Hôm nay,  

Vụ DSK: Nghĩa Đồng chí và Lý tưởng xã hội chủ nghĩa

11/06/201100:00:00(Xem: 6426)

Vụ DSK: Nghĩa Đồng chí và Lý tưởng xã hội chủ nghĩa 

Nguyễn thị Cỏ May

Bị truy tố về tội toan cưỡng dâm và giữ người trái phép, ông Dominique Strauss-Kahn (DSK) hôm thứ hai 02 tháng 06 ra hầu Tòa án Nửu - ước . Trước Tòa, ông DSK vẫn quả quyết mình không có tội. Trong phiên xử ngày 18/07 tới, sẽ diễn ra cuộc đấu lý vô cùng hào hứng giữa bên buộc tội là Thẩm phán Cyrus Vance Jr, người nổi tiếng tài hoa, cương trực và binh vực phụ nữ bị áp bức như là một thiên chức và bên biện hộ vô tội cho bị cáo là Luật sư Benjamin Brafman, gốc do thái, nổi tiếng thành công trong những vụ tưởng chừng như tuyệt vọng, nhứt là các vụ hình sự của ma-phi-a nên ông còn được tiếng là luật sư của ma-phi-a .

Trong thời gian chờ tới phiên xử ngày 18/07, luật sư của ông DSK, nhờ thân chủ sẳn tiền cho mọi chi phí, cố gắng tìm một vài chi tiết nào đó về đời tư của nguyên đơn để nhằm tạo được sự nghi ngời về lời khai của nguyên đơn . Như nguyên đơn có một lần nói dối, luật sư sẽ dựa theo đó bát bỏ lời khai vì cho rằng nay cũng khai dối .

Nhưng phiên Tòa hôm 02/06 chỉ diển ra có 3 phút vì đó là một phiên Tòa có tính cách kỷ thuật hành chánh . Vừa ra khỏi cửa nhà để đi tới Tòa án, ông DSK bị một nhóm phụ nữ đứng sẳn, với biểu ngữ, la ó sỉ vả kẻ hiếp dâm .

Quả thật từ rất lâu, thế giới chưa có vụ án nào có khả năng thu hút sự quan tâm mạnh của dư luận như vụ DSK. Hôm nay, các báo Pháp đều dành trang nhứt đang tin vụ DSK ra Tòa . Nhựt báo Giải phóng (Libération) đi tựa «DSK trước vành móng ngựa», nhựt báo Le Figaro «Ngày N của DSK », nhựt báo Pháp Chiều (France Soir) chạy tít «Giờ của sự thật», sau cùng nhựt báo công giáo «Thánh Giá» (La Croix) đưa lên trang nhứt « Pháp-Mỹ : mâu thuẩn giửa hai nền pháp lý» để đối chiếu hai hệ thống luật pháp của hai nước bên bờ Đại dương .

Thực tế, vụ DSK không khác một cơn sóng thần đang đổ ập tới nước Pháp, làm tan biến thành bọt bèo giấc mơ làm Tổng thống Pháp và lý tưởng cấp tiến của phe xã hội.

Hai bờ Đại dương

Dư luận phản ứng về vụ DSK ở bên này Đại dương không giống như ở bên kia . Người Pháp cho rằng hệ thống hình sự của Mỹ đáng xấu hổ khi dẩn ông DSK bị còng tay ra trước Tòa trong lúc ông chỉ mới là kẻ bị tình nghi có tội. Trái lại, người Mỹ chê trách người Pháp mới đáng xấu hổ vì giới ưu tú pháp từ lâu đã biết rỏ tật xấu cố cựu của ông DSK mà im lặng, nay sự việc bùng nổ thì lại mô tả hành động cưởng dâm như là đặc tính bình thường của «con người quyến rũ đàn bà» tài hoa .

Nhưng cả hai bên đều cho hệ thống pháp luật của mình là tốt. Pháp bằng lòng hệ thống pháp luật của mình đặt trọng tâm bảo vệ nhân phẩm của kẻ bị cáo . Quan niệm về bảo vệ nhân phẩm bắt nguồn từ bảo vệ giới thượng lưu thời đại Ánh Sáng xa xưa . Khi thực thi ý niệm này thì công lý không còn là một trước mọi người . Còn Mỹ đề cao mục đích nhằm đặt mọi người giàu, nghèo, thường dân hay chức phận cao đều bằng nhau trước pháp luật . Nếu công kích hệ thống luật pháp của Pháp, Mỹ có lý khi cho rằng đó là một hệ thống luật pháp mang đặc tính chế độ lãnh chúa, sự tồn đọng của thứ tình cảm tôn ti thứ bực chưa vượt qua khỏi sức mạnh quyền uy quân chủ . Phải chăng truyền thống đặc ân của thứ quân quyền ấy nay cho phép một đảng viên cao cấp đảng xã hội ở khách sạn với giá 3000 euros / đêm và cả quyền toan cưởng dâm một phụ nữ nghèo hèn "

Thật ra người Pháp vẫn nghĩ rằng mọi người ở Pháp đều được đối xử ngang nhau trước luật pháp. Nhưng người Pháp quan niệm bình đẳng trước pháp luật là không nhằm làm nhục những người quyền cao chức trọng, mà nhằm cố gắng bảo đảm sự đối xử với mọi người không như trước kia đối xử với bọn « vô lại » .

Vụ DSK đã làm nổi bậc sự khác nhau giửa hai nền văn hóa pháp lý mỹ và pháp . Từ hai thế kỷ qua, tính bình đẳng của Pháp được quan niệm bằng cách nâng lên cao, tức mọi người càng nhiều càng tốt, được kính trọng . Đó là quyền của giới quí tộc ở thế kỷ thứ XVIII được kính trọng. Ở Mỹ, trái lại, sự bình đẳng luật pháp được quan niệm ngược lại, tức hạ thắp xuống để bằng nhau ở từng đáy . Nói rỏ hơn là mọi quyền được kính trọng trước luật pháp đều bị hủy bỏ .

Theo đó, ở Pháp, quyền bảo vệ đời sống tư là quyền tôn trọng nhân phẩm . Ở Mỹ, quyền đó là quyền bảo vệ sự tự do.

Từ khác biệc về sự bình đẳng đó, khi bị kêu án, ông DSK sẽ ở tù chung và giống như những tù nhơn hình sự hiếp dâm khác . Nếu ông được chấp thuận cho vế Pháp ở tù, thì ông sẽ được ở trong một khu vực riêng dành cho những VIP với những ưu đải mà các khu vực khác không thể mơ ước . Và Chánh phủ Pháp sẳn sàng ủng hộ đơn xin về Pháp ở tù của ông DSK . Nhưng liệu Tòa án Mỹ có ưng thuận hay không "

Riêng người phụ nữ ngày nay ở Pháp và Mỹ, qua vụ DSK, đều lên tiếng ca ngợi thành quả của cuộc cách mạng xã hội . Một phụ nữ da đen, nghèo nàn và thắp hèn, làm bồi phòng cho một khách sạn sang trọng, dám thưa một người quyền cao, chức trọng, giàu có và lời thưa được chấp pháp . Trước đây chẳng bao lâu, ra trước Tòa, những lời khai của phụ nữ bị cưởng dâm hay bị xách nhiễu tình dục đều bị Tòa cho là nói dối vì muốn trả thù hay vì xấu hổ do phản ứng sau một vụ làm tình có thỏa thuận .

Lẽ phải và lý tưởng đảng phái

Vụ DSK đã làm nổ tung trât tự xã hội, chánh trị, tan vở giấc mơ khanh tướng của đảng xã hội và xóa sạch những giá trị mà các lý thuyết gia cánh tả đã khai sáng .

Đối với những người Pháp khuynh tả, vụ DSK làm quay cuồng những giá trị tiêu chuẩn vì họ vừa đứng về phía DSK, đồnh chí sáng giá nhứt chắc chắn sẽ làm Tổng thống Pháp trong năm tới lại vừa phải đứng về phía người nữ bồi phòng nạn nhơn của khách sạn Sofitel vì quan hệ giai cấp .

Thật vậy, đảng xã hội vì theo đuổi lý tưởng cấp tiến nên luôn luôn lớn tiếng tuyên bố là mình đứng về những thành phần bất hạnh của xã hội để tranh đấu bảo vệ . Mà người bồi phóng nạn nhơn hội đủ những yếu tố của mẫu người mà đảng xã hội binh vực : phụ nữ, đen, nghèo, di dân, nói tiếng pháp và hồi giáo sống trong một xã hội tư bản, nói tiếng anh và thiên chúa giáo. Đồng thời nhiều đảng viên đảng xã hội không thể không nghĩ chính người phụ nữ mà mình phải binh vực đó lại là người sẽ làm cho Ông Sarkozy tái đắc cử Tổng thống năm tới trong lúc kết quả thăm dò cho thấy Ông bị mất phiều cho ông DSK . Thế là con tim cấp tiến đập lại ngược chìu, thấy nạn nhơn của ông DSK trở thành đối thủ và mong rằng nạn nhơn sẽ thỏa hiệp để bảo vệ sự nghiệp của đảng xã hội trước cơn sóng thần này .

Trước sự việc ông DSK phá nát những giá trị luân lý và truyền thống chỉ vì nếp sống một « tay chơi » lừng lẫy, nhiều người Pháp tự hỏi « có thể vừa giàu vừa tả phái» được không " Nhưng rỏ ràng cái giàu của DSK đã không giúp DSK vận động bầu cử Tổng thống năm tới, mà ngày nay phải đem ra xài để tiêu diệt một phụ nữ lẽ ra phải binh vực theo lý tưởng xã hội!

Vụ DSK cưởng dâm mang tính bạo hành đã làm nhiều phong trào phụ nữ xuống đường hô hào tranh đấu chống tệ nạn kỳ thị nam/nữ .

Cánh tả từ ba mươi năm qua giử lập trường tranh đấu cho nữ quyền . Nay mặt trận này tự nhiên bị mất vào phe hữu .

Người kế vị DSK ở Quỉ Tiền tệ Quốc tế

Quỉ Tiền tệ Quốc tế (FMI) được các nước giàu nhứt thành lập từ sau Đệ II Thế chiến 39-45 . Theo truyền thống, người điều khiển FMI phải là một người Âu châu và người điều khiển Ngân hàng Thế giới (BM) phải là một người Mỹ. Thông lệ này được Mỹ ủng hộ và Mỹ là quốc gia đóng góp cho Quỉ nhiều hơn hết .

Ai cũng biết rằng FMI gồm có 187 Quốc gia thành viên . Thông lệ bất di bất dịch về người Tổng Giám đốc Cơ quan tài chánh Quốc tế mặc nhiên biểu thị sự kỳ thị đối với 93% nhơn loại mà lại được Mỹ bảo đảm .

Đặc tính như những mục tiêu của Cơ quan theo đuổi là sự trong sáng, sự hiệu quả và sự xứng đáng được giúp đở . Nhưng thường sự cứu xét hồ sơ để giúp đở được ông Giám đốc quyết định không nhứt thiết phải phù hợp với những giá trị tiêu chuẩn kia .

Sự chọn lựa người điều hành Cơ quan tài chánh Quốc tế không thay đổi từ ngày thành lập giữa thập niên 40 vì tình hình chánh trị lúc đó nhưng ngày nay cách chọn lựa đó không còn thích hợp nữa . Cần phải được thay đổi để bảo đảm tính ổn định về kinh tế và xã hội cho thế giới. Thông lệ cố hữu về người Âu châu nắm giử FMI và người Mỹ nắm giữ Ngân Hàng Quốc tế không phải là điều lệ . Từ năm 2008, các Quốc gia thành viên đã đưa đề nghị phá bỏ thông lệ ấy . Nay ông DSK từ nhiệm là dịp thực hiện sự thay đổi nhơn sự lãnh đạo Cơ quan . Nhưng các nước phát triển Âu châu như Đức, Pháp, … đều vận động ráo riết đê tiếp tục giử cho được 1 người của Âu châu làm Giám đôc thay thế ông DSK . Lý do là Âu châu đang bị khủng hoảng, phải có người Âu châu am hiểu tình hình Âu châu để giải quyết .

Đồng thời các Quốc gia Nam mỹ cũng bảo Nam mỹ đang khủng hoảng, Quỉ phải có người nắm vững thực tế nam mỹ để giúp Nam mỹ ổn định tình hình kinh tế xã hội .

Bà Christine Lagarde, đương kim Tổng trưởng Kinh tế Tài chánh của Pháp, là người sáng giá hơn hết để thay thế ông DSK . Một bà Pháp nên chắc sẽ không phải ra hầu Tòa án Nữu ước như ông DSK !

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
11/06/201111:34:44
Khách
Công pháp của nước Mỹ thật công bằng và sáng giá, không phân biệt người giàu hay nghèo, người quyền chức hay bàn dân thiên hạ nghèo hèn, hễ ai phạm tội, đều bị xét xử như nhau, dù ông ta là TT Bill Clinton hay chủ tịch quỹ tiền tệ Châu Âu. hoan hô luật pháp cuả Mỹ...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.