Hôm nay,  

New York

04/03/201100:00:00(Xem: 12934)
New York

new_york_bai_ms_phan_phuoc_lanh-large-contentHình ảnh New York.

Mục sư Tiến sĩ Christian Phan Phước Lành
(Trong loạt bài: Những Thành Phố Lớn Của Hoa Kỳ Tôi Đã Đi Qua.)
Khi còn thơ ấu, tôi hằng mơ ước được một lần đến thăm New York, thành phố lớn nhất Hoa Kỳ. New York không chỉ là thành phố hàng đầu của Hoa Kỳ, nhưng cũng là một trong những thành phố hàng đầu của thế giới. Chỉ riêng GDP, năm 2008, thành phố này đã đạt đến con số khoảng 1.466 tỷ đô-la, hơn gấp đôi tổng GDP cùng năm của năm thành phố lớn vùng Đông Nam Á (Singapore, Manila, Bangkok, Jakarta và Saigon) cộng lại, ngang bằng với một nước công nghiệp phát triển như Nam Hàn hay Canada.
Niềm mơ ước đó đã trở thành sự thật sau khi tôi tốt nghiệp Đại Chủng Viện và được đến vùng Washington D.C để quản nhiệm Nhà Thờ. New York nằm phía bắc của Thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn độ chừng 204 dặm (328 km). Được cơ hội hiếm có này, tôi đã vài lần lái xe từ D.C đi thăm thành phố có những ngôi nhà cao ngất trời này.
VỊ THẾ
Nếu bạn thích những tòa nhà cao ngất trời thì New York là thành phố mà bạn phải đến thăm. New York còn là trung tâm thương mại, tài chánh, văn hóa, nghệ thuật, thời trang, nghiên cứu, giáo dục và nhiều lãnh vực khác. Tại thành phố này cũng có trụ sở của Liên Hiệp Quốc.
Thành phố New York có khoảng 8.4 triệu dân, chia sẻ với nhau trên một mảnh đất thật nhỏ khoảng 305 dặm vuông (790 km2). Vùng Đô Thị (New York Metropolitan) có dân số đông nhất Hoa Kỳ, trên 19 triệu (theo thống kê 2010). Bị chia cắt bởi những con sông, New York Metropolitan được phân ra làm năm địa hạt (boroughs) theo trật tự từ Bắc xuống Nam: Bronx, Manhattan, Queens, Brooklyn và Staten Island.
- Bronx. Nằm phía Bắc New York, trực thuộc quận Bronx, có dân số 1.364.566 người. Đây là chiếc nôi của nhạc Rap và Hip hop. Tại đây cũng có Vận Động Trường Yankee.
- Manhattan. Nằm ngay trong quận New York, có dân số 1.606.275 người. Đa phần các trung tâm thương mại nằm tại đây. Manhattan cũng được chia ra làm ba phần: hạ phố (downtown), trung phố (midtown) và thượng phố (uptown).
- Queens. Nằm trong quận Queens, có dân số là 2.256.576 người, là quận có đa văn hóa nhất Hoa Kỳ. Tại đây giải U.S Tennis Open cũng được tổ chức hằng năm.
- Brooklyn. Nằm trong quận Kings, có dân số là 2.511.408 người. Tại đây có lối kiến trúc rất đặc thù.
- Staten Island. Nằm trong quận Richmond, có 475.014 dân. Hòn đảo này nối kết với Brooklyn bằng chiếc cầu Verrazano-Narrows và Manhattan qua những chiếc phà Staten Island Ferry.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1524, Giovanni da Verrazzano, nhà thám hiểm Người Ý, khám phá ra vùng đất New York. Lúc bấy giờ nơi đây có khoảng 5.000 thổ dân Lenape, nghĩa là “một dân tộc,” sinh sống. Năm 1625, dân cư tại đây, đa phần là người Hà-lan, thành hình và phát triển vùng này thành thị xã New Amsterdam. Đến năm 1664, thị xã New Amsterdam thuộc dưới quyền của Người Anh và được đổi tên là New York. Tên gọi New York được đặt sau khi vua Charles Đệ Nhị của Vương Quốc Anh tặng vùng đất này cho người em của mình tên là Duck of York. Từ năm 1785 đến 1790, New York là thủ đô của Hoa Kỳ và thành phố này trở nên thành phố lớn nhất kể từ năm 1790.
new_york_bai_ms_phan_phuoc_lanh__1_-large-contentDU LỊCH
New York có phong cảnh Trời ban rất đẹp, ngập tràn sông nước. Những quan cảnh mà khách du lịch thường hay đến thăm như:
- Những Ngôi Thánh Đường nổi tiếng ở New York. St. Patrick’s Cathedral nằm trên Đại lộ 5th giữa đường 50th & 51st, Saint John the Divine tọa lạc tại 1047 Amsterdam Avenue góc đường 112th, Saint Paul Chapel tọa lạc tại 209 Broadway giữa đường Fulton và Vesey đối diện hướng đông của World Trade Center, Trinity Church tọa lạc tại 74 Trinity Place, gần Broadway và Wall Street.

- Đảo Ellis (Ellis Island). Đây là nơi có trại tạm cư chính dành cho các Di dân. Cơ sở này được sử dụng từ ngày 1/1/1892 đến ngày 12/11/1954. Có hơn 12 triệu Di dân đã tạm cư tại trại này để làm thủ tục di trú trước khi được định cư tại Hoa Kỳ.
- Tượng Tự Do (Statue of Liberty). Đây chỉ là biểu tượng tự do chớ không phải là thần tự do, vì khi nói đến thần người Việt thường thờ lạy hay van vái. Biểu tượng này được khánh thành vào ngày 28/10/1886 là nơi đã chào đón hàng triệu Di dân vượt Đại Tây Dương trên những con tàu đến Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20.
- Quảng Trường Thời Đại (Times Square). Đây là một giao lộ chính ở Manhattan nối Đại lộ Broadway và Đại lộ Số bảy. Quảng trường này được đặt theo tên của báo New York Times từ năm 1904, khi tòa soạn của tờ báo này dọn về khu vực này, trước đó quảng trường có tên là Longacre Square.
- Trung Tâm Chứng Khoán & Tài Chánh Wall Street. Trung tâm tài chánh lớn nhất thế giới này nằm trên đường Wall Street bắt đầu từ Đại lộ Broadway đến Đường South.
- Đại học Columbia, Đại học New York và Đại học Rockefeller là các trường Đại học được xếp hạng 100 Trường Đại Học Đứng Đầu của thế giới
- The Empire State Building. Cao óc này cao 102 tầng, tọa lạc tại 305 Fifth Ave (góc 5th Avenue và West 34 Street).
- Rockefeller Center. Nằm trong khu midtown Manhattan, được xây dựng bởi gia đình nhà tỉ phí Rockefeller và được xếp vào di tích lịch sử quốc gia vào năm 1987.
- Vườn Hoa (New York Botanical Garden). Rộng 250 mẫu Mỹ (100 ha), có rất nhiều loại hoa quanh năm và hằng năm có gần 1 triệu du khách đến thăm.
NGƯỜI VIỆT Ở NEW YORK
Theo thống kê 2008, Cộng đồng người Việt tại New York khoảng 20.000 người, nhưng theo lãnh đạo cộng đồng cho rằng con số phải cao hơn. Thương mại chính của người Việt tại New York thường là các dịch vụ như: nhà hàng, tiệm tóc, tiệm nails, thẩm mỹ… Tại khu Brooklyn, thực khách có thể ghé tiệm bánh mì “Nhà Tôi” để thưởng thức những loại bánh mì có khẩu vị rất đặc biệt. Nếu ở Bronx thì phải đến ăn cả hai nhà hàng Cơm Tấm Ninh Kiều và Phở Sài Gòn nằm đối diện nhau trên cùng một đại lộ Jerome. Trường Việt Ngữ tại New York: NY Viet School, website: http://www.nyvietschool.org/home.
new_york_bai_ms_phan_phuoc_lanh__2_-large-contentBUỔI SÁNG KINH HOÀNG
Từ bên kia đại dương
Vô số chiếc thuyền
Đưa những người yêu chuộng tự do
Đến bến bờ New York.
Tiếng Mẹ mừng vui
Giọng Cha vang vọng
Liên tiếp la to
New York đây rồi…
Mở rộng
Vòng tay yêu thương
Ôm chầm đồng loại
Từ Tây Âu, Đông Âu
Và khắp cùng trái đất.
Người yêu người, nắm tay nhau
Xây dựng những ước mơ…
*
Nhưng sáng nay có ai ngờ,
New York
Trãi qua nỗi kinh hoàng.
Manhattan rúng động.
Ngút trời đầy tro bụi mịt mù.
Tòa nhà cao tầng
Bỗng chốc
Đổ xuống giữa thành đô.
Rạng bình minh hóa nên đêm tăm tối.
Tiếng thét, tiếng gào
Vang dội cả tâm linh.
Tiếng mẹ gọi con
Tiếng chồng gọi vợ
Quyện chặt vào nhau triệu tiếng khóc nghẹn ngào…
Phan Phước Lành - Sept 11/2001
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Eisenstadt, Peter (2005). The Encyclopedia of New York State. Syracuse University Press. p. 1619.
Global City GDP Rankings 2008. Pricewaterhouse Coopers.
Phan, Christian (2010). Vietnamese American: Understanding Vietnamese People In The United State (1975-2010). Longwood, Fl: Xulon Press.
The U.S. Census 2010: Resident Population Data. Truy cập này 2/3/2011 tại http://2010.census.gov/2010census/data/apportionment-pop-text.php.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.