Hôm nay,  

Libya Thời Hậu Gaddafi

29/08/201100:00:00(Xem: 6718)
Libya Thời Hậu Gaddafi

Nguyễn Xuân Nghĩa

Loạn sứ quân, Nội chiến hay “Thánh chiến”"

Nhìn vào chuyện Libya, người ta có nhiều tầng phân tách, diễn giải và trình bày, trong đó có cả cách trình bày với ẩn ý chính trị, hoặc diễn giải theo ước mơ lý tưởng.
Khi quyết định can thiệp vào Libya từ trung tuần Tháng Ba, Tổng thống Barack Obama trình bày với quốc dân Hoa Kỳ rằng nội vụ sẽ giải quyết trong vài ngày chứ chẳng đến vài tuần. Đấy là một thí dụ. Việc các lãnh tụ của phe nổi dậy trong tổ chức gọi là Hội đồng Chuyển giao Quốc gia (National Transitional Council) và cả viên công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC loan tin người con thứ Seif al-Islam của lãnh tụ Moammar Gaddafi đã bị bắt, và người con trưởng là Mohammad đã đầu hàng có thể là một tin tức khó chiểm chứng trong vùng lửa đạn. Nhưng họ cũng có thể bị lầm lạc hoặc gây lầm lạc trong mục đích tuyên truyền. Cụ thể là địch vận để lung lạc tinh thần những kẻ còn muốn bảo vệ chế độ. Đấy là một thí dụ khác.
Trong khung cảnh còn mịt mờ khói súng hiện nay, người ta chỉ có thể kết luận rằng chế độ độc tài của Mommar Gadaffi đã cáo chung sau 42 năm cai trị. Sau đó là gì thì khó ai biết, nhưng có thể đoán rằng nhiều phần sẽ chưa thể là xây dựng dân chủ và tái thiết quốc gia trong tự do và hòa bình. Chính vì vậy mà nhu cầu xây dựng hay phát huy dân chủ mới là chuyện sinh tử trong trường kỳ và ngay trước mắt.
Và lấy mộng làm thực chỉ là tự sát.
***
NHỮNG TIỀN LỆ SẮT MÁU
Trước hết, xin hãy lùi lại trong thời gian và không gian để kiểm điểm vài tiền lệ sắt mắu của thực tế ở nơi khác. Xin miễn nói về chuyện Việt Nam sau 1945 hay 1975 mà nhiều người Việt chưa quên, nhưng nói về những chuyện cũ mà nhiều người mình đã quên hoặc chưa biết vì thời ấy chưa có Internet.
Năm 1979, khủng hoảng bùng nổ tại Nicaragua khi chế độ độc tài của triều đại Somoza bị lật đổ sau 43 năm cai trị, từ năm 1936.
Khi ấy, lực lượng Mác xít có sự yểm trợ của Cuba là Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandinista cướp chính quyền và tiêu diệt các nhóm đối lập. Lãnh tụ Eden Pastore, một anh hùng cách mạng, bèn lập ra phong trào chống đối gọi là "Contras" và nội chiến bùng nổ khiến xứ nay tan hoang cho đến ngưng bắn năm 1988. Trong chín năm, nhiều quốc gia đã can thiệp vào xứ này. Kể cả Hoa Kỳ thời Ronald Reagan với vụ xì căn đan làm hoen ố chính quyền của ông: nhiều giới chức bên trong đã thi hành chiến lược giúp Iran tấn công Iraq trong cuộc chiến tám năm, nhưng lại ngầm chuyển tiền và võ khí cho chiến lược đó vào việc yểm trợ phe "Contras" được trình bày như một lực lượng dân chủ.
Thí dụ thứ hai là vụ lãnh tụ độc tài Mohamed Said Barre bị lật đổ năm 1991. Biến cố ấy mở ra cuộc nội chiến kéo dài làm Somalia tan hoang. Loạn sứ quân bùng nổ và các quốc gia bên ngoài có muốn can thiệp để ổn định cũng thất bại, kể cả Hoa Kỳ. Nội chiến và nội loạn tại đây còn tạo cơ hội cho các nhóm khủng bố Hồi giáo xâm nhập và lũng đoạn, cụ thể là nhóm "Thánh chiến al Shahaab".
Trong bài này, xin gọi chung các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan là "Phong trào Thánh chiến" hay "Thánh chiến" (Jihad) cho gọn, dù danh xưng mỗi nơi có thể lại mỗi khác.
Sau khi Liên bang Xô viết rút khỏi Afghanistan (A Phú Hãn) và sụp đổ, chế độ Najibullah do Liên Xô góp phần xây dựng cũng bị lật đổ năm 1992. Nền dân chủ không xuất hiện như kỳ vọng của nhiều người mà xứ này trôi vào nội chiến giữa các sứ quân, các lãnh chúa cầm đầu nhiều thị tộc hay bộ lạc khác nhau. Cuối cùng thì phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban cướp được chính quyền tại Kabul, nhưng lãnh thổ vẫn còn nhiều khu vực do các lực lượng khác chiếm đóng, thí dụ như Liên minh mạn Bắc (Northern Alliance), sau này được Hoa Kỳ yểm trợ từ chiến dịch A Phú Hãn vào Tháng 10 năm 2001.
Sau chiến dịch A Phú Hãn, năm 2003, Hoa Kỳ mở chiến dịch Iraq và tiêu diệt chế độ độc tài Saddam Hussein... dễ như trở bàn tay. Mà rồi bị vướng chân vào khung cảnh nội chiến giữa ba sắc tộc Kurd, Sunni và Shia. Bên trong mỗi sắc tộc lại có nhiều lực lượng và lãnh tụ riêng. Cả Hoa Kỳ và Iran đều đang tranh thủ các lực lượng này để ổn định Iraq theo nhãn quan của mình.
Dân chúng Iraq đã ba lần đi bầu với sự yểm trợ và bảo vệ đầy tốn kém của Hoa Kỳ mà tình hình chưa ngã ngũ. Chính quyền Bush bị đả kích rất nhiều về hồ sơ Iraq. Chủ trương "xây dựng quốc gia" cho xứ khác - mà chính ông phản bác khi tranh cử năm 2000 - bị coi là thất bại điển hình.
Bây giờ đến chuyện Libya.
***
ĐỘC TÀI ĐA CHỦNG
Muốn hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho Libya trong thời kỳ "Hậu Gaddafi", chúng ta cũng cần lùi lại nhìn xứ này qua tấm bản đồ và tờ lịch.
Lybia là một xứ rộng hơn gấp năm diện tích của Việt Nam mà chỉ có hơn sáu triệu dân. Gần 90% lãnh thổ bát ngát này là những sa mạc khắc nghiệt nhất địa cầu ở bên trong. Còn lại là một số bình nguyên, núi non hay ốc đảo trên vùng duyên hải ở mạn Bắc. Mỗi khu vực lại là vùng sinh hoạt của một thị tộc hay bộ lạc. Có 140 sắc tộc khác nhau, và có ảnh hưởng nhất trong từng khu vực thì cũng khoảng ba chục!
Phía Tây-Bắc giáp biển Địa Trung Hải có dân Berber sinh sống từ lâu trên rặng Nafusa; phía Tây Nam có dân Tuareg trong vùng sa mạc Fezzan và Toubou, phần đất gọi là Cyrenaica của sa mạc Sahara. Đa số dân Libya là người Á Rập, nhưng lại gồm nhiều thị tộc và có sự chung thủy với các tộc trưởng hơn là với thuộc tính Á Rập hay quốc tính Libya.
Do địa dư và lịch sử từ thời... Thượng cổ, Libya được phân bố thành hai khu vực đối nghịch từ tiền kiếp. Miền Đông là khu vực Cyrenaica với thủ phủ nằm tại Benghazi, miền Tây là khu vực Tripolitania với thủ phủ là Tripoli. Phía dưới còn khu vực Fezzan ở miền Tây Nam, xưa kia là khu tự trị của dân Tuareg và mới chỉ thống hợp từ năm 1963.
Khi Libya giành lại được độc lập, Vương triều Idris cai trị từ 1951 đến 1969 còn có... hai thủ đô trong thực tế là Tripoli ở phía Tây và triều đình Idris tại kinh đô Benghazi ở phía Đông. Moammar Gaddafi hoàn tất cuộc đảo chánh năm 1969 thì củng cố sự thống nhất này từ Tripoli của khu vực Tripolita. Nghĩa là vụ nổi dậy vừa qua cũng trùng hợp với lằn ranh chính trị hay vết nứt lịch sử giữa Benghazi và Tripoli.
Nếu phe nổi dậy và Hội đồng Chuyển giao Quốc gia chọn Benghazi làm trụ sở thì không ai ngạc nhiên. Nhưng cần chú ý là trong vụ dứt diềm vừa qua, Tripoli lại bị tấn công từ hướng... Tây, do lực lượng chủ động của dân Berbers!
Sau khi nắm quyền, Gaddafi dựa trên hai thế lực là các thị tộc trung thành với mình và... các giếng dầu, trong khi ấy, các sắc tộc Berber, Tuareg hay Toubou thì vẫn chỉ là "dân thiểu số".
Trong 42 năm cai trị bằng bàn tay sắt của đàn áp và bàn tay nhung ban phát quyền lợi, Gaddafi thường xuyên gặp sự chống đối của khu vực Cyrenaica và lực lượng "Thánh chiến" tại các tỉnh miền Đông như Benghazi và Darnah. Có nhiều cuộc nổi dậy bất thành của các sắc tộc thiểu số tại Nafusa hay Zawiya trên vùng duyên hải.
Chính là việc đàn áp dân thiểu số tại Zawiya vào Tháng Hai vừa qua mới khiến dư luận Âu Châu phẫn nộ, kéo Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc và Minh ước NATO nhập trận.

Giữa hoàn cảnh hỗn mang vì những mâu thuẫn sâu xa, truyền thông Tây phương làm thiên hạ tưởng thật với giấc mơ về Mùa Xuân Á Rập và kỷ nguyên mới của dân chủ. Thực tế nó rắc rối và tèm lem gấp bội vì trong cuộc đại loạn, khái niệm dân chủ chưa là động lực kết hợp ngần ấy phe nhóm trong cuộc. Và có khi giấc mơ dân chủ sẽ là cơn ác mộng sau khi Gaddafi mất quyền và những người khát khao dân chủ lại là kẻ bị hy sinh.
Chúng ta trở lại thực tế của... "cách mạng"
***
CÁCH MẠNG ĐA NGUYÊN VÀ ĐA ĐOAN
Moammar Gaddafi đã mê hoặc dân Libya về chủ nghĩa quốc gia dân tộc qua biểu hiện dễ hiểu là "chống Tây phương" - thực tế là chống các nước Âu Châu xưa kia đã từng cai trị hay giám hộ xứ này. Hoa Kỳ khi ấy vẫn còn vô can!
Lý luận đơn giản mà dễ hiểu là Tây phương vào Libya để khai thác tài nguyên và bóc lột người dân. Cánh tả của Âu Châu và cả Hoa Kỳ cũng tin vào chuyện ấy. Nhưng nếu thay chữ "Tây phương" bằng Gaddafi thì mọi sự vẫn y hệt.
Trong khi đó, nhiều sắc tộc hay địa phương tại Libya thì chống Gaddafi vì những vấn đề quyền lợi, hoặc sự công bằng trong đối xử và muốn thiết lập một chế độ tiến bộ hơn, theo cách diễn giải của họ. Lực lượng Taliban đã tranh thủ dân Á Phú Hãn bằng loại khẩu hiệu này với kết quả còn lầm than hơn thời Najibullah! Nếu phe miền Đông làm chủ tình hình và thiên đô về Benghazi, chưa chắc là các nhóm Berber, Tuareg hay Toubou đã chấp nhận và sẽ tri hô về nạn độc tài!
Vì vậy, riêng trong nội tình Libya, những vết nứt quá sâu có thể dẫn tới sự xuất hiện của các lãnh chúa cát cứ từng vùng, hoặc thậm chí nội chiến giữa năm ba phe để tranh đoạt tài sản của chế độ cũ và các trung tâm dầu thô hay khí đốt. Và nội loạn là cơ hội cho "Thánh chiến" phát triển cơ sở. Điều ấy rất dễ xảy ra khi súng đạn đã được phân phối quá dễ dàng trong sáu tháng chiến tranh, chưa nói đến các kho đạn của chế độ Gaddafi nay trở thành chiến lợi phẩm.
Mà NATO chỉ có thể can thiệp qua không tập và ngầm yểm trợ, chứ Nghị quyết của Liên hiệp quốc không có điều khoản nào về xây dựng quốc gia hay phát huy dân chủ! Phần Hoa Kỳ thì sẽ đi vào bão tố của bầu cử năm tới, với cánh tả bên đảng Dân Chủ đòi cắt giảm quân phí, nên Obama không thể lại can thiệp vào Libya. Gaddafi bị lật đổ thì cũng là quá may rồi!
Nhưng, chẳng vì vậy mà Libya đã thoát khỏi những bàn tay lông lá thọc vào từ bên ngoài: cùng với chuyện nội loạn và có khi cũng vì nội loạn, có khi xứ này sẽ gặp tai họa của nước ngoài.
Thời kỳ "hậu Gaddafi" có thể là cơ hội cho nhiều quốc gia chi phối nội tình Libya.
Khi Gaddafi giương cao ngọn cờ chống Tây phương, Liên Xô đã yểm trợ và can thiệp rất sâu vào Libya. Trong vụ xung đột vừa qua, Liên bang Nga không công nhận Hội đồng Chuyển giao của phe nổi dậy nên coi như thất thế về quyền lợi khi nói chuyện "tái thiết". Nhưng thật ra, từ Liên Xô qua Liên bang Nga, hệ thống tình báo của họ đã xây dựng quan hệ khá vững bền với chế độ Gaddafi và sẽ còn khả năng can thiệp qua các viên chức của chế độ cũ. Để quậy phá nếu cần! Chúng ta nên theo dõi tin tức về các "ổ kháng cự" của Gaddafi, qua mạng lưới tin tức của Nga....
Một cường quốc ở xa cũng đã bị thất thế, là Trung Quốc. Xứ này đã đầu tư khá mạnh vào chế độ Gaddafi, vào hạ tầng cơ sở dầu khí và chuyển vận với 75 doanh nghiệp, 20 tỷ Mỹ kim và đoàn nhân công 36 ngàn người. Vì vậy, Bắc Kinh bỏ phiếu trắng y như Liên bang Nga cho Nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Bỏ phiếu chống thì đâm ra tự lột mặt nạ là bảo vệ Gaddafi! Nhưng trong nhiều tháng liền thì Bắc Kinh vẫn đả kích việc NATO tấn công Libya.
Đến Tháng Bảy, khi thấy tình hình chuyển động thì Thiên triều rà lại sự thể và qua Tháng Tám thì đổi giọng. Đối thoại với Hội đồng Chuyển giao và hứa hẹn góp phần tái thiết theo nguyên tắc bình đẳng là không xứ nào bị kỳ thị!
Ba cường quốc Âu Châu là Anh, Pháp và Ý thì đã can dự vào Libya từ lâu.
Ý chiếm xứ này làm thuộc địa từ 1911 đến 1943. Sau đó từ 1943 đến 1951, Anh kiểm soát cả hai khu vực Tripolitania và Cyrenaica và Pháp thì lãnh khu vực Fezzan. Sau này, ba nước nói trên còn ráo riết buôn dầu bán súng cho chế độ Gaddafi – khi Hoa Kỳ còn đứng ngoài vì chuyện mật vụ của Gaddafi đánh bom phi vụ 103 của hàng không Pan Am năm 1988.
Trong vụ xung đột vừa qua, ba nước này đã đảo ngược lập trường vì sự tàn ác khó chấp nhận được của chế độ Gaddafi. Họ khéo dụ chính quyền Obama nhập cuộc do ảnh hưởng của một số viên chức thiên về chủ trương bảo vệ nhân quyền trong bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia. Sau khi bom rơi đạn nổ, ba nước Âu Châu sớm công nhận và lấy lòng Hội đồng Chuyển giao nên tin chắc là khi cần tái thiết và phục hoạt kỹ nghệ dầu khí xứ này, các tổ hợp năng lượng và xây dựng của họ sẽ không mất phần.
Khi ấy, người ta mới để ý đến các lân bang trong khu vực: xứ Qatar và Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất UAE, Turkey là các quốc gia đã góp phần yểm trợ phe nổi dậy và có con gà cùa họ. Riêng Egypt thì xưa nay đã từng muốn can thiệp vào xứ láng giềng này. Họ có lợi thế để tác động vào chính tình Libya thời hậu Gaddafi, mà không chỉ vì dầu khí.
Sau cùng là lực lượng Thánh chiến xưng danh Libyan Islamic Fighting Group và nhóm khủng bố xưng danh Al-Qaeda tại khu vực Maghreb Hồi giáo (AQIM): bàn tay sắt của Gaddafi vừa bị bẻ gãy, đây là lúc vùng lên, bung ra. Thực tế thì vào lúc dầu sôi lửa bỏng, tư lệnh lực lượng võ trang của Hội đồng Chuyển giao là Abdel Fattah Younis bị ám sát hồi Tháng Bảy trong điều kiện mờ ám. Người ta nghi ngờ bàn tay "Thánh chiến". Y như lãnh tụ Liên minh mạn Bắc của A Phú Hãn là Ahmah Shad Massoud bị ám sát hai ngày trước khi Hoa Kỳ bị tấn công trong vụ 9-11.
***
Chúng ta vừa chứng kiến một cuộc "cách mạng" tại Libya. Thực tế là một vụ can thiệp của quốc tế vì ký do nhân đạo mà giúp phe nổi dậy chiến thắng và chấm dứt chế độ Moammar Gaddafi. Nhưng liên minh đa đoan của các lực lượng tham dự chỉ nói lên được một ý nguyện: đuổi Gaddafi. Còn lại, làm gì sau đó thì chưa ai rõ, mà lãnh đạo của các nhóm võ trang này là những ai thì bên ngoài cũng chưa biết. Có lẽ bên trong cũng vậy. Trong Hội đồng Chuyển gjao có 40 thành viên, nhiều nhân vật vẫn ẩn danh, người ta chưa biết họ là ai và nhắm vào mục tiêu gì.
Thiếu thông tin, tổ chức và thừa võ khí, chúng ta có những điều kiện hắc ám nhất của loạn lạc. Chuyện Libya chưa êm: sứ quân, nội chiến hay Thánh chiến có thể sẽ là thời sự. Dân chủ là ước mơ.
Khi nói đến dân chủ - bằng Anh ngữ rất hợp khẩu vị của truyền thông và dân Mỹ - một số người Libya tin vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Trong số này không thiếu gì người đã từ chế độ Gaddafi kịp thời chạy ra. Nhưng về tổ chức, chủ trương và cán bộ, thì chưa chắc là họ có ảnh hưởng trong xã hội, hoặc trong cuộc tranh đoạt quyền bính hiện nay giữa không khí nội chiến. Mà càng chứng tỏ là mình có hậu thuẫn của Mỹ họ càng dễ mất quần chúng. Và bất lực trước các tay súng của các lực lượng hay thị tộc khác.
Có người khôn ngoan hơn thì mong trở thành "Contras", tức là được Mỹ tạo cho thế đối lập hầu sẽ chia quyền với đám độc tài trong một chính quyền hòa hợp hòa giải sau này. Nhưng đấy chưa là dân chủ mà chỉ là hài kịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.