Hôm nay,  

Một Đôi Điều Người Nhật Có Thể Dạy Chúng Ta ….

22/03/201100:00:00(Xem: 7916)

Một Đôi Điều Người Nhật Có Thể Dạy Chúng Ta ….

Nguyễn Q.

Hôm Chuá Nhật 20 tháng 3 tờ NY Times đăng bài “Một đôi điều người Nhật có thể dạy chúng ta” của Nicholas Kriftoff, trưởng văn phòng NY Times ở Tokyo .

Sau thiên tai ngày 11 tháng 3, đếm không hết những bài viết ca tụng về lòng tự trọng, sự chia xẻ, tinh thần kỷ luật, đức nhẫn nại mà người Nhật đã biểu lộ trong lúc đương đầu với thảm họa nầy. Những người viết giải thích tại sao không thấy có cảnh hôi cuả, cướp dựt, bạo động như ở New Orleanshay Haiti. Tại sao lại có những người sắp về hưu lại còn tình nguyện trở lại, hy sinh tính mạng cuả mình, để cố gắng sưả chửa những lò nguyên tử hư hại ở Fukushima Daiichi , hy vọng tai ương do phóng xạ không lan rộng tới đồng bào mình. Đây là những người anh hùng đích thực, và ông Nicholas tự hỏi khi nào thì những bức tượng cuả những người anh hùng nầy sẽ được dựng lên như chứng tích của lòng trung thành, tận tụy với công việc, xã thân vì tha nhân - như bức tượng nổi tiếng cuả con chó Hachiko . Hachiko mỗi chiều ra ga xe lửa đón người chủ đi làm việc trở về. Một ngày kia, vào năm 1925, người chủ chết ở sở làm và không bao giờ trở về nưã. Trong suốt mười năm sau, cho tới khi chết, Hachiko vẫn mỗi ngày ra ga xe chờ, lỡ người chủ còn trở về. Ở đây, chúng ta đã có tượng cuả những người đánh basketball, cuả tài tử đóng phim cao-bồi.

Năm 1995, ông Nicholas đi làm tin vụ động đất ở Kobe, có tới 6000 người chết. Ông nhìn khắp nơi để tìm chứng cớ là ở đây cũng có người hôi của. Cuối cùng, ông gặp người chủ một tiệm tạp hóa nhỏ, nơi vưà có ba thanh niên ăn cắp thực phẩm và bỏ chạy. Ông Nicholas hỏi người chủ tiệm có ngạc nhiên không khi có những người Nhật tệ như vậy. Người chủ trả lời “Không, ông hiểu lầm rồi. Mấy người hôi cuả đó không phải là người Nhật. Họ là người ngoại quốc”.

Khi thiên tai xẩy ra, những cưả tiệm thực phẩm quanh vùng không xem đây là “cơ hội” kiếm tiền. Họ phát không thức ăn, nước uống cho nạn nhân. Có những người homeless còn đem những tấm thùng giấy, là giường ngủ cuả mình, cho những người bị kẹt lại ở nhà ga mượn ngủ tạm qua đêm. Có ai còn nhớ những năm chiến tranh đồng bào mình chạy về thành phố, phải bán đi những gì còn mang theo được với giá rẽ mạt để mua thức ăn sống qua ngày, và những chủ tiệm buôn đã cám ơn trời đất cho mình thêm tài lộc!

Ông Nicholas sống 5 năm ở Nhật với gia đình. Một hôm ông mời các bạn học cuả con tới nhà dự sinh nhật cuả con và tham dự trò chơi musical chairs. Disaster, ông than. Trẻ em Nhật không coi chuyện dành dựt, xô đẩy nhau là “vui”. Người Nhật nhẹ nhàng, trân trọng trong cách đối xử với nhau, tương kính như tân. Cứ nhìn những món quà họ trao tặng nhau thì cũng biết. Mỗi nhà ga ở Nhật là một shopping center với không biết bao nhiêu tiệm bán quà bánh, đầy người mua. Những cưả hàng nầy thường bán những thứ giống nhau, những hộp bánh làm bằng bột gạo nếp có nhân đậu đỏ, nhưng gói ghém tuyệt đẹp. Họ nhẫn nại sắp hàng đứng mua đế đem biếu cho bạn bè, thân nhân trên đường về nhà hay trong dịp gặp mặt nào đó sắp tới. Không thể tới thăm ai mà đi tay không! Họ lễ độ tới mức nhiều người cho là không thật. Khi bàn thảo công chuyện, đừng tưởng họ cười cười, gục gục đầu rồi nói “I see, I see…” là họ đồng ý với mình. Không, họ chỉ muốn nói “vâng, tôi nghe…” Có thế thôi.

Người Việt mình thường nói “một người Việt bằng ba người Nhật, nhưng ba người Việt họp lại thì thua một người Nhật”. Tinh thần tập thể cuả người Nhật thật đáng kính nể và đây có thể là điều cần thiết giúp họ tồn tại qua biết bao nhiêu biến động. Họ bỏ ra rất nhiều thì giờ bàn thảo vấn đề trong nhóm với nhau, bàn lui bàn tới, bàn tới bàn lui, cho tới khi có sự “nhất trí” của mọi người, có quyết định chung rồi mới làm. Họ xấu hổ khi ngồi không trong lúc mọi người trong nhóm bận rộn làm việc. Mỗi lần qua Nhật ghé lại trạm xe lửa để đổi JR pass cho cả nhóm, thường thì mình giao hết cho một người nhân viên ngồi sau quầy, nhưng những nhân viên ở các quầy khác sẽ chạy lại ngay tức khắc khi vưà làm xong công việc cuả mình, chia nhau xấp JR pass để phụ làm thủ tục.

Người Nhật tự hào về công việc và đóng góp cuả mình cho xã hội. Họ làm việc tận tụy. Không có vấn đề cho “tip” ở tiệm ăn, khách sạn, vận chuyển… Họ cho rằng họ có trách nhiệm làm việc hết mình vì đã lãnh thù lao, không phải để mong đợi có thêm tiền “tip”. Ngay cả những người dọn dẹp phòng ốc trong khách sạn cũng từ chối nhận “tip” dù không có ai nhìn thấy.

Văn hóa Nhật trái ngược với văn hóa cuả “I”, cuả “me”, cuả “mine”, cuả “not my fault”. Họ giỏi chịu đựng và nhẫn nại, đặt quyền lợi cuả tập thể trên quyền lợi của cá nhân. Nhưng sự chịu đựng, nhẫn nại nầy có thể giải thích phần nào việc duy trì những chính phủ yếu, thiếu hiệu năng. Thủ Tướng Kan có tỷ lệ chấp thuận rất thấp và người ta dự đoán, nếu không có trận thiên tai kỳ nầy, ông sẽ phải ra đi trong vòng vài ba tháng tới.

Với tinh thần trách nhiệm cuả mỗi ngườì, người dân Nhật sẽ không chỉ trông cậy vào chính phủ mà sẽ cùng nhau vượt qua tai ương để xây dựng lại xứ sở cuả mình. Hầu như ai cũng biết rõ vai trò cuả mình trong guồng máy và làm việc rất nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Các khách sạn, xe chuyên chở khách đến phi trường thuộc nhiều công ty khác nhau, có khi còn cạnh tranh với nhau rất ráo riết, nhưng cùng dùng chung một hệ thống ký hiệu . Khách đi hãng nào, khách sạn biết hãng đó nằm terminal nào và sẽ cột vào hành lý cuả khách cái nhản có màu cuả riêng terminal đó, trước khi xếp lên xe bus đi phi trường. Mỗi terminal trên bản đồ cuả phi trường đặt trên xe bus đều có tô màu riêng. Khi xe dừng lại ở terminal nào thì màu cuả terminal đó hiện lên trên screen, khách không thể xuống lầm được. Rồi những người nhân viên cuả hãng xe bus làm việc ở terminal chỉ mở thùng xe mang xuống hành lý có nhản cùng màu với màu cuả terminal mà nhân viên khách sạn đã cột vào. Không cần phải đem hành lý xuống hỏi cái nầy là cuả ai, cai kia là cuả ai. Phải thì để lại, không phải thì lại bỏ lên xe chạy tiếp…

Những trường tiểu học, như ông Nicolas cho biết, không có giáo viên dự khuyết. Khi giáo viên bệnh, học sinh tự điêù hành lớp học với nhau. 

Xã hội Nhật là một xã hội kỹ cương, nhưng đây có phải là một xã hội hạnh phúc không" Tùy mỗi người nhận xét. Chín mười giờ tối vẫn còn nhiều người mặc còm-lê cà vạt rất đẹp, đắt tiền, xách cặp lầm lủi bước nhanh tới trạm xe lưả, hay đứng ăn vội vàng bát mì trong một tiệm ăn rất nhỏ bên đường. Tờ Wall Street Journal kể khi một người muốn về nhà ngay sau giờ tan sở, họ thường điện thoại về hỏi vợ xem có “vấn đề” gì không. Người vợ không muốn hàng xóm thấy chồng mình về nhà sớm quá, sợ họ nghĩ là chồng mình không phải là asset của công ty, làm vợ mất mặt. Có lúc người vợ phải đi quanh lối xóm“chuẩn bị dư luận” trước khi chồng về. Đâu là thì giờ riêng tư cho bản thân, cho gia đình"

Những tấm lều cuả những người salaryman mất việc ngày càng nhiều trong các công viên. Cứ tối đến là những tấm thùng giấy vuông vắn dựng lên ngoài lành lang của các cao ốc chung quanh vùng Shinjuku, làm chổ ngủ cho những người homeless. Đời sống ngày càng khó khăn hơn, tỷ lệ tự tử cuả những người trẻ tuổi gia tăng…

***

Chế độ quân phiệt Nhật đã để lại nhiều tội ác trên những quốc gia họ chiếm đóng trong thế chiến thứ hai. Ngay cả trên đất Nhật, sau trận động đất năm 1923, khoảng 6000 người không phải dân Nhật đã bị giết hại vì bị đổ tội là gây hoả hoạn và ngay cả tạo ra động đất… Nhưng với người Nhật, họ không phải chỉ có đôi điều mà có quá nhiều điều để dạy chúng ta …

21 tháng 3, 2011.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.