Hôm nay,  

Hơi Cay Lý Tống, Chuyện Dài Việt Nam

02/08/201000:00:00(Xem: 11111)

Hơi Cay Lý Tống, Chuyện Dài Việt Nam

Các luật sư biện hộ cho Lý Tống là Michael Lưu, tay ra dấu V, Tâm Nguyễn và Đỗ Văn Quang Minh gặp gỡ truyền thông để tường trình kết quả phiên toà ngày 23.7.2010 (ảnh: Bùi Văn Phú).


Bùi Văn Phú


(LTS: Lý Tống và Đàm Vĩnh Hưng vẫn là chuyện sôi nổi trong cộng đồng. Hai baì viết của Bùi Văn Phú và Trang Vo đăng trên cùng số báo hôm nay chỉ thể hiện các quan điểm cá nhân, không nhất thiết của tòa soạn VB.)
Thứ Sáu 23.7 tôi có mặt tại toà thượng thẩm quận hạt Santa Clara, nơi ông Lý Tống ra toà để nghe chánh án quyết định về tiền thế chân.
Trên đường lái xe, sáng sớm đã có đài tiếng Việt trên sóng AM 1500 mở đường dây điện thoại cho thính giả góp ý về hành động của Lý Tống, một cựu sĩ quan không quân Việt Nam Cộng hoà, đã xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong buổi diễn hôm 18.7 tại thính phòng của Santa Clara Convention Center. Hầu hết thính giả gọi vào lên tiếng ủng hộ việc làm của ông Tống.
Bên ngoài toà án có nhiều khuôn mặt cộng đồng như các ông Nguyễn Mộng Hùng, Đặng Thiên Sơn, Lê Lộc, Bác sĩ Phạm Đức Vượng, nhà thơ Hoàng Xuyên Anh. Bên trong, hơn một trăm người Việt tràn ngập hành lang trước phòng xử 23 của Chánh án Jerome Nadler, sau đó chuyển qua phòng 32 của Chánh án Gilbert Brown. Tôi đi theo Luật sư Đỗ Văn Quang Minh, hỏi ý ông về chánh án mới, ông nói ông này khó vì từng là biện lí. Luật sư Nguyễn Tâm, người cùng với Luật sư Michael Lưu đại diện cho ông Lý Tống, cũng có nhận xét như Luật sư Minh. Luật sư Tâm sẽ trình bày trước chánh án những lí do để yêu cầu giảm tiền thế chân từ 100 nghìn đô-la xuống 52 nghìn.
Hỏi quan điểm một người đến dự phiên toà, bà Maria Vũ nói: “Lý Tống không vi phạm luật pháp. Hành động của Lý Tống như thế còn quá nhẹ so với Việt Cộng đàn áp dân mình. Việc xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng của Lý Tống là chỉ muốn dân mình được tự do và Việt Nam có dân chủ vì Đàm Vĩnh Hưng là đứa con mà cộng sản Việt Nam sai qua đây hát”. Bà có lời khuyên với những ca sĩ hải ngoại: “Lệ Thu hay Thanh Tuyền hãy mở mắt ra, đừng về hát cho cộng sản nghe nữa. Đàm Vĩnh Hưng nói nó là ca sĩ số 1 của Việt Nam”. Bà Maria hôm nay xin nghỉ việc để có thể đến dự phiên toà. Hỏi một vài người khác nữa nhưng khó mà tìm được người không đồng ý với hành động của ông Lý Tống ở chỗ này.
Trước giờ phòng mở cửa, một nhân viên an ninh, rồi đến luật sư Michael Lưu đã nói rõ cho mọi người biết là không được đem máy hình, máy quay phim vào phòng xử và phải tắt điện thoại cầm tay. Một số anh em làm truyền thông với thẻ báo chí, với máy hình lủng lẳng trên người lắc đầu, than thở ông chánh án này khó thiệt. Phiên toà hôm trước chánh án Nadler không cấm như thế.
Khoảng 60 người vào được bên trong. Hết ghế nên ai không có chỗ ngồi được an ninh mời ra ngoài.
Ông Lý Tống bước vào phòng trong bộ quần áo tù mầu xanh đậm và phía cạnh mắt trái còn miếng băng nhỏ là thương tích, mà trong một buổi nói chuyện với luật sư sau khi bị bắt ông cho biết là do cảnh sát gây ra.
Những luận điểm Luật sư Nguyễn Tâm trình bày trước chánh án để xin giảm tiền thế chân là:
- Có điều gì đó không minh bạch khi tiền thế chân của thân chủ lúc đầu chỉ là 2 nghìn đô-la, rồi tăng lên 8 nghìn, rồi 25 nghìn, 52 nghìn và bây giờ là 100 nghìn. Công tố muốn làm lớn một vụ việc nhỏ.
- Thân chủ của ông không phải là người chạy trốn. Ông Lý Tống chưa một lần chạy trốn mà thực sự ông sẵn sàng ra toà để chứng minh mình vô tội để lấy lại danh dự cho ông.
- Ông được nhiều người trong cộng đồng bảo chứng, trong đó có cô Aimee Hoàng có mặt trong toà là tình nhân của ông Tống. Luật sư Tâm cũng nhắc đến những người có mặt hôm nay và những người đang ở bên ngoài hành lang và 643 thỉnh nguyện thư, cùng với chừng 1500 emails, chữ kí, tất cả là 2757 chữ kí bảo kê cho ông Lý Tống được tại ngoại. Luật sư Tâm đọc phần chính của thỉnh nguyện thư đã được phổ biến trên mạng.
- Chỉ một lần trong đời ông Lý Tống đã chạy trốn là khi ông chạy khỏi quê hương của ông trong một chuyến vượt ngục dài vạn dặm đã được Tổng thống Ronald Reagan khen ngợi và báo Reader’s Digest tường thuật.
- Luật sư Tâm trích lời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng muốn đối đầu với thân chủ của mình như trong một trận bóng đá: “Tôi nhắc lại một lần nữa, tôi không để ai dẫn 1-0 với tôi bao giờ. Nhất định phải là 1-1, không sớm thì muộn.”, để chứng minh ca sĩ này là một cán bộ của chế độ Hà Nội, được huấn luyện kĩ càng.
- Hành động của ông Lý Tống không phải vì thù hận cá nhân hay lợi ích riêng tư mà vì dấn thân cho tự do. Bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong một phiên toà ở Việt Nam được trưng ra để chứng minh tại Việt Nam không có tự do.


Lý Tống giả dạng là một phụ nữ đang xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (ảnh: Trương Xuân Mẫn).


Lúc này Luật sư Bùi Kim Thành đem điện thoại cầm tay ra bấm bấm và liền bị an ninh đuổi ra. Trước khi rời phòng xử, bà hô to 3 lần: “Thank you Hero Lý Tống”.
Qua phần công tố, Biện lí John Gogo đưa ra những buộc tội để yêu cầu toà không giảm mức tiền thế chân cho ông Lý Tống với những luận điểm:
- Sự nghiêm trọng của vụ việc như đã được quay phim và đưa lên mạng.


- Hành động xịt hơi cay là xử dụng vũ khí có thể gây chết người - deadly weapon - mà án tù có thể là 6 năm 8 tháng. Sự an toàn của công chúng đã bị nghi can vi phạm. Trong một nơi kín cửa, một số khán giả báo với cảnh sát là hơi cay đã làm họ ho, khó chịu.
- Dù nghi can từ trước đến nay không có bất cứ một tiền án nào tại Hoa Kỳ, nhưng trong quá khứ đã không tặc máy bay để rải truyền đơn và bị một quốc gia, công tố viên không nói là nước nào, xử tù 20 năm.
- Nghi can được tại ngoại, ông sẽ xuống Quận Cam để biểu tình, vì thế sự an toàn của công chúng có thể bị vi phạm.
- Tiền thế chân 77 nghìn đô-la là bình thường cho năm tội đại hình và một tiểu hình, nay thêm cáo buộc nghi can đã dùng vũ khí có thể gây tử vong nên công tố viên đề nghị chánh án giữ mức tiền thế chân là 100 nghìn.
Sau khi nghe phiá bị cáo và công tố trình bày, Chánh án Brown nói luật pháp bảo vệ người dân. Quan tâm đến sự an toàn của quần chúng, ông phát biểu nghi can được quyền tự do phát biểu quan điểm trái nghịch, nhưng không được phép tấn công người khác và gây ra những thiệt hại cho quần chúng - collateral damage. Chánh án nói ông biết Lý Tống sẽ không chạy trốn mà đang mong đợi dùng phiên toà này làm một diễn đàn chính trị. Để mô tả con người của Lý Tống, ông chánh án mượn lời Shakespeare: “He protests too much.” – Ông ta phản đối quá nhiều.
Sau đó Chánh án Brown đưa ra 4 quyết định:
1. Tiền thế chân là 75 nghìn đô-la.
2. Nghi can không được liên lạc với nạn nhân bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả những phương tiện điện tử.
3. Nghi can không được tới gần nạn nhân trong vòng 300 yards (274 mét).
4. Lệnh này có hiệu lực một năm, kể từ hôm nay.
Phiên toà tới được ấn định vào ngày 4 tháng 8 tại phòng xử của Chánh án Jerome Nadler.
Không biết Chánh án Nadler có cách nhìn vụ án khác với Chánh án Brown như thế nào, nhưng qua phiên toà định tiền thế chân vừa xảy ra, chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ đồng hồ mà chuyện của người Việt từ San Jose, Quận Cam đến Việt Nam đều được các bên đem ra trình trước toà.
Những phiên xử tới chắc chắn sẽ có nhiều chi tiết li kì hơn.
*
Câu chuyện Lý Tống đang được bàn cãi khắp nơi trong cộng đồng người Việt. Những câu hỏi được đặt ra là ông Lý Tống có bình thường không, có thế lực nào đứng phiá sau và liệu ông có bị ở tù trong vụ việc tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hay không"
Về câu thứ nhất, theo tôi ông Lý Tống mưu trí và gan dạ. Ông rất bình thường, vì nếu không đã không thể rải truyền đơn tại Việt Nam, tại Cuba hay giả dạng để làm những chuyện có kế hoạch, tính toán rất kĩ.
Ông cũng rất muốn được mọi người chú ý đến mình. Từ khi về lại Hoa Kỳ sau nhiều năm tù ở Thái Lan vì tội áp lực một phi công Thái lái máy bay rải truyền đơn lần thứ hai xuống Sài Gòn vào năm 2000, ông tiếp tục có những đột xuất khiến dư luận phải quan tâm. Năm 2008 ông tuyệt thực để phản đối Thành phố San Jose trong vụ đặt tên cho khu phố Việt. Việc này không ít thì nhiều đã khiến Thị trưởng Chuck Reed phải nhượng bộ để ông ngừng tuyệt thực.
Cuối năm 2009 ông Lý Tống cũng đã giả dạng làm phụ nữ, định vào dự lễ khai mạc hội nghị “Meet Vietnam” tại San Francisco với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Nhưng ông không thành công. Nếu hôm đó ông đã vào được bên trong thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với quan chức Việt Nam và có thể đã có một vụ án như trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã xâm nhập vào phòng họp nơi có Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện diện để toan tự thiêu vào năm 2001. Bà bị toà án ở San Francisco kết tội âm mưu tấn công quan chức nước ngoài và bị tù 5 năm.
Có thế lực nào đứng phiá sau những việc làm của ông Lý Tống" Theo tôi, những hành động gần đây của ông ở Hoa Kỳ như tuyệt thực vì Little Saigon, xịt sơn lên tranh ảnh có hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ ở Quận Cam, xâm nhập hội nghị “Meet Vietnam” hay vụ xịt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thì có một số người Việt trong cộng đồng ủng hộ. Họ là những người chống cộng, những người làm văn hoá, văn nghệ.
Còn những vụ rải truyền đơn ở Việt Nam phải có sự yểm trợ của quan chức Thái Lan, như họ đã giúp các tổ chức của Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn trong quá khứ. Quan trọng hơn cả là sau vụ không tặc năm 1992, ông Lý Tống bị toà án Việt Nam kết tội 20 năm tù. Đây là một hành động rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế, không một tổ chức nhân quyền nào can thiệp cho ông Lý Tống. Nhưng do áp lực của Hoa Kỳ năm 1998 ông được thả, sau 6 năm tù, dù thông thường một tù nhân ở Việt Nam chỉ được ân xá sau khi đã thụ án được hai phần ba.
Qua vụ việc tấn công Đàm Vĩnh Hưng, liệu ông có bị tù không" Tôi không có câu trả lời. Hãy để nền công lí Hoa Kỳ làm việc và chờ kết quả phiên xử trong những ngày tháng tới.
Có những người ủng hộ việc làm này của ông Lý Tống, nhưng tôi thì không. Ở Mỹ, biểu tình để phát biểu quan điểm là quyền tự do được hiến pháp bảo vệ. Góp phần vào việc đem lại tự do, dân chủ cho dân Việt là chính nghĩa. Dùng bạo lực sẽ không đem lại chính nghĩa.
Trong cộng đồng người Việt đang có nhiều tiếng nói bênh và chống hành động của ông Lý Tống. Nhưng không thể biết đa số là phiá nào vì thế chuyện Lý Tống là một bộ phim nhiều tập và Việt Nam vẫn còn là một câu chuyện dài chưa kết. Cho đến khi ở đó có tự do, dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.