Hôm nay,  

Nước Mỹ Rối Như Tơ Vò"

04/10/201100:00:00(Xem: 8014)

Nước Mỹ Rối Như Tơ Vò"

Vũ Linh

...Bạch Ốc lại hết sức hỗn loạn, với các buổi họp chỉ là những cuộc cãi vã không ngừng...

Tháng Mười Một năm 2008, nước Mỹ làm một cuộc cách mạng chấn động cả thế giới. Lần đầu tiên, một chính khách da đen, trẻ tuổi, kinh nghiệm không có tý gì, được bầu làm tổng thống, với tỷ lệ đắc cử cũng như số phiếu cao nhất trong lịch sử Mỹ. Cao nhất là vì dân số đông nhất. Dù sao, đây cũng là một chuyện mà cựu TT Clinton ám chỉ là thần tiên -fairy tale- chỉ có thể xẩy ra ở cái đất nước của hy vọng này.

Cả thế giới bang hoàng khâm phục sự cởi mở và tiến bộ của nước Mỹ và ngưỡng mộ tân tổng thống có biệt tài thu hút lòng người qua những hứa hẹn trời biển. Ngoại trừ một số nhỏ những người đa nghi, bị tố là ngoan cố hay thậm chí…kỳ thị.

Tháng Sáu năm đó, sau khi hạ được đối thủ cuối cùng là bà Hillary Clinton, ứng viên Barack Obama lớn tiếng tuyên bố "đây là lúc mà thủy triều đang lên sẽ bắt đầu hạ xuống, và trái đất bắt đầu hàn gắn" (…this was the moment when the rise of the oceans began to slow and our planet began to heal…Tác giả xin cáo lỗi cùng quý độc giả vì không có khả năng dịch hết ý nghĩa câu nói bất hủ này được). Câu tuyên bố cực kỳ dao to búa lớn, mặc dù chẳng ai hiểu ý ông ứng viên muốn nói gì.

Nước thủy triều đang dâng sẽ hạ xuống nghĩa là gì" Muốn ám chỉ chuyện gì" Dù không hiểu rõ lắm, nhưng thiên hạ cũng mường tượng được ý định của ông chính khách trẻ tuổi, nhiều tham vọng, muốn thay đổi cả nước thủy triều và gánh trên vai cả thế giới mặc dù cả đời chưa quản lý một tổ chức hay công ty nào, ngoài văn phòng thượng nghị sĩ với một thư ký và hai ba trợ lý.

Trong suốt hai năm tranh cử, cho đến lúc tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã làm cả thế giới ngây ngất vì những lời hứa hẹn vĩ đại nhất, đẹp đẽ nhất. Một nước Mỹ đoàn kết không còn xâu xé nội bộ, hòa đồng trong cộng đồng thế giới, hoà bình trong thịnh vượng, nhân bản và độ lượng, vượt qua được mọi khó khăn từ chiến tranh đến kinh tế,…Không có gì không thể làm được. "Yes We Can!" Tất cả những mỹ từ mà những người giàu tưởng tượng nhất có thể nghĩ ra được đều đã mang ra tặng cho đám cử tri với những đôi mắt ngơ ngác như nai vàng.

Gần ba năm sau, chỉ cần liếc qua những tin tức báo chí hàng ngày là ta có thể thấy một bức tranh khác xa những lời hứa hẹn.

Kinh tế vẫn chưa ổn định chứ đừng nói tới hồi phục, thất nghiệp kỷ lục, thị trường chứng khoán lên xuống mấy trăm điểm một ngày, Nhà Nước nợ cả chục ngàn tỷ, ngân sách thâm thủng cũng hàng chục ngàn tỷ.

Fox News đưa ra một ví dụ thật không thể rõ ràng hơn do nhóm Tea Party tính.

Nếu nước Mỹ này là một anh công chức đi làm với mức lương khoảng 21.000 đô một năm, thì anh ta đang xài 38.000, trong khi còn mắc nợ thẻ tín dụng gần 143.000 đô. Và TT Obama vừa ra kế hoạch hết sức "hoành tráng" cho anh ta cắt bớt 385 đô tiền nợ thẻ tín dụng này!

Chiến tranh Trung Đông càng ngày nhiều tử vong chứ không xuống cường độ. Nhà Trắng đang cuống cuồng lo chuyện tại Libya, hai chục ngàn hỏa tiễn tầm nhiệt nhỏ viện trợ cho lực lượng chống Kaddafi đã…biến mất, với nhiều rủi ro là rơi vào tay các nhóm khủng bố Hồi giáo quá khích. Chỉ cần một hỏa tiễn là có thể dễ dàng bắn rớt một chiếc máy bay lớn chở hành khách. Hai chục ngàn hỏa tiễn" Chưa nghe ai giải thích tại sao lại có nhu cầu viện trợ hai chục ngàn hỏa tiễn tầm nhiệt hết, trong khi cả lực lượng không quân của Khaddafi chỉ vỏn vẹn vài chục chiếc máy bay đã bị tiêu hủy ngay từ ngày đầu Mỹ bắt đầu thả bom Libya.

Đối nội, ông tổng thống của đại đoàn kết dân tộc bây giờ đang chủ trì một nội các chỉ giỏi cãi nhau (sẽ bàn thêm phần dưới), chỉ lo đánh giặc "khủng bố" Tea Party, đã thay thế những lời kêu gọi đoàn kết bằng những hô hào không lấy gì làm đoàn kết, kiểu "bầu cho đảng đối lập Cộng Hòa là nước Mỹ sẽ bị bại liệt -crippled- ngay".

"Yes We Can" bây giờ đã trở thành "No We Can't". Tất cả chung quanh là thất bại, chẳng có gì có thể gọi là thành công được. Đến độ dân chúng đã mất niềm tin vào Nhà Nước ở những mức kỷ lục chưa từng thấy. Cơ quan thăm dò dư luận Gallup mới đây đã công bố hàng loạt kết quả thăm dò. Trong 10 người dân thì đã có:

- Tám người (81%) bất mãn với cách "trị quốc" của TT Obama, và hơn tám người (84%) bất tín nhiệm quốc hội.

- Tám người này cũng cho rằng nước Mỹ đang đi sai hướng.

- Sáu người không tin Nhà Nước có khả năng giải quyết những khó khăn nội bộ.

- Năm người cho rằng guồng máy chính quyền đã quá lớn, trực tiếp đe dọa tự do và quyền lợi của người dân.

- Sáu người thuộc đảng Dân Chủ bất mãn.

- Chín người thuộc đảng Cộng Hòa bất mãn.

- Chính sách cấp tiến -liberal- của TT Obama đã làm thiên hạ sợ đến độ chỉ còn có một người (11%) dám nhận mình là thành phần cấp tiến, năm người tự cho là bảo thủ, bốn người tự nhận là độc lập.

- Mức ủng hộ TT Obama xuống thấp đến mức kỷ lục, dưới bốn người.

Nói cách khác, dân chúng bất mãn và bất tín nhiệm cả hành pháp lẫn lập pháp, cũng như guồng máy chính quyền, bất kể thuộc đảng nào.

Nhìn vào những con số này, người ta không thể không lo ngại cho tương lai nước Mỹ. Dù muốn dù không, guồng máy chính quyền cũng là bộ phận cực kỳ cần thiết cho việc điều hành hay quản lý một nước lớn và phức tạp như nước Mỹ này. Mức tín nhiệm thấp như vậy sẽ làm tê liệt bộ máy công quyền đó, nếu chưa muốn nói đến chuyện tạo ra xung khắc nội bộ càng ngày càng trầm trọng sẽ đưa đến tê liệt cả guồng máy.

Vì sao ra nông nỗi này"

Nước Mỹ đến những năm 2007-2008 đi vào giai đoạn khủng hoảng nặng. Khủng hoảng kinh tế tài chánh lớn nhất nhì của thế kỷ, nhưng cũng kèm theo khủng hoảng quân sự với hai cuộc chiến dai dẳng tại Trung Đông, khủng hoảng chính trị khi Nhà Trắng trong tay Cộng Hòa và quốc hội trong tay Dân Chủ để hai bên kình chống nhau khiến cả hành pháp lẫn lập pháp đều tê liệt, và khủng hoảng niềm tin khi đại đa số dân Mỹ bất mãn với những thất bại của TT Bush. Không cần biết bao nhiêu phần trách nhiệm thật sự là của Bush, bao nhiêu là sai lầm tích lũy từ nhiều đời tổng thống, bao nhiêu là của tình hình thế giới, chỉ biết con tàu Cờ Hoa đã đi vào vùng biển động cấp bốn hay cấp năm gì đó.

Trong tình trạng nguy kịch đó, dân Mỹ nhắm mắt đặt niềm tin vào một "thuyền trưởng" ăn nói giỏi, nhưng chưa từng chèo xuồng chứ đừng nói đến chuyện lái tàu.

Đối với những người tin tưởng vào ứng viên Obama, việc ông này không có chút kinh nghiệm chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, xã hội, là chuyện không có gì đáng thắc mắc. Lý luận của họ là tổng thống Mỹ không bao giờ là người đơn thân độc mã gánh vác chuyện cả nước. Chung quanh ông sẽ có cả trăm cả ngàn chuyên gia, cố vấn tuyết đỉnh, giải Nobel hàng rổ. Họ quên mất giữa cái rừng thầy dùi đó sẽ có cả trăm ý kíến khác biệt, và người cuối cùng phải lấy quyết định chính là tổng thống. Nếu tổng thống không biết gì thì làm sao lấy quyết định, làm sao lựa chọn giải pháp thích ứng trong cái rừng ý kiến đó"

Cái khó khăn này là một sự thật trong chính quyền Obama. Một sự thật được một tác giả vạch trần ra trong một cuốn sách mới phát hành, đang gây chấn động chính trường Mỹ.

Nhà báo đã từng đoạt giải Pullitzer (tương đương với giải Nobel hay giải Oscar trong ngành báo chí) Ron Suskind vừa mới phát hành cuốn sách "Confidence Men: Wall Street, Washington and the Education of a President" viết về chuyện chính quyền Obama đối phó với khủng hoảng tài chánh năm 2009. Để làm sáng tỏ mọi chuyện trước khi đi xa hơn, ông Suskind trước đây đã viết hai cuốn sách về chính quyền của cựu TT Bush (The Price of Loyalty và The One Percent Doctrine), đã được truyền thông dòng chính nức nở ca tụng vì đã chỉ trích, chê bai Bush về đủ chuyện. Lần này, ông Suskind bị chính giới truyền thông này đả kích kịch liệt, từ viết dở đến dữ liệu sai lầm, thành kiến, chỉ vì ông đã…dám chê bai Obama.

Ông Suskind nhận định TT Obama ngay từ cuối năm 2008, trực diện với cuộc khủng hoảng tài chánh của thế kỷ, đã ý thức ngay là mình chưa sẵn sàng làm tổng thống (The President realized he was not ready to serve as president). Người ta còn nhớ trong thời gian đó, ứng viên và sau đó tổng thống tân cử Obama gần như không tuyên bố gì, không có ý kiến gì về cuộc khủng hoảng. Sự im lặng của ông phản ánh sự bối rối, chưa hiểu rõ vấn đề, chưa biết phải làm gì, nhưng lại được truyền thông phe ta lúc đó ca tụng là "bình tĩnh, chín chắn, không phát ngôn bừa bãi, không hành động phiêu lưu". Do đó TT Obama phải lệ thuộc rất nhiều vào các cố vấn và phụ tá.

Thế nhưng, Tòa Bạch Ốc lại hết sức hỗn loạn, với các buổi họp chỉ là những cuộc cãi vã không ngừng, đến độ cố vấn kinh tế Larry Summers phải than phiền "không có người trưởng thành nào trong phòng (There's no adult in the room). Giữa những ý kiến trái ngược, TT Obama lấy quyết định tùy áp lực các phe nhóm, tùy thăm dò dư luận. Có những quyết định mà các phụ tá thấy không áp dụng được, đã lờ luôn. Điển hình là Bộ Trưởng Tài Chánh Tim Geithner đã lờ đi một số chỉ thị của tổng thống.

Một đại diện của nghiệp đoàn United Steel Workers tham dự một buổi họp đã nhận định trong cả phòng họp chưa có một người nào đã có dịp ngồi uống bia với một người lao động thật sự. Ý muốn nói đây toàn là các trí thức khoa bảng chẳng biết gì về thực trạng cuộc sống.

Ông James Carville, một chiến lược gia Dân Chủ, nguyên quân sư của TT Clinton, đã đề nghị TT Obama cho về vườn vài phụ tá cao cấp đã xúi dại tổng thống. Thật ra, TT Obama đã thay đổi nhân sự rất nhiều rồi. Toàn bộ ê-kíp năm cố vấn hàng đầu về kinh tế tài chánh đã bị thay đổi. Phụ tá số một Rahm Emanuel đã về làm thị trưởng Chicago. Quân sư Axelrod đã về lo chuyện vận động tranh cử năm tới. Phát ngôn viên Gibbs cũng ra khỏi chính quyền. Giám Đốc Ngân Sách đã đổi. Bộ trưởng Quốc Phòng, Giám Đốc CIA, cũng đã được thay thế.

Trước viễn ảnh lờ mờ với đảng Dân Chủ và đương kim tổng thống, có lẽ dân Mỹ sẽ phải chạy qua phiá Cộng Hòa hết, coi như tìm cái phao để khỏi chết chìm" Nhưng nhìn lại thì thấy cái phao này cũng đầy…lỗ thủng!

Nhìn vào khối ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, ta thấy một hình ảnh bát nháo của một tổ chức…không định hướng. Giữa một tá ứng viên và chuẩn ứng viên, ta thấy hai ngôi sao nổi bật hơn cả. Đó là đương kim Thống Đốc Texas Rick Perry, và cựu Thống Đốc Massachusetts Mitt Romney. Cả hai ông đều không phải là tay mơ, mà đều là những thống đốc dầy mình kinh nghiệm hành pháp, và đã thành công lớn. Có thể yên tâm phần nào trong vấn đề kinh nghiệm.

Nhưng cái khúc mắc lớn là hai ông thống đốc này lại là hiện thân của hai khuynh hướng và triết lý chính trị hoàn toàn đối nghịch. Một ông là bảo thủ, một ông là cấp tiến tuy ôn hòa. Khác biệt gần như ban ngày ban đêm. Đưa đến câu hỏi hiển nhiên: thế thì đảng Cộng Hòa muốn gì" Đi theo con đường cấp tiến ôn hòa hay bảo thủ"

Chưa hết. Ngôi sao bảo thủ Perry chưa nổi lên thì dường như đã bắt đầu lặn. Hai lần xuất hiện trên truyền hình tranh luận cùng với các đồng chí, ông Perry đều có vẻ như thất bại, trả lời luống cuống, mâu thuẫn, nói bậy rồi sau đó phải xin lỗi. Kết quả, cuộc bầu cử vòng loại của bầu cử sơ bộ tại Florida, ông Perry thua đậm. Kẻ chiến thắng là ông Herman Cain, một doanh gia da đen với khẩu khí còn hơn cả TT Obama, và đặc biệt là còn bảo thủ hơn cả ông Perry.

Chiến thắng của ông Cain chỉ làm nổi bật thêm mâu thuẫn hay đúng hơn, bối rối nội bộ trong phe Cộng Hòa. Các chuyên gia chính trị gãi đầu gãi tai. Ông Cain là một nhà kinh doanh đã thành công lớn -từng làm Tổng Giám Đốc chuỗi nhà hàng pizza Godfather với cả ngàn tiệm rải rác khắp nước Mỹ- nhưng lại là tay mơ chính trị, chưa bao giờ dính dáng xa gần gì đến chính trị. Lại một chính khách tay mơ chỉ thắng nhờ múa võ miệng" Lạ lùng hơn nữa, ông này lại đã trở thành thần tượng mới của Phong Trào Tea Party mà truyền thông phe ta đã khẳng định là phong trào của dân da trắng kỳ thị da đen. Ông Cain mà đắc cử trong khối Cộng Hòa thì ta sẽ chứng kiến cảnh hai ông chính khách da đen tranh cử tổng thống trong một nước mà dân da đen chỉ chiếm có hơn 10% dân số!

Chuyện này là chuyện hạ hồi phân giải.

Chuyện bây giờ là sự lựa chọn trước mắt của dân Mỹ: một bên là một chính quyền đã thất bại, và một bên là cử tri còn đang bối rối trong khi các ứng viên thì còn đang đấu đá với nhau, chưa biết ai sẽ đại diện và đường hướng chính sách sẽ ra sao, chỉ biết là ông ứng viên nào cũng đầy câu hỏi, chưa thuyết phục được ai hết. Một lựa chọn không hấp dẫn tý nào. Tin mừng là còn 14 tháng nữa mới đi bầu. Trong lịch chính trị Mỹ thời gian đó dài như 14 năm. Giờ này cách đây bốn năm (2007), thăm dò dư luận cho thấy ông Obama còn thua bà Hillary tới 33 điểm. (2-10-11)

Lưu ý: Một số độc giả đã hỏi tác giả tuần rồi sao không thấy bài viết trên Việt Báo trên mạng. Thật ra bài viết tuần rồi "Vẫn Là Tăng Thuế" vì sơ sót kỹ thuật đã được đăng trong mục Tin Cộng Đồng thay vì trong mục Bình Luận.

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
04/10/201112:37:02
Khách
Bắt đầu những năm tháng cầm quyền của ngài Tổng thống Obama thuộc Đảng Dân chủ , nước Mỹ đã trải qua những tháng ngày bình yên . Có nghĩa là không gây thêm những cuộc chiến tranh mới làm hao tổn nhân lực và vật lực của dân chúng Mỹ , những tên khủng bố đầu sỏ bị tiêu diệt và những vụ khủng bố manh nha bị đập tan từ trong trứng nước . Về kinh tế , những sự thâm thủng về ngân sách là những di căn tệ hại mà chính quyền thuộc Đảng Cộng hoà trước đây dồn lại cho dân chúng phải gánh chịu , đồng thời với hiệu ứng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu . Nhưng người dân Mỹ cũng chẳng xa lạ gì với những khoản nợ " đụng trần " và những sự thâm thủng ngân sách kéo dài triền miên của những chính quyền Cộng hoà nối tiếp nhau , từ chính quyền Reagan , đến Bush cha đã hoang phí cho sự bội chi ngân sách quốc phòng , từ chương trình " chiến tranh tinh cầu " gây tốn kém và viễn tưởng , đến cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất chỉ đánh có nửa chừng . Sau đó là một khoảng thời gian bình lặng dưới thời cựu TT Bill Clinton , bình yên đến nỗi đảng Cộng hoà đối lập chỉ làm duy nhất một việc là bươi móc đời tư của Ngài Clinton ra săm soi để lên án , trong khi dân chúng chẳng ai thấy phàn nàn bởi cuộc sống của họ đã an phận thủ thường . Bắt đầu đến thời Bush con , thì bắt đầu có sóng gió nổi lên , không phải lỗi của ông Bush hoàn toàn khi nước Mỹ gặp những vận xui , như bị khủng bố tại Nữu ước và Hoa thạnh đốn , cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhì , rồi cơn bão Catrina đủ thứ chuyện mà nói , mà là đến thời kỳ đi xuống của cả nền kinh tế thế giới kéo cả nước Mỹ xuống theo . Rồi mặc dầu được chính quyền Bush vuốt ve ưu đãi , những nhà tài phiệt dần dần rút vốn đi làm ăn nơi xứ khác để dễ bề trốn thuế mà không nghĩ đến tình cảnh dân mình bị thất nghiệp , chính phủ mình chẳng đặng đừng phải đi vay nợ cái quốc gia mà mình đổ tiền của đến để đầu tư , để bọn chúng ăn trên đầu trên cổ mà còn để bọn chúng hoạch hoẹ , điển hình là Hoa lục là nơi chứa đầy mối hiểm nguy tàng ẩn cho thế giới nầy . Cho nên ta cứ suy ngẫm lại cho kỹ , cái căn nguyên mà làm cho xứ sở mình càng ngày càng lụn bại , chỉ gây ra bởi chính mình vậy, trong khi ai cũng nói tôi có lòng ái quốc hoặc tôi yêu nước Mỹ nầy khi đứng ra tranh giành cái quyền bính quốc gia tối thượng , mà cứ nhăm nhăm phá thối hoặc gây ra những sự bi quan tiêu cực trong xã hội , thì chỉ là những lời lẽo mép không hơn không kém mà thôi !!!
04/10/201117:07:08
Khách
Đúng vậy, năm 2008 lúc khủng hoảng tài chánh xảy ra, Obama khôn vặt nên im lặng đánh hơi trong khi ông già McCain lại quá thật thà thú nhận mình không rành về tài chánh. Obummy đắc cử chỉ nhờ cái miệng chứ chẳng có tài cán gì. Dân Mỹ thích uống nước đường thì Obama cho ngay nên khoái quá bầu cho y ngay. Sai lầm lớn lao.
04/10/201115:52:14
Khách
Cám ơn bài viết của VL rất rõ ràng , khúc chiết . Tôi vừa giới thiệu tác giả với vài người bạn , mong họ đọc và có thêm nhận xét cho bản thân về hiện tình nước Mỹ , đất nước tự do , dân chủ mà chúng ta chọn làm quê hương .
04/10/201123:30:59
Khách
DÂN MỸ GIỜ ĐÂY ĐÃ SÁNG MẮT, CHỦ THUYẾT ĐẢNG CỘNG HOÀ LÀ CHỦ THUYẾT CỘNG SẢN
Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh. Chỉ có Cộng sản mời làm như thế

Không thể lấy tài sản của mọi người dân đóng thuế vào để cung cấp welfare trợ cấp cho tỉ phú nữa, cái thời đó đã qua rồi với 8 năm lãnh đạo của Đảng Cộng hoà do Bush con đã thực hiện nay đã chấm dứt. Chúng ta không thể theo đuồi chế độ Cộng Sản mãi, lấy của dân đem dâng hiến cho nhà giàu nữa.

Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ 3 liên tiếp giữa trung tâm của các đại gia tư bản Mỹ- nơi khởi nguồn của cuộc khủng khoảng tài chính, kinh tế toàn cầu năm 2008- được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.
Từ hai tuần trước, người biểu tình phố Wall bắt đầu chiếm giữ một công viên nhỏ ở Hạ Manhattan nhằm phản đối kế hoạch giải cứu các tập đoàn tư bản và ảnh hưởng của các định chế tài chính trong nền chính trị Mỹ.

Sau thời gian xuống đường, ngày 2/10, những người biểu tình “Hãy chiếm phố Wall” xuất bản một ấn phẩm với tên gọi Occupy Wall Street Journal (Tạp chí Chiếm phố Wall) với số lượng lên đến 50.000 bản.

Tờ báo có bốn trang, ra đời nhờ hai nhà báo độc lập ở New York dùng diễn đàn Kickstarter gây quỹ trên mạng. Arun Gupta, một trong hai lãnh đạo chủ chốt của cuộc biểu tình đã viết bài được đưa lên trang nhất với tiêu đề: “Cuộc cách mạng bắt đầu ở quê nhà”, một bài viết khác của cựu phóng viên chiến tranh của tờ New York Times Chris Hedges kêu gọi nhân dân xuống đường, và “Tuyên bố chiếm đóng” được thông qua trong một cuộc họp của những người biểu tình vào ngày 29/9. Dự kiến cuộc tuần hành tiếp theo sẽ diễn ra vào chiều ngày 5/10
Cuộc biểu tình nhằm yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama thành lập một ủy ban chấm dứt sự chi phối của phố Wall đến các vấn đề chính trị. Tháng trước, ngay sau khi xảy ra cuộc biểu tình đầu tiên chiếm giữ phố Wall, Tổng thống Mỹ đưa ra đề xuất tăng thuế đối với người giàu nhằm bảo đảm những triệu phú sẽ đóng một mức thuế tối thiểu là bằng với tầng lớp trung lưu hay còn gọi là thuế “Buffett” do tỷ phú Warren Buffett đề xuất.

Ông Buffett cho rằng, hệ thống thuế như hiện nay làm tăng khoảng cách giàu-nghèo khi bản thân ông cũng chỉ phải đóng mức thuế thu nhập là 17,4%.

Những định chế tài chính hiện tại của nước Mỹ được đánh giá là chỉ mang lại lợi ích cho người giàu và đẩy gánh nặng thuế má sang những người thuộc tầng lớp trung lưu và nghèo khó. Tuy nhiên, theo phần lớn công chúng Mỹ, để giảm được khoảng cách giàu nghèo này, trên thực tế việc tăng thuế thu nhập của giới nhà giàu Mỹ là chưa đủ.

Sự bất bình đẳng nghiêm trọng nhất tại Mỹ không phải là thu nhập mà là tài sản. Nhóm 1% những người giàu nhất nước Mỹ chiếm tương đương 21% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhưng lại sở hữu tới 35% tổng tài sản quốc gia.

Thống kê trên phạm vi toàn cầu còn cho thấy, khoảng hơn 200 công ty khổng lồ xuyên quốc gia ở Mỹ và Tây Âu đang chiếm giữ 30% GDP của thế giới, thu hút 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm 70% mậu dịch quốc tế và trên 70% các hợp đồng chuyển nhượng kỹ thuật - công nghệ của thế giới.

Vì thế, người biểu tình cho rằng, chính quyền Mỹ cần áp thuế đánh trực tiếp lên tài sản của giới nhà giàu. Họ cho rằng, ngay từ năm 2008 các nước: Pháp, Na Uy, Thụy Sĩ và 5 quốc gia khác thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cũng áp dụng loại thuế này.
Những người biểu tình nói: "Chúng tôi không phải là những kẻ vô Chính phủ. Chúng tôi không phải là những kẻ côn đồ. Chúng tôi phản đối tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo gia tăng trong xã hội”. Và họ cũng nhấn mạnh: "Đây không phải là một cuộc biểu tình chống lại cảnh sát New York (NYPD). Đây là một cuộc biểu tình của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%".
05/10/201123:54:04
Khách
Đảng Cong Hoa ủng hộ TƯ BAN ĐEM JOB ra nươc ngoài, Trung Quốc hôm Thứ Ba giận dữ cảnh cáo Washington rằng việc thông qua một dự luật nhằm buộc Bắc Kinh phải để giá đồng yuan tăng lên có thể dẫn đến chiến tranh mậu dịch giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Thành phần lãnh đạo Hạ Viện, hiện do phía Cộng Hòa kiểm soát, cho thấy không có ý muốn đưa dự luật này ra thảo luận. Chủ tịch Hạ Viện, ông John Boehner, hôm Thứ Ba nói rằng “việc đưa một dự luật ra trước Quốc Hội Mỹ nhằm buộc người khác phải giải quyết vấn đề tiền tệ của quốc gia họ là một điều nguy hiểm,” ông cho hay khi trả lời câu hỏi của báo chí.
“Tuy tôi cũng quan tâm về vấn đề trị giá tiền tệ Trung Quốc, tôi không nghĩ đây là cách để giải quyết,” ông Boehner cho biết thêm.

Đây là bằng chứng dang Cong Hoa chỉ ủng hộ TƯ BẢN 2% thôi, đừng có bám theo họ mà ca ngợi nhé. NẾU ĐẢNG CONG HOA ỦNG HỘ TRỪNG PHẠT TRUNG QUỐC SẼ TẠO THÊM CHO MỶ 2.8 TRIEU JOB và tỉ lệ thất nghiệp sẻ còn 6 %

Khi ông Obama đắc cử tổng thống năm 2008, nhiều người đặt câu hỏi là ông có sẵn sàng để đối phó với các vấn đề an ninh quốc gia hay không.

Trái ngược với dự đoán, Tổng Thống Obama đã rất thành công trong các vấn đề quốc phòng, ngoại giao, và trong việc chống trả với khủng bố. Ông được khen ngợi từ mọi phía trong các nỗ lực tiêu diệt thành phần lãnh đạo khủng bố, như vụ hạ sát Osama bin Laden hồi tháng 5 và Anwar al-Awlaki hôm Thứ Sáu tuần qua.
Tổng Thống Obama cũng có thể nói rằng ông góp phần đưa đến việc loại bỏ chế độ độc tài của Ðại Tá Moammar Gadhafi, cũng như việc hỗ trợ các cuộc nổi dậy đòi dân chủ trong thế giới Ả Rập mấy tháng gần đây, việc rút quân khỏi chiến trường Iraq và Afghanistan, cũng như thương thảo thỏa ước giảm võ khí nguyên tử với Nga.

Thử hỏi 8 năm cầm quyền của Bush con đã làm gì cho Mỹ ????? Ngoài việc ăn cắp tiền 18 tỉ, ủng hộ khủng bố để kéo dài chiến tranh và bán dầu lửa $4 gallon, chẳng giết đươc bin Ladin. Đưa Mỹ đến khủng hoàng và 2 cuộc chiến rối bỏ chạy.
Tại sao CIA thời Bush lúc nào cũng báo cáo sai tất cả, khọng biết bin Ladin ở đâu và không biết Pakistan là nước nuôi dưỡng khủng bố.
05/10/201110:03:28
Khách
Bác Vũ Linh ới ời ! Ra tay cứu chữa nhà cháu chút coi. Bác thử viết / gõ 1 bài ngợi ca O3hoa chích chòe cho nhà cháu bớt quê vài cục hay ít ra cũng giúp xóa nhòa được ít nhiều cái ''u uất khí gia đình'' hoặc gỡ gạc được tí tẹo ''uy tín'' trong căn nhà nho nhỏ .

Như các độc giả biết chuyện, nhà cháu trước đây từng hăm hở cổ võ cho O3hoa hết mình, rồi rả rích động viên mụ vợ, con cái và bầu bạn dồn phiếu cho O3hoa... Giờ thì mỗi khi nói tới hay trông thấy O3hoa trên màn ảnh không nhỏ là mụ vợ và các con lại bỉu môi trề mép...cách khó hiểu, làm nhà cháu sượng sùng chín mặt... muốn ''tàng hình'' mà không đặng.

''Phải một cái giập giái tới già !'' mà nhà cháu thì già tới đỗi có tới hai màu tóc lại vẫn cứ bị giập giái đều đều như hồi trai trẻ mới là đớn đau vô cùng tận ! Bên Vn từng bao phen bị cộng sản hứa nhăng, hứa cuội, hứa lèo... phỉnh phờ, dối láo lừa gạt, cho ăn ''bánh dzẽ'' đều chi ... rồi lại bị bắt bớ, giam giữ, tra tấn, tù đày, cải tạo, quản chế... mà vẫn cứ chứng nào tật nấy, vẫn khoái hảo ngọt, khoái nước đường mật... thì có chết tiệt không cơ chứ !

-Dại thì đến già vẫn dại, hay O3hoa có siêu biệt tài ĐẠI BỊP BỢM hơn hẳn csVn ?!

05/10/201101:45:07
Khách
Nứoc Mỹ muốn chứng tỏ với thế giới là nứoc này rất tự do và dân chủ, không kỳ thị, nên mới bầu lên 1 tổng thống người da đen lần đầu tiên, với cái tài ăn nói nghe buì tai, hứa hẹn nhiều điều...nhưng chẳng có 1 kinh nghiệm gì hết! Thực ra vị trí lúc đó mà đảng Dân Chủ phải bầu là bà nghị sĩ Cliton. Vậy thì bây giờ đã đến lúc đảng Dân Chủ phải nhận chân ra 1 sự thật : Sau gần 4 năm Ông Obama đứng đầu nước Mỹ, với bao nhiêu cố vấn nổi tiếng, thay đổi nhiều lần, nhưng đã giải quyết được gì cho nước Mỹ ? đã đi lên hay đi xuống ? Có viễn kiến của 1 người lãng đạo cả thế giới không ? Hay chỉ họp với nội các rồi a dua theo phần ý kiến số đông ? Con người đều có phần số hết, người thì có tài ăn nói nhưng chẳng giải quyết được những chuyện khó khăn, cái số này nó vận vào nước Mỹ. Tại sao lúc này người ta không nghĩ đến việc nước Mỹ sẽ có 1 nữ tổng thống lần đầu tiên : Bà Clinton, vì ít ra, khi bà cùng chồng là cựu TT Cliton ngồi chung trong ghế lãnh đạo trước đây, nước Mỹ GDP đã có dư mà không nợ chúa chổm như bây giờ! Đảng Dân Chủ cách riêng và dân chúng Mỹ cách chung, nên tỉnh táo mà sớm nhận ra điều này, để nước Mỹ không bị lún sâu hơn nữa...
07/10/201100:45:43
Khách
We are 99%, chúng ta là những người như nhóm " Chiếm lại Wall Street ". Không phải để bọn TƯ BẢN hối lộ, tham nhũng, bốc lột và bán rẽ Mỹ cho Trung Cộng. Nhà nghèo mà chảnh đòi theo nhóm Tư BẢN để chống lại chính mình
07/10/201117:07:36
Khách
Chúng ta là những người tị nạn Cộng sản, chúng ta đã hiểu rõ đảng bốc lột, đảng Cộng sản chính là đảng Cộng hoà, dân Mỹ giờ đây mới biết.

Đảng viên ứng cử đảng Cộng hoà như Romney, Cain … đều lên án nhóm “ Occupy Wall Street “. Đài Fox news nói lảm nhảm và lên án nhóm này và đảng Cộng hoà giờ đây rất là lo lắng khi nhóm này phát triển quá nhanh trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ và được toàn dân Mỹ ủng hộ. Chủ trương của nhóm này là “WE ARE 99%”, “ JOBS NOT CUT, TAX THE RICH”

1. Xin ông Vu Linh hãy đến thành phố ông ở hiện có nhóm Occupy Wall Street, ông làm ơn giải thích cho họ “ LẠI TĂNG THUẾ cho Tư Bản sao?” trong khi Tư bản lại đóng thuế nhiều nhất mà ông cứ lảm nhảm từ nhiều năm qua.

2. Bà Luu vong Hanh làm ơn tới chỗ Occupy Wall Street hỏi họ: “ Có phải là tay chân bộ hạ của Obama phai không đi nhé.

3. Ông Chau Nguyen đến đó hỏi: “ Ai mua nước đường của Obama không? “
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.