Hôm nay,  

Các Chính-Đảng Vận-Động Đưa Hà-Nội Vào Danh-Sách CPC

10/02/201100:00:00(Xem: 5298)
Các Chính-Đảng Vận-Động Đưa Hà-Nội Vào Danh-Sách CPC

Tâm Việt
Lần đầu tiên, một số chính-đảng VN có mặt ở hải-ngoại đã ký chung một bức thư gởi cho bà Ngoại-trưởng Hillary Clinton, yêu-cầu bà và Bộ Ngoại-giao Hoa-kỳ đưa VNCS trở lại danh-sách CPC (các quốc gia đáng quan tâm đặc-biệt) do tình-trạng mất tự do tôn-giáo trầm trọng ở trong nước.
Đây là một bước đi chung với nhiều tổ-chức, cả ngoại-quốc lẫn trong cộng-đồng người Việt, khuyến cáo hành pháp Hoa-kỳ nên có một chính-sách ăn khớp với những lý-tưởng nhân-quyền mà Hoa-kỳ vẫn hằng đề-cao trong chính-sách ngoại-giao của xứ này.
Được biết trong thời-gian qua, đã có những sự lên tiếng và vận-động của một liên-minh khá rộng lớn, được thành-lập ở Cali, yêu-cầu Hoa-kỳ đưa Hà-nội trở lại trong danh-sách CPC. Cụ-thể hơn, một phái-đoàn nhân-sĩ VN và các đại diện tôn-giáo cũng đã có mặt ở Hoa-thịnh-đốn tuần trước để vào gặp Bộ Ngoại-giao cũng nhấn mạnh điều này. Theo sự kể lại của bà Jackie Bông Wright, một người có hiện diện trong phái-đoàn, thì Bộ Ngoại-giao đã đón tiếp phái-đoàn một cách khá trân trọng. Họ công-nhận là Hà-nội đã có những bước đi thụt lùi trong vấn-đề tự do tôn-giáo cũng như trên mặt trận nhân-quyền, nhất là trong những ngày dẫn đến Đại-hội Đảng CSVN lần thứ 11.
Như vậy, có thể nói là cộng-đồng VN, không trừ các chính-đảng, đã phối-hợp hài-hoà các cuộc vận-động của mình với lời kêu gọi cách đây không lâu của các dân-biểu Hạ-viện như các ông Ed Royce, Chris Smith, Frank Wolf và bà Loretta Sanchez, hay với nhận-định của Uỷ-ban Hoa-kỳ về Tự do Tôn-giáo Quốc-tế, các NGO chuyên lo về nhân-quyền (như Human Rights Watch, Amnesty International, Freedom House) và cả Văn-bút Quốc-tế. Dưới đây là lá thư chính-thức được gởI đến cho bà Hillary Clinton hôm mồng 7 tháng 2, như được đăng trên Website của Đài Á Châu Tự Do:
THƯ CHUNG GỬI
NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON
Về Tình Trạng CPC Của Việt Nam
Ngày 7 tháng 2 năm 2011
Bà Hillary Clinton
Ngọai trưởng
Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520
Tham chiếu: Khẩn thiết yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Kính thưa Bà Ngọai Trưởng,
Trong ý thức trách nhiệm khẩn cấp, chúng tôi muốn cùng với Hạ Viện Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Năm 2004 Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã có nhã ý đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này vì cho rằng nhờ đó Hà Nội sẽ từ bỏ cách đối xử thô bạo đối với các tổ chức tôn giáo truyền thống tại Việt Nam.
Trước hết chúng tôi hiểu và chia sẻ những lý lẽ của đường lối mềm dẻo của Hoa Kỳ trong chính sách “tham dự tích cực” –nghĩa là dành cho chế độ độc tài tại Việt Nam những ưu đãi về kinh tế và tài chánh, kể cả hiệp ước thương mại song phương và sự gia nhập WTO, và ghế chủ tịch định kỳ của Hội Đồng Bảo An LHQ, nhằm giúp Hà Nội hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa, vào một thế giới của ổn định và luật pháp. Đây là một đường hướng thích đáng và đã giúp cải thiện đáng kể quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai quốc gia cựu thù địch.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua sự thực là Hà Nội đã tận dụng điều mà họ coi như sự buông lơi, nếu không phải là thiếu hiểu biết, của Hoa Kỳ trước thực tế ngay tại chỗ. Trước hết, nước CHXHCNVN vẫn tự tuyên xưng là một nước theo chủ nghĩa Mác-xít-Lê-nin-nít, một nước vô thần vẫn công khai tin theo Mác rằng tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”, và do đó cần phải dẹp bỏ. Đây không phải chỉ là lý thuyết mà thực sự vẫn đang được giảng dậy tại các trường học khắp nước qua các môn học bắt buộc về cái gọi là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, về lịch sử chủ nghĩa Mác-Lê, và về lịch sử đảng CSVN. Hơn nữa, có một sự việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua. Đó là các tôn giáo truyền thống có tổ chức như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, là những lực lượng xã hội có khả năng huy động khối quần chúng rộng lớn hàng trăm ngàn người khi cần, và do đó đe dọa sự sinh tồn của đảng CSVN. Điều này cắt nghĩa tại sao chính quyền làm tất cả những gì có thể làm được để ngăn cản hoạt động của các giáo hội, và tước đoạt đi của họ tài sản, trường học, cô nhi viện, bệnh viện, viện phong cùi, và bất cứ nguồn lợi kinh tế nào, để triệt tiêu khả năng ảnh hưởng và lôi cuốn quần chúng, trở thành đối thử cạnh tranh với đảng CS. Trong tình trạng không hề có một cơ sở báo chí xuất bản tôn giáo độc lập nào được tồn tại từ hàng mấy thập niên qua đến nay, thật là vô lý khi cho rằng Việt Nam đáng được chấp nhận như một quốc gia có tự do tôn giáo.
Việc từ chối đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC chỉ làm cho cả thế giới thấy rõ sự bất nhất trong chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề này. Một mặt, tất cả các tổ chức, từ Báo Cáo Viên LHQ về Tự Do Tôn Giáo, các tổ chức NGO như Ân Xá Quốc Tế, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, Nhà Tự Do…, đại đa số dân biểu Quốc Hội Hoa kỳ, và gần như toàn thể 1.5 triệu người Mỹ gốc Việt –những người có quyền quan tâm đến những gì đang xẩy ra tại Việt Nam cho gia đình, bạn bè và những tín hữu của họ-- tất cả đều đồng một nhận định rằng Việt Nam cần phải được đưa trở lại danh sách CPC vì chính sách đàn áp tôn giáo. Trong khí đó chỉ có Bộ Ngọai Giao Hoa kỳ vẫn giữ quan điểm không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, phủ nhận chính báo cáo hàng năm của Bộ về tự do tôn giáo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hậu quả tai hại của chính sách bất nhất này chính là những gì đã xầy ra cho ông Christian Marchant tại Huế gần đây khi ông này định đến thăm LM Nguyễn Văn Lý, người mà trước đây ông ta có thể đến thăm khi còn ở trong tù. Qua hành động vi phạm thô bạo quyền bất khả xâm phạm ngoại giao quốc tế Hà nội dường như muốn thử thách xem Hoa Kỳ có làm to chuyện sự việc này không.
Liệu chúng ta có thể nhân nhượng chỉ vì vài điều có vẻ tốt đẹp, và lại bỏ qua một hành vi như thế, hành vi mà chúng ta sẽ không tha thứ ngay với các nước đồng minh truyền thống như Pháp, Anh"
Trên đây là những lý do mà chúng tôi, đại diện cho đa số các tổ chức trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới, khẩn thiết yêu cầu Bà Ngoại Trưởng hãy xem xét kỹ lưỡng việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Làm như vậy Bà vừa giữ cho chính sách của Bộ Ngoại Giao hòa nhịp với Quốc Hội, với các cơ cấu khác trong chính quyền, và với dư luận chung ở Hoa Kỳ, đồng thời Bà cũng sẽ tạo được sự nể trọng trên thế giới và tại Việt Nam vì đã giữ vững được các tiêu chuẩn giá trị của Hoa kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Riêng chúng tôi sẽ hết sức cảm tạ Bà vì đã cùng chúng tôi tác động tích cực vào “quê hương nguồn cội” của chúng tôi để ở đó sớm có được một nếp sống văn minh tiến bộ hơn.
Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin kính chúc Bà Ngọai Trưởng mọi điều tốt lành nhất trong năm mới âm lịch Tân Mão.
Trân trọng,
Các tổ chức đồng ký tên
Đảng Dân Chủ Nhân Dân (Đỗ Thành Công, Phát Ngôn Nhân)
Đảng Việt Tân (Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch)
Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ Tịch)
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp)
Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Tại Hoa Kỳ (Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch)
Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ (Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch)
Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Trần Quốc Bảo, Chủ Tịch)
Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền (Trần Thanh Hiệp, Chủ Tịch)
Viện Quốc Tế Vì Việt Nam (Đoàn Viết Hoạt, Chủ Tịch)
Việt Nam Quốc Dân Đảng (Trần Tử Thanh, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hợp Các Cơ Sở Hải Ngoại)
Liên lạc:
Đoàn Viết Hoạt, Phát Ngôn Nhân
Tel.: (703) 256-0277 - Fax: (703) 256-0918
Email: dvh@iivn.org – Web: www.doanviethoat.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.