Hôm nay,  

TQ bị nhập siêu: Nguyên nhân và Hậu quả

3/11/201100:00:00(View: 12563)
TQ bị nhập siêu: Nguyên nhân và Hậu quả


Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhập siêu là cái ngọn. Cái gốc mới kinh hoàng...

Chỉ năm ngày sau khi Quốc hội Trung Quốc thông báo sự chuyển hướng trong Kế hoạch Ngũ niên thứ 12 (KH12), thì Tổng cục Quan thuế cho biết là trong Tháng Hai vừa qua, Trung Quốc đã bị nhập siêu 7,3 tỷ Mỹ kim.
Con số hy hữu đó của một xứ xuất cảng mạnh nhất và thường xuyên đạt xuất siêu vì xuất hơn nhập cảng là kết số của hai sự kiện: xuất cảng chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái mà nhập cảng lại tăng 19,4%. Đằng sau hai sự kiện này, lạc quan thì ta có... Tết Nguyên Đán là khi dân chúng tiêu xài nhiều hơn và các doanh nghiệp đều xả hơi, giảm sản xuất.
Nhưng ngoài dữ kiện thuộc về thói quen theo mùa như vậy, ta còn thấy ra nhiều yếu tố khác.
Sau nhiều năm đắn đo co duỗi, Trung Quốc đang chuyển hướng chiến lược kinh tế để lệ thuộc ít hơn vào xuất cảng và chú trọng nhiều hơn đến sức tiêu thụ của thị trường nội địa, và để tái phân lợi tức hầu điều chỉnh thất quân bình kinh tế và nhất là bất công xã hội. Nhưng không phải quyết định về KH12 do Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ban hành hồi tháng 10 năm ngoái và Quốc hội thông qua vào tuần trước mới dẫn tới chuyện nhập siêu 7,3 tỷ trong tháng Hai.
Chiều hướng xuất cảng sút giảm và nhập cảng gia tăng đã có từ nhiều năm rồi: xuất siêu của Trung Quốc giảm liên tục, 298 tỷ vào năm 2008, 196 tỷ năm 2009, và 184 tỷ năm 2010. Gần đây, giá cả các nhập lượng như nguyên nhiên vật liệu, nông khoảng sản, quặng sắt, dầu thô, v.v... (gọi chung là "thương phẩm") lại tăng mạnh, khiến số nhập cảng mới tăng vọt. Đây là ta chưa nói đến sức ép của các quốc gia khác, nhằm đẩy mạnh xuất cảng vào Trung Quốc, và giảm bớt tác dụng của chính sách hối đoái của Bắc Kinh với đồng Nguyên định giá quá thấp...
Ngay từ tuần trước, ngày mùng bảy, Bộ trưởng Thương mại Bắc Kinh là Trần Đức Minh đã rào trước đón sau, rằng Trung Quốc không loại bỏ sự việc là sẽ bị nhập siêu trong một vài tháng....
Khi tìm hiểu cho kỹ thì chìm sâu bên dưới sự chuyển động âm ỉ và chậm rãi này còn có hậu quả đáng ngại là cả triệu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thiếu thanh khoản, hiện kim, bạc mặt. Vốn dĩ được quản lý kém hiệu năng, khi lại thiếu tiền kinh doanh, từ nay các doanh nghiệp này sẽ khốn đốn. Và sản lượng sẽ sụt mạnh hơn những dự đoán hay chỉ tiêu ban đầu - là đạt mức tăng trưởng trung bình là 7% trong năm năm tới. Hậu quả xã hội là thất nghiệp có thể tăng.
Chuyện ấy khiến người ta phải đào sâu hơn vào chiến lược phát triển mà thế giới cứ gọi là rồng cọp của Trung Quốc.
Từ cả chục năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh đã thắt lưng buộc bụng người dân để đầu tư dữ dội qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Lượng đầu tư khổng lồ này - riêng về tư bản cố định thì tăng hàng năm từ 20 đến 40% trong cả chục năm như vậy chỉ là thuốc bổ cho kẻ đua xe đạp trên đường trường. Chi tiết kỹ thuật ấy không đáng chú ý nếu người ta không thấy là trong cùng thời kỳ, tốc độ đô thị hóa tại Trung Quốc chỉ tăng tối đqa chừng 1,5% một năm. Thế thì đầu tư vào đâu, để làm gì"
Thực tế thì trong nhiều năm liền, mỗi tháng Trung Quốc đầu tư và xây dựng ra hạ tầng đường xá hay địa ốc cho một thị trấn hai vạn dân. Kết quả được bút ghi vào đà tăng trưởng kinh tế là 9-10%, nhưng hậu quả là những thị xã chết, không có người ở: tốc độ đô thị hóa nói trên có cho thấy điều ấy.
Nhưng dù sao mặc lòng, doanh nghiệp nhà nước, từ trung ương tới địa phương vẫn hỳ hục đầu tư để tạo ra việc làm và kể ra thành tích huy hoàng rồi đưa lên trên cho thượng cấp đẹp lòng. Và thế giới thì trầm trồ khen ngợi sức bật của Trung Quốc. Khiến xứ này cứ nhập cảng nguyên nhiên vật liệu cho nhiều, xây nhà cho cao, cán thép cho mạnh... và cất vào tồn kho!

Bây giờ, trên cái núi tồn kho vô dụng và thống kê hào nhoáng đó, lãnh đạo bắt đầu choáng váng. Nếu các doanh nghiệp phải hãm đà tăng trưởng ảo như vậy thì sẽ mất vốn và lãnh thất nghiệp thật!
Hậu quả chính trị là gì thì chúng ta đều rõ, và lãnh đạo Bắc Kinh đều sợ!
Tức là Trung Quốc đang ở giữa một khúc quanh đầy rủi ro. Đúng lúc đó thì lại có trận bão giá về thương phẩm trên thế giới. Doanh nghiệp và lãnh đạo Bắc Kinh đều có thấy trước sự kiện này.
Các doanh nghiệp bèn đón trước thời cơ, bằng cách mua ngay nguyên nhiên vật liệu về cất trong kho trước khi mọi thứ đều sẽ lên giá. Việc lập kho dự trữ để phòng ngừa lập tức đẩy mạnh nhập cảng - vì xứ này vẫn đói ăn và khát dầu - và khiến hiện tượng nhập siêu sẽ trở thành đáng ngại hơn dự báo ban đầu.
Bây giờ, nhằm đối phó với cơn bão giá, lãnh đạo Bắc Kinh phải chú ý trước tiên đến hậu quả xã hội: lại tăng chi để trợ giá, kiểm soát giá cả và cấm doanh nghiệp tăng giá quá đáng. Từ đấy lại lâm vào một vòng luẩn quẩn khác!
Đây là hiện tượng bị điện giựt trong khúc quanh!
Nhưng chưa hết. Khi công ty lượng giá tín dụng Fitch vừa thông báo điều họ đã nói từ trước, rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể bị khủng hoảng trong những năm tới, Bắc Kinh càng thấy bức xúc. Một giám đốc ngân hàng của Trung Quốc phải lập tức lên tiếng trấn an.
Fitch tiên đoán rằng với xác suất là 60%, Trung Quốc có thể bị khủng hoảng ngân hàng vào năm 2013, vì một núi nợ xấu sẽ sụp đổ sau khi đã cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước theo diện chính sách. Doanh nghiệp lại dùng tiền đó đi vào thị trường đầu cơ để thổi lên bong bóng, Khi bóng bể - sắp rồi - thì mọi thứ đều sụp theo lối dây chuyền....
Sau chuyện doanh nghiệp nhà nước vừa nói tới ở trên là câu hỏi "tiền đâu".
Đầu tiên, các ngân hàng đã bơm tín dụng - với lãi suất trợ cấp - chủ yếu là ba phần tư tổng số cho doanh nghiệp nhà nước gia tăng đầu tư theo lối rồng cọp giấy. Lượng tín dụng từ 750 tỷ Mỹ kim năm 2008 tăng gấp đôi trong năm 2009. Lý do là để kéo kinh tế ra khỏi nguy cơ suy trầm của toàn cầu.
Kết quả "dương" là Trung Quốc đã đầu tư đến 55% Tổng sản lượng GDP để đạt thành tích tăng trưởng 9% - một sự phao phí phương tiện tốn kém hơn gấp đôi các nước Đông Á trong giai đoạn khởi phát mấy chục năm trước.
Hậu quả "âm" là các ngân hàng ngồi dưới một núi nợ khó đòi, sẽ thành nợ thối và ụp lên đầu mọi người, nhất là các trương chủ loại thường dân đã chắt bóp tiền tiết kiệm để gửi ngân hàng.
Trong tổng số 120 ngàn doanh nghiệp nhà nước địa phương - chưa kể các công ty vệ tinh làm gia công hay bám sống vào các doanh nghiệp này - một số không ít sẽ không thể tiếp tục ngồi mát ăn bát vàng vì quyết định chuyển hướng sẽ chấm dứt tình trạng có doanh lợi gia tăng mỗi năm từ 15 đến 20%. Vì phản ứng sinh tồn, từ nay các doanh nghiệp sẽ xiết xuống dưới, khiến cả triệu công ty vệ tinh cò con sẽ chết ngộp và phá sản.
Thành thử, con số trừu tượng là Trung Quốc bị nhập siêu 7,3% chỉ là sự kiện nổi trên bề mặt. Bên dưới lại có những chuyển động ngầm còn đáng ngại hơn.
Để kết luận, số nhập siêu của Trung Quốc không chỉ liên hệ đến chuyện vui chơi ngày Tết mà có nguyên nhân sâu xa. Và có hậu quả đáng ngại hơn về kinh tế, xã hội và nhất là chính trị. Đây là chuyện rất nên theo dõi... vì cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam đang bị vùi dập trong cơn bão giá và lại vừa được dự báo là thuộc thành phần quốc gia sẽ vỡ nợ nay mai. Tùy cách tính thì đứng hạng thứ tám đến thứ 10, ngay sau Ai Cập!
Vì những biến chuyển dồn dập, quý độc giả có thể theo dõi những phân tích cập nhật của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trên trang mạng Dainamax Magazine: www.dainamax.org

Reader's Comment
3/11/201114:11:41
Guest
Tôi tiên đoán là vào tháng 4 tới, sẽ có 1 biến chuyển rất quan trọng, và có thể thị trường sẽ xụp đổ trong 1 vài tháng tới!!!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.