Hôm nay,  

Hương Gió Đức

19/08/201100:00:00(Xem: 4679)
Hương Gió Đức

Huệ Trân
Văn học Phật Giáo luôn nhắc nhở: “Tăng ly chúng, tăng tàn. Hổ ly sơn, hổ bại”, để căn dặn người xuất gia mà xa rời tăng chúng, sẽ dễ thất bại vì không có năng lượng cộng tu, sách tấn và nâng đỡ. Như cọp kia lìa bầy, xa núi, sẽ dễ bị bắt giết.
Nhưng, ở xứ người, do phương tiện và hoàn cảnh phức tạp nên để có một môi trường cho tăng chúng quay quần cùng tu cùng học, không phải là dễ dàng. Chính vì biết thế, các bậc tôn túc nặng lòng với sự gìn giữ, bảo tồn và phát huy đạo pháp, đã luôn vượt qua mọi khó khăn khi có thể tạo được cơ hội cho hàng hậu học.
Hàng năm, bắt đầu từ tháng sáu đã có những trường Hạ khai đàn. Rồi cứ tiếp tục, quý ngài phối hợp để trường Hạ ở nơi nào mở ra cũng có sự hiện diện của Chư Tôn trưởng thượng, đem thân giáo truyền đạt khẩu giáo. Nhìn những vị Hòa Thượng tuổi già sức yếu, mỗi bước đi đã phải nương cây gậy mà vẫn không ngừng lặn lội từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á chỉ để có mặt với hội chúng, để chia xẻ những bài học từ kim khẩu Đức Thế Tôn, thì hàng Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, ai mà không cảm động.
Riêng tại miền Nam California, trường Hạ ở Phật Học Viện Quốc Tế vừa hoàn mãn, mà khát vọng trau dồi trí đức, chia xẻ đạo tình vẫn nao nức muôn lòng nên cánh cửa chùa Bát Nhã đã mở rộng ngay để một trường Hạ nữa được khai giảng. Tuy phương tiện còn eo hẹp nhưng tấm lòng vị trụ trì thì không nhỏ. Hòa Thượng có mặt mọi nơi, không chỉ ở những Phật sự hoằng dương giáo pháp mà còn ở những nơi cần nói lên tiếng nói bất khuất cho Tự Do, Nhân Quyền và bào tồn lãnh thổ Việt Nam.
Tấm lòng các ngài cũng hiển lộ thật rõ khi Hòa Thượng Quảng Thanh trụ trì chùa Bảo Quang, tuyên bố tiếp nối Trường Hạ Bát Nhã sẽ là Trường Hạ Bảo Quang.
Đóa sen đưa lên, muôn nụ cười rạng rỡ đón nhận.
Chùa Bảo Quang đang ở giai đoạn cuối, việc xây cất, tu sửa. Phòng ốc tuy nhiều, nhưng chưa đâu hoàn tất. Gạch ngói, xi măng, cưa, đục, còn ngổn ngang khắp nơi! Vậy mà Hòa Thượng phát tâm mở trường Hạ, hẳn ngài phải tin vào sự hộ trì của Long Thần Hộ Pháp.
Quả thật, các thầy cô kéo va li vào nhận phòng là nhận ngay cái chổi và bao rác. Đại Đức Thích Nhuận Hùng mang tới những chiếc ghế vải, mỗi ghế kèm theo một khăn trải. Thế thôi, là quá đủ rồi. Không ai mượn lời ẩn dụ của Ngài Xá Lợi Phất hỏi trưởng giả Duy Ma Cật là chúng hội sẽ ngồi đâu, khi thấy phòng trống trơn, không bàn không ghế!
Vậy mà, kim đồng hồ chỉ nhích chưa đầy sáu mươi phút thôi là hiển lộ tinh thần Kinh Vô Lượng Thọ: “… Các thứ thọ dụng, thảy đều đầy đủ, thảy đều phong phú, lầu các lan can, vuông tròn rộng hẹp, hoặc lớn hoặc nhỏ, vừa nghĩ liền hiện, thảy đều đầy đủ …” (*)
Cũng thời gian này, nhà trù chùa Bảo Quang rộn rã hẳn lên, với sự tiếp sức của Phật tử xa gần để Chư Tăng Ni về nhập hạ có ba bữa rau đậu tươi ngon mỗi ngày. Xin ghi nhận công đức của Ban Trai Soạn chùa Bảo Quang và các thí chủ.
Sáng thứ hai, 25 tháng 7 năm 2011, Lễ Kiết Giới tại Chánh Điện chùa Bảo Quang được ghi nhận:
Hòa Thượng Thiền Chủ: Hòa Thượng Thích Chơn Thành, viện chủ chùa Liên Hoa
Hòa Thượng Tuyên Luật Sư: Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, viện chủ chùa Huệ Quang
Hòa Thượng Hóa Chủ: Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang.
Chư Hòa Thượng chứng minh:
Hòa Thượng Thích Thiện Long, viện chủ chùa Phật Tổ, Long Beach
Hòa Thượng Thích Giác Sỹ, viện chủ tu viện Giác Lý, Santa Ana
Và 54 Đại Đức, Tăng, Ni đến từ các tự viện.
Chương trình thời khóa đơn sơ nhưng nghiêm túc:
5:30AM Thức chúng
6:00AM Hô canh tọa thiền – Công phu sáng
8:00AM Tiểu thực
9:00AM Tụng kinh Địa Tạng
11:30AM Cúng quả đường – Kinh hành niệm Phật
12:30PM Chỉ tịnh
2:00PM Thức chúng
2:30PM Thảo luận Phật pháp
4:00PM Công phu chiều
6:00PM Dược thực
8:00PM Tụng kinh Tịnh Độ - tụng 21 biến Chú Đại Bi
10:00PM Hô canh tọa thiền
10:30PM Chỉ tịnh.
Trong buổi thảo luận Phật pháp, ngày đầu tiên, Hòa Thượng Hóa Chủ đã kể một đoạn ngắn trong câu chuyện Thoát Vòng Tục Lụy, mà ý nhị gợi ý rằng: “ Không thắng keo này, ta bầy keo khác” là cách nói của người thế tục, không nản chí trước thất bại. Còn người tu chúng ta thì phải nói thế nào cho đúng" Hòa Thượng hỏi, rồi trả lời dùm ngay: “Những gì không đạt khóa này, phải tu tiếp khóa khác”.
Giảng sư buổi học sau thì dùng phương cách khác, là gợi lên một ý, lại hỏi hội chúng góp ý. Không ai góp ý thì ngài chỉ định ngay “ Đại đức nghĩ sao" Sư cô nghĩ sao" Còn Phật tử đây nữa, ta phải chuẩn bị gì"”
Cũng lại có những buổi pháp đàm, hội chúng được nghe hai giảng sư cùng nói về một đề tài phong phú. Đó là “Văn hóa Phật Giáo Việt Nam”.

Chúng ta từng biết rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ cần đòi hỏi Trung Quốc để dân Tây Tạng được tự trị về văn hóa, vì ngài biết rằng văn hóa còn là dân tộc còn. Đất nước Việt Nam từng bị người Tầu đô hộ ngàn năm nhưng sức mạnh của kẻ xâm lược vẫn không thể khống chế người dân Việt thắt bím tóc, đội nón tròn hay mặc áo xẩm! Cái gì giữ chúng ta không bị đồng hóa" Có phải cái vô hình mang tên “Văn Hóa” nhưng có sức mạnh vô song tiềm ẩn từ giòng máu “ Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo, Quang Trung đại phá quân Thanh, Lý Thường Kiệt châu chấu đá xe, tiếng trống Mê Linh Trưng Vương khởi nghĩa” … vân vân và vân vân….” 
Có lẽ rất hiếm khi hội chúng được nghe đề tài Văn Hóa một cách thoải mái, phong phú, dưới cái nhìn từ nhiều khía cạnh độc đáo của những vị trưởng tử Như Lai. Thầy chỉ tay về cuối chánh điện:
-Đại hồng chung kia, đúc từ Huế, qua bàn tay và tim óc nghệ nhân Việt Nam, có là văn hóa không" Trống đồng này được bao đời cha ông ta gìn giữ, có là văn hóa không" Người con Phật gặp nhau, cúi đầu, chắp tay, thì không còn tay phải, tay trái, mà chỉ còn là búp sen thân ái, vậy, có là văn hóa không"
Thông thường, cứ nghe hai tiếng “Văn Hóa”, đã tưởng ngay cái gì cao siêu, phải trí tuệ, phải đạt nhiều học vị, mới hiểu. Nhưng đem tâm thanh tịnh mà nhìn thì văn hóa đặc thù, tuyệt đẹp của chúng ta có thể ở ngay sự tôn trọng lễ nghĩa nơi thôn làng. Cha mẹ hoan hỷ hái trái mít vừa chín trong vườn nhà, cắt trái bầu nặng nhất giàn mang tới tạ ơn thầy giáo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Dạy một chữ, đã là thầy, nửa chữ cũng là thầy, huống chi, những thầy giáo ở thôn quê còn kiêm cả việc giáo dục thay cha mẹ những đứa trẻ, đang suốt ngày bận rộn ngoài đồng áng. Sự biểu tỏ lòng tôn kính biết ơn này, có phải là văn hóa không" Hình thức thì vô cùng đơn sơ nhưng giá trị tinh thần, thì chắc chi mâm cao cỗ đầy, bạc vàng châu báu đã sánh kịp!
Cứ chậm rãi, khoan thai, nhị vị Hòa Thượng giảng sư dẫn hội chúng từng bước, vào không gian Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam với biết bao khám phá kỳ diệu.
Cùng từ cái nhìn đó, mọi sự quanh ta trở nên cực kỳ linh động và đơn giản. Đàn kiến từ đâu, rủ nhau thật đông, theo men tường chánh điện. Chúng nối nhau rất thứ tự, chẳng khác đang kinh hành. Hòa Thượng Hóa Chủ bảo: “Tôi mới nghe chúng thì thào, là các sư cô ở đâu về, tụng kinh hay quá, chúng ta phải lên tận nơi mà nghe cho rõ!”
Đàn kiến có thực rủ nhau nghe kinh hay không, chỉ Hòa Thượng Hóa Chủ biết được, nhưng những thời kinh đều đặn mỗi ngày như Thủ Lăng Nghiêm, kinh Địa Tạng, kinh A Di Đà, Mông Sơn thí thực và mỗi tối tụng 21 biến Chú Đại Bi sau khi tọa thiền là những gì mà Phật tử được nghe và được cùng tham dự với Chư Tăng Ni về kiết hạ.
Có lẽ, khắp các ngôi chùa miền Nam Cali, không nơi nào có hồ sen tỏa đầy hương sắc như chùa Bảo Quang. Suốt mười ngày an cư, sen ở hai hồ lớn và những bồn nhỏ đã liên tiếp nở. Sen nở, cúng dường Chư Phật, hay cũng nhân thể, nghe kiến rủ, về nghe kinh"
Hương sen và hương giới đức quyện trong không gian khiến tôi liên tưởng tới hồ sen mà Đức Thế Tôn đã lặng thinh quán sát sau khi vừa thành đạo. Đức Phật đã nhận ra điều cực kỳ quan trọng, là mọi chúng sanh đều có Phật tánh như nhau nhưng do vô minh che lấp mà chẳng hay biết. Ngài đã phát khởi từ bi, ở lại ta-bà, lập ra nhiều pháp môn để tùy căn cơ chúng sanh mà độ thoát.
Hơn hai mươi lăm thế kỷ đã qua, bao triều đại, bao quyền uy, bao thành quách, bao ý thức hệ, bao quan điểm, bao trào lưu, v.v… tưởng là thạch trụ vô cùng vô tận, cũng đã theo nhau sụp đổ, nhận sự đào thải của tiến trình văn minh toàn cầu. Nhưng riêng Đạo Phật, trước sau như một, vẫn còn đây. Không những còn, Đạo Phật lại đang chứng minh nhiều lời dạy của Đức Phật khi xưa phù hợp với những gì mới mẻ, được coi là sự khám phá ở thời nay. Thí dụ như gần đây, sau những chương trình thí nghiệm kéo dài nhiều thập niên này sang thập niên khác, y học mới xác nhận được là trong mỗi tế bào li ti đều chứa trọn vẹn sự sống.
Điều này, Đức Phật đã dạy trong kinh Hoa Nghiêm từ nhiều ngàn năm trước, là “Cả đại dương nằm trong vỏ ốc” hay “Mặt trời nằm trọn trong hạt cải”
Sự tiếp nối truyền thừa Chánh Pháp mà Chư Tôn Thiền Đức không từ nan khó khăn nào để tạo mọi cơ hội tu học cho hàng xuất gia cũng như tại gia, có phải mục đích rốt ráo, là cùng nhau, những chúng sanh SẼ THÀNH PHẬT, đạt lời Phật xác quyết, cởi bỏ được sự trói buộc chằng chịt của vô minh để THÀNH PHẬT!
Giảng sư hỏi:
-Thành Phật là gì"
-Thưa, thành Phật là trở về được với Phật-tánh sẵn có của mình.
Câu hỏi và câu trả lời được hương sen ngoài hồ, theo gió, tỏa trong không gian, quyện thành Hương Gió Đức.
(*)trích kinh Vô Lượng Thọ
Huệ Trân
Bảo Quang Tự
An Cư Kiết Hạ, 07/25/2011 – 08/02/2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.