Hôm nay,  

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

7/9/201100:00:00(View: 6846)

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

buivanphu_20110704_h01-large-contentPháo bông mừng nước Mỹ 235 năm tuổi. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Năm nay Lễ Độc lập mừng nước Mỹ 235 tuổi rơi vào ngày thứ Hai nên là cơ hội cho những cuộc vui kéo dài suốt một cuối tuần đầu tháng Bảy mùa hè. Chúng tôi cùng vài gia đình thân quen hôm thì đến với thiên nhiên, hôm lai rai nhậu ở nhà, cũng hot dog, burger, thêm BBQ gà ngũ vị hương, đu đủ bò khô, sò ốc. Ăn nhậu trong ngày, tối coi bắn pháo bông là truyền thống mừng Lễ Độc lập 4-7 của Mỹ.

Chúng tôi là những người tị nạn, di dân như bao triệu người khác đã chọn nơi này để lập nghiệp. Có người đến Mỹ ngay sau tháng 4.1975, có người mới chân ướt chân ráo. Người vượt biển Đông, người vượt sông Mekong, người bay thẳng từ Sài Gòn đến San Francisco. Gặp nhau câu chuyện thường xoay quanh hành trình đến Mỹ, những khó khăn hội nhập trong giai đoạn đầu rồi đến việc học hành, sinh hoạt của các con.

Lúc mới đến Mỹ ai cũng cực khổ làm đủ thứ việc từ lao công, bồi bàn, bỏ báo đến lựa rác, hái trái cây để mưu sinh, mua sữa, tã cho con còn thơ dại. Dần rồi ổn định cuộc sống với một công việc thích hợp, làm lâu dài, đóng thuế, trả nợ nhà, nợ xe cùng lúc con cái vào đời, vào đại học.

Trong số những người con của đám bạn bè chúng tôi có hai em lớn nhất hiện là sinh viên năm thứ ba ở U.C. San Diego, em nữ học hè tại trường, em nam sang Pháp học chương trình 8 tuần bên đó. Một em nữa mới vào học U.C. Los Angeles năm đầu. Còn lại mấy em đang học cấp 3.

Con cái đi học xa đối với chúng tôi không là nỗi lo vì hiểu rằng có xa nhà các em mới học được tính tự lập khi vào đời. Mấy gia đình bạn có con đi học xa nhà cũng chẳng mấy khi tính chuyện nấu nướng đồ ăn, thức uống khi xuống thăm các em, như quan sát và nhận xét của một nữ sinh viên da trắng ở Đại học U.C.L.A. được đưa lên YouTube cách đây ít lâu làm bùng lên những tranh cãi. Cô phàn nàn sinh viên châu Á hay ồn ào trong thư viện và bố mẹ sinh viên châu Á, cô không nói rõ gốc nhưng tôi nghĩ cô nói đến người Việt, khi đến trường thăm con mang theo đủ thứ đồ ăn, thức uống cho con dùng trong nhiều ngày. Theo cách nhìn của cô sinh viên này thì cha mẹ làm như thế là không tập cho con tính độc lập, tự lập.

Theo tôi, nhận xét của cô đúng trong một chừng mực nào đó. Sinh viên vào thư viện mà ồn ào là đáng trách. Còn chuyện lo thức ăn cho con đã vào đại học cho thấy cha mẹ người Á đông lo con sống xa nhà, không ăn uống đầy đủ hoặc lo con không có dịp ăn món Việt, món Tàu nên thương con mà làm thế chứ nhiều em cũng chẳng vui gì khi cha mẹ cứ lo từng li, từng tí, lúc nào cũng coi con như còn ngây thơ, khờ khạo.

Thực ra chuyện này phản ánh tâm lí xã hội của người châu Á là cha mẹ lo cho con ăn học nên người để sau phải phụng dưỡng báo hiếu.

Nhưng trong nếp sống Mỹ cha mẹ khuyến khích và các con cũng biết rằng vào đại học là bắt đầu ít lệ thuộc gia đình để dần quen với cuộc đời tự lập, tự lo cho chính bản thân và cha mẹ ở Mỹ không ai bắt con phải phụng dưỡng mình khi về già. Hệ thống an sinh xã hội là chính sách của nhà nước đã có lâu đời để chăm sóc cho người dân đến tuổi hưu trí hưởng già.

Ở Mỹ, nếu đi làm chính thức, lãnh lương là bị trừ đi nhiều loại tiền thuế, thuế liên bang, thuế tiểu bang, tiền bảo hiểm y tế, tiền đóng vào quỹ an sinh xã hội để khi trên 65 tuổi sẽ được hưởng. Theo số liệu mới nhất, hiện nay tiền an sinh xã hội trung bình là 1,400 đô-la một tháng.

Ước tính của cơ quan an sinh xã hội liên bang, một người ở tuổi 40 nếu lương hiện thời là 100 nghìn đô-la một năm và tiếp tục làm việc đến năm 65 tuổi với cùng mức lương, khi về hưu sẽ lãnh 2 nghìn đô một tháng. Nếu để dành thêm trong quỹ 401-K khi về hưu cũng có thêm 2 nghìn đô nữa. Khi đó nợ nhà đã trả hết, với 4 nghìn đô một tháng, bảo hiểm y tế được chính phủ trợ cấp mua với giá rẻ thì ung dung hưởng nhàn.

Trong số người thân quen, tôi lớn nhất, đi dạy học gần 30 năm và nay đã đủ tiêu chuẩn để nghỉ hưu nếu muốn. Những bạn khác, người làm kĩ sư, dược sĩ, kế toán, tài xế xe tải, đầu bếp chính, người làm khách sạn, làm neo, làm công nhân viên quận hạt, ai cũng đóng góp cho xã hội theo luật định và cũng mong chờ khi đến ngày đủ tuổi hưu trí để thong dong vui chơi.

Chúng tôi ngồi ôn lại ít nhiều kỉ niệm về ngày mới đến Hoa Kỳ để thấy những khó khăn ban đầu rồi cũng vượt qua. Anh bạn có cậu con trai đang học hè bên Pháp kể về những tháng năm cơ cực không bao giờ quên. Khi mới qua, ở vùng nông trại Merced khỉ ho cò gáy khác hẳn với đời sống buôn bán của gia đình ở Sài Gòn. Công việc đầu tiên anh đi làm trong vườn cây trái. Ngửa cổ rung những cây walnut cho trái rụng hết xuống, rồi còng lưng hốt bỏ vào giỏ. Ngày làm 10 tiếng, mất một tuần mới đạt chỉ tiêu 700 cây chủ vườn giao cho. Lương được trả tất cả 200 đô-la, tính ra chưa đến 3 đô-la một giờ.

Cực quá, bỏ miền quê lên kinh thành ánh sáng San Francisco làm nghề bỏ báo. Sáng sớm hai vợ chồng chở cả đứa bé trai còn nằm trong nôi đi ném báo. Mưa hay nắng, gió hay bão thì một năm vẫn làm đủ 365 buổi sớm. Rồi đi nấu ăn, không phải nhà hàng Việt mà nhà hàng Ý còn bà xã lúc đầu cũng học làm neo, làm tóc nhưng không thấy hợp nên đi làm khách sạn. Đúng sở thích hai vợ chồng giữ việc từ đó đến nay. Sau hơn 20 năm định cư, cuộc sống ổn định. Xe, nhà có đủ. Tháng tháng trả tiền nợ đều đặn. Hàng tuần thích xuống San Jose ăn quà vặt. Lâu lâu đi du lịch Lake Tahoe hay nam California và “xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” như bao người khác đã đến với xứ sở của độc lập, tự do và nhiều cơ hội này.

© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Reader's Comment
7/13/201123:15:39
Guest
Chào bạn Thanh Nguyen. Tôi thực sự muốn hiểu rõ hơn cách viết tiếng Việt cho chuẩn, không dựa theo sách xuất bản trong nước, vậy nếu bạn biết có những tài liệu hay sách về chính tả, ngôn ngữ Việt xin bạn mách dùm để tôi tìm đọc. Cám ơn bạn nhiều.

- Bùi Văn Phú
7/9/201111:05:30
Guest
Xin tác giã đừng dùng chử "i" thay thế cho "y" được không? Chúng ta đang trên đường tranh đấu chống văn hoá cộng nô thì tại sao chúng ta phải dùng văn hoá của chúng, làm như vậy làm sao chúng ta dạy tiếng Việt chân chánh cho con em chúng ta đây? Ngộ là "chệt" Cholon nên không rành tiếng Việt nhưng ngộ cố gắng, thật cố gắng không cùng chử của chúng.
Bàn về vấn đề cô sinh viên "da trắng" đưa lên youtube phàn nàn sinh viên Á Châu cha mẹ mang thức ăn cho con nhiều ngày làm sự tranh luận bàn cải. Ngộ không phải Mỹ hoá nhưng ngộ công nhận cô sinh viên nầy đúng vì phần đông đàn bà Việt Nam thích nấu nướng, châm sóc con cái chu đáo hơn vì vậy khi đem thức ăn cho con thì mang quá nhiều, cái tủ lạnh trong dorm thì có giới hạn đã thế còn phải share cho hai hoặc ba người thì những người roommates kia có chổ đâu để thức ăn của họ? Vả lại thức ăn của chúng ta tuy ngon, nhưng thật sự không smell good nếu dể trong tủ lạnh lâu ngày mà phòng thì các cửa đóng kín quanh năm. Ngộ cũng có con đi học xa, nhưng mỗi lần đến thăm thì chúng bảo: ba mẹ đừng mang thức ăn nhiều cho con, đừng làm phiền các bạn con, họ cũng cần chổ trong tủ lạnh để để thức ăn của họ.

Thử
7/10/201115:53:49
Guest
Cám ơn góp ý của bạn Thử. Tôi sẽ tìm hiểu kĩ hơn cách viết tiếng Việt cho chuẩn, chứ chẳng theo quốc gia hay cộng sản trong chuyện này.

Về i dài (y) hay i ngắn tôi không hiểu vì sao viết "lý tưởng" mà không phải là "lí tưởng", còn "bác sĩ" chứ không phải "bác sỹ"?

- Bùi Văn Phú
7/12/201121:49:07
Guest
Tôi tin tác giả bài viết không theo quốc gia hay cộng sản trong chuyện này. Nhưng có một thực tế là việt cộng có chuẩn của việt cộng, còn người Việt Quốc Gia có chuẩn của Quốc Gia. Và hai chuẩn này là khác nhau. Tác giả có thể chọn một.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.