Hôm nay,  

Liên Bang Nga Lên Đường Phục Hưng

03/07/201000:00:00(Xem: 8255)

Liên Bang Nga Lên Đường Phục Hưng

Nguyễn Xuân Nghĩa

... Vì Cái Lưng Bị Hở...


Tuần qua, Tổng thống Dmitry Medvedev của Liên bang Nga ghé thăm Texas và miền Bắc California trong ba ngày Mỹ du của ông. Sau đó, ông mới đến thủ đô Hoa Kỳ biểu diễn nghệ thuật thưởng thức đặc sản của Mỹ bên Tổng thống Barack Obama. Khi ấy, dư luận Hoa Kỳ còn bận theo dõi chuyện Đại tướng Stanley McChrystal bị giải nhiệm và vị chỉ huy trực tiếp của ông là Đại tướng David Petreaus được đưa xuống làm Tư lệnh chiến trường Afghanistan.Nhưng chúng ta nên nhìn lại chuyện nước Nga.Trong một tiền kiếp của Nga, Liên bang Xô viết từng là một siêu cường tranh hùng với Hoa Kỳ và làm xoay chuyển tình hình thế giới. Khốn nỗi, tiền kiếp đó chỉ kéo dài bảy mươi năm vì Liên Xô tan rã. Sau đó là hai chục năm khủng hoảng, suy bại và một chút hy vọng quật khởi. Khủng hoảng bùng nổ trên sự tiêu vong của Liên Xô và sự thoát xác của Nga từ 1989 đến 1998, thành một nước dân chủ nửa vời, mắc nợ và bị nguy cơ vỡ nợ. Boris Yeltsin là người lèo lái con thuyền trong sóng gió rồi trở thành viên thuyền trưởng say ngủ. Nhưng, may cho nước Nga là ông sớm nhìn thấy Vladimir Putin và chuẩn bị chuyển quyền một cách tương đối êm thắm cho ông và gia đình. Lên làm Thủ tướng rồi Tổng thống trên đà suy bại của Liên bang Nga, từ năm 2000 Putin tập trung lại quyền lực vào trung ương, vào điện Kremlin, và giải trừ dần vai trò của các thế lực tài phiệt cứng đầu. Sau đấy - và một phần nhờ dầu thô lên giá, Hoa Kỳ mắc bận - ông chuẩn bị sự quật khởi của Nga.Tập trung quyền lực rồi, từ năm 2008, Putin giành lại ảnh hưởng đã mất của Liên bang Nga trên các vùng phiên trấn truyền thống là Georgia và Ukraine, và tìm lại thế lực đại cường để nói chuyện ngang hàng với Âu Châu. Bên trong, ông chọn một nhân vật tuổi trẻ tài cao là Dmitry Medvedev để cùng với mình dẹp bớt các tay tài phiệt cứng đầu. Sau khi làm Chủ tịch Tổng công ty năng lượng Gazprom, Medvedev lên làm Đệ nhất Phó Thủ tướng và nay là Tổng thống. Người lãnh đạo thật là Putin thì có thể sẽ ra tái tranh cử năm 2012, hoặc để Medvedev hoàn tất phần vụ còn lại trong một nhiệm kỳ hai. Dù là hấp dẫn, thật ra, chuyện chính trị nội bộ giữa hai người vẫn không có tính cách chiến lược bằng một vấn đề khác mà cả hai đều thấy ra: sau khi giành lại ảnh hưởng tại Trung Âu và Trung Á, Liên bang Nga sẽ đi về đâu trong những thập niên tới"Muốn hiểu chuyện ấy, ta cần mở ra tấm bản đồ. Liên bang Nga có lãnh thổ rộng nhất thế giới, với diện tích hơn 17 triệu cây số vuông. Nhưng là một lãnh thổ trống trải, không được bảo vệ nhờ địa dư hình thể, như sông dài, núi cao, sa mạc hiểm trở. Quốc gia đất rộng nhất thế giới cũng lại là nơi duy nhất trên thế giới mà dân số cứ co cụm dần, nay chỉ còn khoảng 140 triệu dân. Với đà này, chưa đầy hai chục năm nữa, dân số Nga sẽ bằng dân số... Việt Nam, một quốc gia chỉ có diện tích bằng 1/3 một triệu cây số vuông, tức là chưa bằng một phần 50 của diện tích nước Nga.Bên kia biên giới miền Đông, Liên bang Nga lại tiếp giáp với Trung Quốc có dân số cao gấp 10! Vựa người Trung Quốc đói ăn và khát dầu đang lặng lẽ nhổ cọc biên giới để tiến dần vào các vùng thảo nguyên bát ngát của Nga. Họ ngó vào khoáng sản Nga với sự thèm thuồng.Lý do dân số Nga suy sụp là sinh suất - tỷ lệ sinh đẻ - quá thấp để thay thế tuổi già. Còn lại là nạn nghiện rượu và ma túy, là dịch bệnh, kể cả Liệt kháng vì vi khuẩn HIV, đang hạ thấp tuổi thọ trung bình của lớp người trong tuổi sản xuất. Dân số vốn đã ít dần mà nhân tài lại rần rần bỏ chạy: Nga bị nạn "xuất não" vì người có khả năng và tay nghề không muốn sống trong một xứ tàn tạ như vậy nữa. Họ đi lập nghiệp ở xứ khác. Với lãnh thổ trống trải, xưa nay Đế quốc Nga từ thời các Sa hoàng Catherine hay Peter cho tới Liên Xô thời Stalin đã có chánh sách di dân nội địa mang ý nghĩa chiến lược. Các "dị tộc" bị cấy tập thể vào khu vực khác trong khi dân Nga La Tư dù là thiểu số vẫn kiểm soát được toàn bộ nhờ hệ thống hành chánh, tình báo và an ninh để bảo vệ tổ quốc. Ngày nay và sau này, với dân số co cụm bên cạnh các sắc dân khác vẫn hồn nhiên sinh con đẻ cái, thì an ninh nội địa của Nga bị đe dọa (xin xem lại bài "Kyrgyzstan: Vạn Lý Thiên San" trên cột báo này cách đây hai tuần). Trong khi ấy, Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị đại cường và lần đầu tiên trong lịch sử xứ này, lại rất cần nguyên nhiên vật liệu, thương phẩm và thị trường của thế giới bên ngoài. Sức ép "tự nhiên" cùa dân số và sinh hoạt kinh tế sẽ thành sức ép về an ninh chiến lược giữa hai nước láng giềng này. Một bên đông dân, có mật độ dân số là 140 người một cây số vuông, bên kia là một xứ trống trải, chỉ có tám người một cây số vuông.Mà vấn đề không chỉ có sự khác biệt về dân số và khả năng đẻ con. Liên bang Nga không chỉ thiếu nhân lực mà còn thiếu cả tư bản và kỹ thuật để có thể phát triển một xứ sở xưa nay chỉ có tài nguyên chủ yếu do thiên nhiên ban cho, là năng lượng, dầu thô, khí đốt, quặng than hay uranium. Chỉ có những người cộng sản mơ ngủ mới tin vào kỹ thuật tiên tiến của Nga, tập trung vào kỹ thuật chiến tranh và sản xuất chiến cụ thời Xô Viết. Chứ lãnh đạo Nga thì biết rõ là Nga thiếu vốn để khai thác nguồn tài nguyên này - làm sao vận chuyển và bảo vệ trên một lãnh thổ trải rộng qua chín múi giờ. Và cũng thiếu kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất hầu có thể hiện diện trong thế kỷ 21 trên tư thế mạnh. Dầu thô lên giá là một lợi thế, nhưng sẽ không tồn tại mãi mãi.Vì vậy, Liên bang Nga lại nhìn vào tương lai với một giải pháp của quá khứ. Phải tự Tây phương hóa. Phải du nhập tư bản và kiến thức từ thế giới bên ngoài để trong trung hạn thì khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách có lợi hơn và trong dài hạn trở thành một quốc gia tân tiến. Thời của Đại đế Peter, Tây phương hoá hàm ý bắt chước Âu Châu. Thời của Tổng bí thư Brezhnev đấy là đi ăn cắp từ mọi nơi. Thời của Chủ tịch Gorbachev, đấy là cải cách kiểu "perestroika". Là nhân viên tình báo đã từng có nhiệm vụ đánh cắp kỹ thuật, Putin rất biết giới hạn của giải pháp này. Khi làm Thủ tướng rồi Tổng thống, Putin nhắm vào mục tiêu xa hơn: tạo điều kiện hợp tác với quốc gia tiên tiến nhất Tây phương, là Hoa Kỳ. Vì vậy, trong giai đoạn biến động vừa qua, nước Nga tìm cách liên kết với cường quốc số một của Liên hiệp Âu Châu là Cộng hoà Liên bang Đức. Chuyện ấy đang thành hình. Bước kế tiếp lànói chuyện với Hoa Kỳ.Nhưng, như nhiều nhà xã hội học của thế giới và của Nga đều cùng biết, người ta không thể ăn cắp và du nhập kiến thức của thiên hạ về làm của riêng. Như đi gỡ bóng đèn nhà hàng xóm về xài mà nhà mình không có điện! Tất cả phải là một sự đồng bộ trong xã hội, và bước đầu phải là nhờ nhân tài xứ khác vào huấn luyện, ít ra trong cả chục năm. Nghĩa là với bên ngoài thì phải nhượng bộ về chính trị và thỏa thuận về các hợp đồng kinh doanh và kỹ thuật. Bên trong, phải cải tổ cơ chế luật pháp, giáo dục, v.v.., tức là làm cách mạng xã hội. Sau kinh nghiệm "perestroika" quá phiêu lưu của Gorbachev, rồi dân chủ hóa kiểu hoang dại và tư bản hóa kiểu ăn cướp thời Yeltsin, ngày nay lãnh đạo Nga rút tỉa bài học nên sẽ tỉnh táo hơn. Ngày nay, họ có cơ hội tiến hành thuận tiện hơn vì Âu Châu đang khủng hoảng mà họ cũng đã củng cố được quan hệ với một xứ cựu thù là nước Đức để khỏi gây lo sợ cho Đông Âu. Cơ hội ấy lại càng thuận lợi khi Hoa Kỳ vướng chân vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, và cần sự hợp tác của Nga cho các hồ sơ nóng như Afghanistan hay Iran.Lãnh đạo Liên bang Nga cũng hiểu rằng cơ hội thuận tiện này không kéo dài mãi mãi... Chuyện còn lại là thuyết phục gia cang trong nhà. Dân chủ hóa và cách mạng xã hội tới mức nào thì học được Tây phương mà không mất quyền" Và không xâm phạm mặc cảm Đại Nga" Đó là chuyện bên trong.Chuyện bên ngoài là Hoa Kỳ có nắm vững và khai thác cơ hội ấy không" Sự hợp tác chỉ thành hình khi hai bên cùng cần nhau. Mà thế giới không chỉ có hai bên Nga-Mỹ. Liên bang Nga cố cải thiện quan hệ với Nhật Bản và bước kế tiếp có thể là giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Kuriles rồi cùng phát triển khu vực Viễn Đông và cực Bắc qua bán đảo Triều Tiên và Cộng hoà Mông Cổ. Còn lại, "thế giới" trong tầm nhìn của Nga cũng có... Trung Quốc! Xưa kia, Richard Nixon đã nhảy vào cuộc, góp phần mở cửa Trung Quốc để ứng xử với Liên Xô. Ngày nay, ba xứ này đang đổi phương vị trong một trò chơi mới mà vẫn cũ. Việc Tổng thống Medvedev thân mật gặp gỡ hai cựu Ngoại trưởng Mỹ là George Schultz và Condoleezza Rice tại viện Hoover trong Đại học Standford ở miền Bắc California vào Thứ Tư tuần qua là một nhắc nhở kỳ thú. Họ không chỉ trao đổi kinh nghiệm về dân chủ hóa.Từ rất xa, lãnh đạo Bắc Kinh tất nhiên là hiểu ra chuyện đó, cho nên theo dõi rất kỹ. Và thầm mong là Barack Obama không thuộc tầm cỡ để đi vào trò chơi lớn này....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.