakiri.

Kiếm Katana có cán dài đủ để người võ sĩ nắm bằng hai tay.

6.3. Rèn kiếm

Rèn kiếm là một trong những truyền thống mà người Nhật đang bảo tồn. Người rèn kiếm được quý trọng. Trước kia, ở Nhât có khoảng 200 trường dạy rèn kiếm. Nhiều người xem kỹ thuật rèn kiếm như một bí mật nhà nghề.

Rèn kiếm là một quá trình kỹ thuật rất công phu của người luyện thép, pha trộn các kim loại để kiếm vừa sắc bén, khó bị mẻ và vừa cứng, khó gảy.

Trước khi rèn, kiếm sư phải trai giới, làm lễ xin thánh thần phù hộ và mặc lễ phục khi làm việc. Công việc không đơn thuần là một thợ rèn, mà là tiến hành một nghi lễ. Thân và tâm hợp nhất, để hết tâm trí vào công việc.

Ngày nay, nhằm bảo vệ truyền thống, một số quy định được áp dụng cho nghề rèn kiếm.

- Thợ rèn phải có bằng cấp. Muốn có bằng, phải học việc ít nhất 5 năm.

- Thợ rèn có bằng cấp chỉ sản xuất 2 thanh kiếm dài hoặc 3 thanh kiếm ngắn trong một tháng.

- Tất cả những thanh kiếm phải đăng ký tại Cục Văn Hoá.

Một thanh kiếm được cấu tạo bằng nhiều lớp sắt thép khác nhau. Lá thép, sắt non, sắt già có hàm lượng carbon khác nhau. Nói chung, lưỡi kiếm là một cái lõi và những lớp kim loại bên ngoài lưỡi kiếm là cái vỏ, cũng giống như da thịt bọc xương vậy

Lưỡi kiếm phải sắc bén, cứng rắn mà dẽo dai. Lớp vỏ bên ngoài lưỡi kiếm thì mềm hơn. Kim loại bao phủ lưỡi kiếm được dát ra mỏng rồi gập lại 15 lần để có những cái vân thẩm mỹ.

6.4. Nghệ thuật điêu khắc trên kiếm

Khi một thanh kiếm đã thành hình, nghệ thuật trang điểm bằng điêu khắc, chạm trỗ rất công phu. Chạm trỗ có hai giai đoạn. In cái mẫu hoa văn, trang trí lên kiếm. Chạm trỗ và điêu khắc.

Trước hết, trét một lớp bùn đỏ lên mặt kiếm rồi đem nung cho khô. Bùn bị nung như một lớp sáp mềm, dán chặt vào bề mặt của thanh kiếm. Dùng những thanh tre bén nhọn vẽ trên mặt bùn. Thanh tre bén và dễ uốn cong rất thích hợp cho việc thực hiện những đường nét uốn khúc.

Vẽ bản mẫu giống như làm việc “đề can” (Décalque). Xong, đưa vào lò nung. Phần vẽ trên mặt kiếm không còn lớp bùn bao phủ nên bị sức nóng in đậm và hiện rõ bản “đề can”. Sau đó, chính thức chạm trỗ với dụng cụ bén nhọn bằng kim loại. Cuối cùng là đánh bóng.

6.5. Mài kiếm

Mài kiếm là một trong những phần quan trọng trong việc thực hiện thanh kiếm, nếu mài không đúng phương pháp, làm cho chỗ bén, chỗ lụt, thì thanh kiếm bị hỏng toàn bộ.

Mài kiếm có 2 phần. Một là đánh bóng (chà láng) bề mặt sần sùi của thanh kiếm. Hai là mài cho lưỡi kiếm sắc bén đều đặng từ mũi đến cán.

Thanh kiếm xù xì lấy từ trong lò ra, phải qua 13 giai đoạn với 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau. Mỗi động tác trung bình mất 120 giờ

Việc mài cho lưỡi kiếm sắc bén, kiếm sư dùng 6 cục đá mài khác nhau. Trong công việc nầy, điều quan trọng là phải giữ sao cho lực của tay phải và tay trái gần như cân bằng nhau tuyệt đối, để có độ bén giống nhau trên toàn lưỡi kiếm. Nếu sức lực của 2 tay không đều, thì lưỡi kiếm có chỗ bén, chỗ không bén.

Mài xong, kiếm sư đưa mặt kiếm ra ánh nắng mà quan sát kỹ lưỡng từng ly mét trên mặt kiếm.

Kiếm Nhật là kiếm thật, chớ không giống như “tịch tà kiếm khí” của Lâm Bình Chi trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Cho nên người luyện kiếm không cần phải đau khổ mà hy sinh cái của quý mà thái giám gọi là bảo cụ.

7* Harakiri (Seppuku)

7.1. Mổ bụng tự tử.

Harakiri là một nghi thức mổ bụng của Samurai Nhật, tự tử khi bị mất danh dự, như bại trận hoặc chủ tướng bi giết chết, để tránh bị kẻ thù làm nhục.

Harakiri là một phần của Võ sĩ đạo. Các Samurai (Võ sĩ Nhật) bị mất danh dự, bị ô nhục, được phép tự mổ bụng thay vì bị xử tử theo cách thông thường. Mục đích chính là nhận lấy trách nhiệm và bảo vệ danh dự của samurai.

Samurai nữ chỉ thực hiện mổ bụng khi được cho phép. Phụ nữ có nghi lễ mổ bụng riêng của họ. Đặc biệt là 2 chân kẹp sát vào nhau, rồi trói chặt lại ngang bắp đùi, phía trên đầu gối. Điều nầy thể hiện ý chí trung thành tuyệt đối với chồng. Hai chân bị kẹp sát như thế cho biết sẽ không lên giường với đàn ông khác, cho dù ở bên kia thế giới.

7.2. Trình tự nghi lễ Harakiri

Nghi thức có 2 người. Người tự mổ bụng và người đứng bên cạnh có nhiệm vụ chém đầu.

Samurai tắm gội sạch sẽ, mặc áo trắng, ăn món khoái khẩu.

Dụng cụ mổ bụng để trên một cái dĩa trước mặt. Người samurai viết một bài thơ.

Người samurai cởi áo kimono. Lấy thanh kiếm ngắn đâm sâu vào bụng rồi rạch một đường từ trái sang phải.

Một người gọi là Kaishakunin, cũng là tay kiếm sĩ, phụ trách chém đầu samurai khi lưỡi dao mổ bụng dừng lại. Người chém. đầu thường là bạn thân hoặc một người ngưỡng mộ người sắp chết. Xem đó là một sự hảnh diện và vinh dự. Nhưng đó phải là một cao thủ, bởi vì phải chém thế nào để cái đầu còn dính trên cổ bởi một phần da nhỏ. Việc nầy được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả trong bài viết Chém Treo Ngành.

Nếu một người bị chỉ định thực hiện chém đầu, thì người đó không cảm thấy có vinh dự gì, và nếu có một sơ sót nào, thì hậu quả là phải gánh chịu sự thất sủng của chủ tướng.

Một số samurai lựa chọn cái chết đau đớn hơn trong nghi lễ, gọi là “Cắt hình chữ thập”. Trường hợp nầy không cần người chém đầu để kết thúc nhanh chóng sự đau đớn của người tự tử.

Trong cách nầy, sau vết cắt đầu tiên, người samurai cắt vết thứ hai dọc theo dạ dầy, tạo vết thương hình chữ thập. Đau đớn hơn nhiều.

Chết trong im lặng. Máu mất dần dần, đôi bàn tay che lấy khuôn mặt và từ từ ra đi trên vũng máu me lênh láng.

Nói về tự tử thì khắp nơi, xưa nay, đều có rất nhiều tự kết thúc mạng sống của mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không gây ghê rợm khi thấy cái đầu bị chém lìa khỏi cổ, với đôi mắt nháy lia, máu phọt ra tuôn trào từ cổ họng, mà người yếu bóng vía không dám nhìn.

7.3. Harakiri thời hiện đại

Năm 1970, nhà văn nổi tiếng Yukio Mishama cùng một học trò thực hiện Harakiri công khai tại Tổng hành dinh của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, sau một nổ lực thất bại trong việc xúi giục lực lượng vũ trang làm đảo chánh.

Ông mổ bụng ngay tại văn phòng của Tướng Kanetoshi Mashita. Người học trò làm nhiệm vụ chém đầu là một thanh niên 25 tuổi tên là Masakatsu Morita, đã cố gắng chặt đầu ông theo nghi thức mà không thành. Cuối cùng, người làm công việc chém đầu là Hiroyasu Koya.

Người học trò Morita, sau đó đã cố gắng thực hiện mổ bụng cho anh, mặc dù vết cắt chưa đủ sâu để lập tức lấy mạng người, nhưng cuối cùng, anh vẫn được cắt đầu bởi Koya.

Năm 1999, Masaharu Nonaka, một công nhân 58 tuổi của công ty Bridgestone Japan, đã cắt ngang bụng để phản đối ban lãnh đạo đã buộc ông thôi việc. Ông đã chết sau đó tại bịnh viện.

8* Samurai

Samurai có 2 nghĩa. Thứ nhất là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ ngày xưa là thuộc hạ của những lãnh chúa hay các dòng họ quý tộc. Thứ hai là được thế giới gọi chung là các võ sĩ Nhật.

Ban đầu, họ là những chiến binh, tay sai của các lãnh chúa, dần dần họ giành được quyền lực và lật đổ tầng lớp thống trị, lập ra chính quyền Samurai đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản.

Samurai từ đó, trở thành một giai cấp võ sĩ của xã hội cổ xưa ở Nhật.

Năm 1274, Mông Cổ nhà Nguyên Trung Hoa đem 40,000 quân và 900 chiến thuyền sang đánh chiếm Nhật Bản. Nước Nhật chỉ có 10,000 chiến sĩ Samurai để đối phó. Quân Mông Cổ bị say sóng, choáng váng do một trận dông bão lớn ập tới, cho nên bị các samurai giáng cho một trận đòn nặng nề.

Đến năm 1281, Mông Cổ lại đem 140,000 quân và 4,400 chiến thuyền sang quyết chiếm cho được nước Nhật. Nhưng rủi thay, Mông Cổ chưa kịp lên đất liền thì bị một cơn dông bão nữa đánh cho tổn thất nặng nề, trước khi bị các Samurai tấn công, nên phải bỏ chạy.

Những cơn dông bão giúp cho các Samurai đánh lui quân giặc, do đó, người Nhật cho rằng đất nước của họ thuộc về thần thánh, nên được thế lực siêu nhiên bảo vệ. Hai trận bão đó gọi là kami-no kaze. Thần gió, hay Thần Phong.

Trong Thế Chiến II, Nhật thành lập đội không quân cảm tử lấy tên là Thần Phong (Kami kaze). Sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, thì viên Tướng thành lập và chỉ huy cảm tử Thần Phong là Kanetoshi Mashita tự mổ bụng theo nghi thức Harakiri.

Chiến sĩ Samurai lập được nhiều chiến công tạo thành một tầng lớp cao hơn những võ sĩ khác.

Trong thời Chiến Quốc ở Nhật, nhiều nhóm người nổi lên, tự xưng là võ sĩ, được mọi người kính trọng với tư cách là Samurai. Họ thực hiện những nguyên tắc gọi là Võ sĩ đạo (Bushido), đã thu phục được lòng dân trong việc cai trị và ổn định xã hội.

Đặc điểm của Samurai là tinh thần kỹ luật cao, khả năng chịu huấn luyện tốt và nhất là trung thành với chủ tướng. Sau đó, họ trở thành những sĩ quan nồng cốt của đế quốc Nhật Bản.

Samurai thể hiện tinh thần trách nhiệm và danh dự là một phần của Võ Sĩ Đạo. Luật mổ bụng tự tử cũng nằm trong tinh thần Võ Sĩ Đạo.

Người ta ca ngợi sự trung thành của Samurai đối với chủ tướng, nhưng khi chủ tướng làm bậy, hèn nhát, phản bội thì sự trung thành đó là cái sai.

9* Kết

Nhật Bản được biết đến như là một quốc gia phát triển về khoa học kỹ thuật, đồng thời, họ chú trọng đến việc bảo tồn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Cậu bé 9 tuổi đã thể hiện được cái văn hoá lương thiện và lành mạnh của người Nhật. Ý thức trách nhiệm và danh dự của dân tộc được áp dụng trong đời sống xã hội.

So với Nhật Bản, thì văn hoá Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh ngày nay suy đồi đến cùng cực.

Cái văn hoá phong bì, bôi trơn, từ tinh vi cho đến ăn hối lộ công khai đạo lộ, thì VN “ưu việt” hơn Nhật Bản cả trăm, cả ngàn lần. Nạn mãi dâm và các tệ nạn xã hội phát triển “đại trà” đầy ấn tượng đối với du khách ngoại quốc. Hàng hàng lớp lớp thiếu nữ cháu ngoan bác Hồ xếp hàng trần truồng “như nhộng” để cho mấy thằng bần cố nông nghèo rớt mồng tơi, người nước ngoài chọn về làm vợ. Làm gì còn hảnh diện là con cháu hai Bà, Trưng, Triệu" Sau 1975, tất cả những cái gì xấu xa trong xã hội thì đảng đổ thừa là do tàn dư của Mỹ Ngụy, thế thì cái văn hoá bệ rạc, xuống cấp như cái văn hoá chửi thề ở Hà Nội, thì đổ thừa cho ai đây" Ngoài Hồ Chí Minh ra"

Trúc Giang

Minnesota ngày 23-10-2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.