Hôm nay,  

Quậy Sóng Đông Hải

6/4/201100:00:00(View: 11611)

Quậy Sóng Đông Hải

Nguyễn Xuân Nghĩa

Để Cho Êm Nội Loạn....

Có một cách thăm dò mạch địa chấn nằm ngoài Đông hải của Việt Nam là tìm vào những vết rạn bên trong Hoa lục.

Trung Quốc đang chuẩn bị Đại hội đảng của Khoá 18, dự trù tổ chức vào quãng tháng 10, 2012. Như Đại hội 16 vào tháng 11 năm 2002, Đại hội tới sẽ bầu lên một lớp lãnh đạo thuộc thế hệ thứ năm để thay thế lớp người như Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo hay Úy Kiện Hành, gọi là "thế hệ thứ tư" sau các thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.

Nhìn trong viễn cảnh dài, những thành tựu sau cải cách của Đặng Tiểu Bình từ 1979 đã đi hết sự vận hành dễ dãi ban đầu - như dễ vặt những trái thấp nhất - và bắt đầu có trở ngại.

Đầu tiên là tham nhũng và lạm phát, nguyên do chính của vụ Thiên an môn ngày bốn tháng Sáu năm 1989 - "Sự cố Lục Tứ" - khiến mấy ngàn người bị tàn sát trên quảng trường này tại Bắc Kinh. Sau đó là thất quân bình giữa các địa phương và lại lạm phát năm 1998. Thế hệ thứ tư lên lãnh đạo từ cuối năm 2002 và cầm quyền từ đầu năm 2003 có thấy ra vấn đề. Những ưu tiên mới là hạn chế lạm phát, tái phân tài nguyên phát triển cho các tỉnh bên trong để san bằng thất quân bình, và chuyển dần mục tiêu từ lượng sang phẩm...

Nhưng hai sự kiện đã đình hoãn và đẩy lui chiều hướng cải cách đó.

Thứ nhất, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2001. Đà tăng trưởng tăng vọt nhờ buôn bán nhiều hơn với bên ngoài đã đẩy lui ưu tiên tái phối trí đầu tư cho các tỉnh bị khóa trong lục địa và chứng minh giá trị của chiến lược hướng ngoại - lấy xuất cảng làm đầu máy. Sự kiện đó củng cố ưu thế lẫn quyền lợi và quyền lực của các tỉnh duyên hải, và phe cánh Giang Trạch Dân.

Tranh luận nội bộ về hướng nội hay hướng ngoại vì vậy không dứt khoát.

Sự kiện thứ hai, vụ khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ rồi nạn Tổng suy trầm toàn cầu 2008-2009 khiến nỗ lực cải cách càng bị trì hoãn, thậm chí cản trở. Nhu cầu tăng trưởng cao để chống suy trầm dẫn tới việc kiềm chế hối suất đồng bạc, tăng chi và bơm tín dụng để kích thích sản xuất. Với hậu quả là thổi lên bong bóng đầu cơ và rủi ro lạm phát. Và gây ra bài toán lưỡng nan, hai mặt đều bất lợi, vì kềm hãm lạm phát có thể giảm đà tăng trưởng.

Thế hệ lãnh đạo thứ tư lâm thế kẹt và phải chuyển giao trách nhiệm cải tổ cho thế hệ kế tiếp.

Tổng kết lại, lãnh đạo Trung Quốc đang gặp một thách đố sinh tử: không thể phát triển bền vững và tăng trưởng hài hòa nếu không cải tổ từ kinh tế xã hội lên tới chính trị. Việc chuyển hướng tăng trưởng từ lượng sang phẩm đã được Hội nghị Ban chấp hành thông qua từ tháng 10 năm ngoái, sẽ chỉ được áp dụng trong thực tế sau Đại hội 18. Từ nay đến đó, làm sao không gặp thêm sóng gió thì đã là may!

Nhưng làm sao không gặp được khi đà tăng trưởng sẽ giảm"

Dưới 8% một năm là có thể khủng hoảng vì không tạo đủ việc làm cho 14 triệu người trẻ đến tuổi đi vào thị trường lao động. Khi lạm phát lại tăng vọt, còn hơn con số chính thức, thì thất nghiệp và vật giá là hai lưỡi dao cùng bén! Nó gợi lại hình ảnh Thiên an môn 1989.

Mà vấn đề không chỉ có hai vế kinh tế là đạp thắng hay tống ga.

Do nhu cầu tăng chi để kích thích kinh tế, hai năm qua các chính quyền địa phương đã vay bừa phứa. Bị hạn chế thì họ lập ra công ty đầu tư giả hiệu để vay tiền ngân hàng của nhà nước. Năm 2008 vay nợ của địa phương là gần 130 tỷ Mỹ kim, qua năm sau thì tăng gấp sáu - gần 900 tỷ - và ngày con số có thể lên tới một phần ba của Tổng sản lượng Nội địa, là gần 2.000 tỷ. Mà vẫn còn tăng, ngày một mạnh hơn. Riêng trong quý một năm nay, các công ty đầu tư của địa phương đã hốt 40% lượng tín dụng mới cấp phát! Hậu quả là nhiều địa phương bị nguy cơ vỡ nợ, cần chính quyền trung ương bơm tiền để chuộc nợ.

Trước khi bàn giao di sản cho lãnh đạo mới, thế hệ Hồ-Ôn phải dọn sạch món nợ thối này!

Ngoài chuyện kinh tế và cơ chế thì hậu quả xã hội của chiến lược phát triển cũ nay đã mười mươi.

Công nhân đòi tăng lương nếu không thì biểu tình! Và biểu tình lại lan rộng từ thành phần bất mãn về những bất công xã hội hay tham ô cửa quyền qua các thành phần sắc tộc thiểu số. Phản ứng của dân Hồi giáo, Tây Tạng hay Mông Cổ là những thí dụ thời sự. Khi dân bất mãn lại còn gài chất nổ như vụ Phủ Châu vừa qua tại tỉnh Giang Tây và giới trẻ lại liên kết với nhau để phả mùi hoa nhài từ Trung Đông vào Hoa lục thì vấn đề hết là kinh tế xã hội mà trở thành chính trị.

Lãnh đạo Bắc Kinh phải vừa đàn áp - thí dụ là chuyện Ngải Vị Vị bị cầm tù và hệ thống Internet bị kiểm soát - lại vừa mua chuộc, như tin đồn về việc bồi thường cho các nạn nhân vụ Thiên an môn 1989. Dù vậy, họ vẫn chưa yên tâm. Có thể chính nỗi lo ấy khiến họ phải ngó ra ngoài để "xả sức ép". Nhu cầu đó lại thỏa mãn đòi hỏi của phe cực hữu Maoist lẫn các tướng lãnh trong quân đội khi các lãnh tụ đang đấu tranh cho vây cánh sẽ lên nắm quyền sau Đại hội 18.

Đây là những nguyên nhân sâu xa ở bên trong khiến Bắc Kinh bắt đầu quậy sóng Đông hải.

Nó đi ngược với chiều hướng ngoại giao hòa hoãn mà Bắc Kinh cố bày tỏ từ đầu năm nay, với đỉnh cao là kỳ họp ngày 14 Tháng Tư cùng các nước tân hưng như Ấn Độ, Liên bang Nga, Brazil và Nam Phi, và ngày chín Tháng Năm trong khuôn khổ Đối thoại về Chiến lược và Kinh tế với Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể nêu ra hai giả thuyết khác nhau về cùng một sự việc.

Giả thuyết thứ nhất, bi quan hay thực tế, thì coi đó là trò "một đồng một cốt". Nghĩa là cả hai mặt âm dương - hòa hoãn hay hung hăng, Thiện hay Ác - đều thuộc về một thực thể bá quyền.

Chế độ muốn có điều kiện tiến hành cải cách thì phải khơi dậy tinh thần dân tộc của quần chúng đối với "bọn xấu nước ngoài." Nếu tin vào giả thuyết đó thì phản ứng cứng rắn của thế giới sẽ phá vỡ trò ma và càng phơi bày ra nhược điểm sinh tử của chế độ.

Giả thuyết thứ hai, gọi là lạc quan, thì cho rằng mâu thuẫn nội bộ đã bung ra ngoài.

Nghĩa là xu hướng cực hữu và bành trướng ngang nhiên thách đố xu hướng ôn hoà và quốc tế khi phá vỡ chủ trương hoà dịu về đối ngoại bằng những vụ khiêu khích liên tục này. Các thành phần phản chiến, ôn hòa hoặc nhu nhược thì có thể thiên về giả thuyết lạc quan ấy. Và cho rằng thế giới - hay Hoa Kỳ - mà càng phản ứng mạnh với thái độ ngang ngược của Bắc Kinh thì càng củng cố thế lực của phe cực đoan. Chi bằng vẫn cố gắng tìm giải pháp hòa dịu và hợp tác để tạo thế mạnh cho xu hướng ôn hoà trong nội tình Hoa lục. Cho đến nay, nhiều quốc gia có vẻ ngả theo giả thuyết lạc quan vì lo sợ hậu quả của một vụ đối đầu.

Các cường quốc hay những nước ở xa có thể tính toán như vậy và rủi ro sai lầm thật ra lại không lớn cho họ, vì trong quá khứ người ta đã chứng kiến những mâu thuẫn tương tự.

Thí dụ như đợt lạm phát năm 1993 rồi khó khăn nội bộ sau đó khiến Bắc Kinh hung hăng uy hiếp Đài Loan trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên vào năm 1996. Với lý cớ là Hoa Kỳ cấp chiếu khán nhập nội cho Tổng thống Lý Đăng Huy dự một phiên họp của hội ái hữu trường Cornell "với tư cách cá nhân", Bắc Kinh cho pháo kích qua đầu dân Đài Loan ngay trước ngày họ đi bầu.

Chính quyền Bill Clinton gửi hàng không mẫu hạm tới vùng biển này. Mọi chuyện liền êm. Bắc Kinh đành bắn tiếng vớt vát: "quý quốc có dám hy sinh San Francisco hay Los Angeles để bảo vệ Đài Bắc không""

Chính là lời dọa nạt đó càng khiến người ta thiên về giả thuyết lạc quan!

Nhưng nước nhỏ ở gần, như Việt Nam hay các lân bang Đông Nam Á, thì phải thận trọng hơn vì họ không có thế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Úc Đại Lợi. Tuy nhiên, họ cũng biết, hoặc phải biết, là nếu mà lùi mãi thì gặp rủi ro lớn hơn, cho đến khi chủ quyền bị thôn tính trong thực tế: Bắc Kinh sẽ quyết định là những gì thuộc thẩm quyền của mình, từ lưỡi bò, lãnh hải đến tài nguyên nằm sâu dưới đáy biển, đến từng dự án đầu tư của quốc tế hay một mẻ lưới của ngư phủ....

Phi Luật Tân đã biết ra điều ấy khi hồ hởi hợp tác với Bắc Kinh từ cuối năm 2008 và sau đó phải bẽ bàng rút lui và nay cầu cứu Hoa Kỳ! Nhiều nước Đông Á cũng đã thấy như vậy và cùng chờ xem phản ứng của Hoa Kỳ....

Câu hỏi cuối. Việt Nam có thể làm gì trong hoàn cảnh này"

Thật ra, chúng ta có hai vấn đề lồng làm một.

Thứ nhất là vấn đề Trung Quốc của Việt Nam. Nó nằm tại Hà Nội, trong hệ thống lãnh đạo hiện hành. Ta không quên Hà Nội và Bắc Kinh vừa tăng cường hợp tác quốc phòng vào Tháng Tư, một tháng trước khi Đông hải nổi sóng! Và nếu Bắc Kinh khai thác phản ứng dân tộc - chủ nghĩa Đại Hán - làm lợi thế tuyên truyền và lý do xâm lược, thì Hà Nội lại cấm đoán phản ứng ái quốc của người Việt. Lại còn tiếp tục thực hiện những dự án do Trung Quốc đề xướng và gây bất lợi cho Việt Nam. Nếu người dân có quyền tự do lên tiếng thì Hà Nội có thêm thế mạnh trong việc đối thoại với Bắc Kinh. Nhưng lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không muốn có thế mạnh đó.

Tại sao vậy"

Thứ hai là vấn đề Trung Quốc của thế giới. Nó nằm tại Đông Á, từ eo biển Đài Loan, Điếu Ngư đài xuống tới Hoàng Sa, Trường Sa qua Vịnh Thái Lan đến Ấn Độ dương và nó liên quan tới cả chục quốc gia ngoài siêu cường Châu Á là Hoa Kỳ. Các quốc gia trong khu vực đều quan tâm với vấn đề này và muốn có một sự phối hợp trong phản ứng. Đấy là một lợi thế cho Việt Nam vì tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế để có một tiếng nói chung. Và nhất là tránh cho Việt Nam một sự chọn lựa giả tạo là "theo Mỹ hay theo Tầu".

Để kết luận, muốn tận dụng được giải pháp quốc tế cho một vấn đề của quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam phải dứt khoát với Trung Quốc. Nếu không, người dân phải dứt khoát với đảng. Và đừng quá hãi sợ Trung Quốc!

Ngay giữa khúc quanh cải tổ này, chính Bắc Kinh cũng chẳng muốn gây ra khủng hoảng, hoặc chiến tranh. Họ trông cậy vào sự đớn hèn của các nước chung quanh là cũng đạt mục tiêu!

Reader's Comment
6/4/201122:46:49
Guest
Trung quốc bây giờ chiếm Trường Sa

Hởi nguời yêu nước có thương nhà

Đất nước bây giờ dang gặp nạn

Biết làm gì để cứu nước ta….


Nhịn hoài nhịn mãi nhịn muôn năm

Đất nước ông cha lệ đứng tròng

Không lẻ anh hùng ngồi im tiếng

Ngó giải gian sơn nay mất không!!!


Phận gái thuyền quyên vẹn chử tòng(HAI BÀ TRƯNG)

Chưa hề khiếp nhược trước số đông(quân Tầu quá đông)

Nay đám mày râu ngồi im tiếng


Người yêu nước(06/04/2011)
6/30/201123:37:16
Guest
Vậy thưa bác Nguyễn Xuân Nghĩa , cho cháu xin được hỏi bác một câu : nếu một ngày đẹp trời nào đó , Hoa lục sẽ cho kéo giàn khoan dầu của họ lù lù tiến vào Đông hải và đóng chốt ở lì tại đó. Thì Việt nam và Phi luật tân sẽ làm gì với cái của nợ đó ? La làng thì bọn Tầu phù bỏ ngoài tai , còn không có cớ gì để đem pháo hạm đến đuổi đi , mà cũng không dám nữa . Chắc chắn là lúc đó bọn Tầu sẽ cho tàu sân bay vừa hạ thuỷ của chúng sẽ nối gót theo sau cái phao dầu nửa chìm nửa nổi nầy !
6/11/201119:54:24
Guest
ông nguyễn xuân nghĩa ,nói rất đúng tôi nghĩ csvn nên ngã về phía hoa kỳ ,còn về người dân vn tôi nghĩ họ chĩ
muốn cho yên thân .vì họ thấy vấn đề chính trị quá nhậy cảm nói chung là họ sợ bị đi tù .hai vụ tàu vn bị tàu hải
quân TQ cắc cáp khg chừng vài bửa nữa hà nội sẽ xin làm lành với TQ .và có thể csvn sẽ biếu TQ vài trâm cây số
biên giới .hoặc tặng vài cái đảo để tỏ thiện trí là em chịu lép xin anh đừng đánh đòn em mà tội nghiệp .để cho tụi
em được tiếp tục hút máu của nhân dân .khg chừng chuyện đó có thể xẩy ra lắm ??
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.