Hôm nay,  

Vụ Dầu Loang

06/07/201000:00:00(Xem: 7726)

Vụ Dầu Loang

Vũ Linh

...tai hại cho môi sinh gây ra bởi số lượng dầu tràn...


Cuối Tháng Tư, dàn khoan dầu mới được thiết lập ngoài khơi Louisiana của hãng dầu Anh quốc British Petroleum (BP) bị nổ và bốc cháy, làm thiệt mạng 11 người trong số nhân viên đang làm việc. Dàn khoan chìm xuống đáy biển, bẻ gẫy ống dẫn dầu và dầu ào ào phun ra.
Từ đó đến nay đã hơn hai tháng, dầu vẫn tiếp tục phun. Không ai biết rõ tình hình như thế nào. Ban đầu, người ta ước tính có khoảng vài chục ngàn lít dầu thoát ra mỗi ngày, bây giờ con số ước lượng đã lên tới cả triệu lít mỗi ngày. Vẫn chỉ là ước lượng.
Ngay từ đầu, hãng BP đã thử nhiều cách chặn dầu, toàn là những cách có tính kỹ thuật cao, phức tạp và đắt tiền. Bây giờ thì vẫn chưa chặn được, mà chỉ giảm được số lượng. Chắc phải đợi đến tháng Tám, khi hai dàn khoan phụ được hoàn tất để hút dầu ra khỏi ống đã bị bể, mới ngăn chặn được.
Số dầu thất thoát tuy lớn, nhưng chẳng thấm vào đâu so với khối dự trữ dưới đất. Vấn đề chính là những tai hại cho môi sinh gây ra bởi số lượng dầu tràn. Cái may mắn lớn cho dân trong vùng là hầu hết khối dầu này đã bị luồng sóng ngầm đẩy ra ngoài khơi, chỉ một số rất nhỏ táp vào bờ. Rất nhỏ nhưng cũng đủ để gây ô nhiễm lớn cho vùng. Chưa kể những vùng biển khổng lồ đã bị cấm đánh cá, gây thiệt hại vật chất như thất nghiệp, thất thu, cho dân đánh cá trong vùng, trong đó có cả chục ngàn dân tỵ nạn Việt.
Trong khi hãng BP loay hoay tìm cách ngăn chận thì chính quyền Obama… ngó lơ.
Người ta còn nhớ khi vụ khủng hoảng xe hơi xẩy ra, TT Obama mau mắn nhẩy vào can thiệp, để bành trướng vai trò can thiệp của Nhà Nước, đúng theo chủ trương của khối cấp tiến. Nhưng trong vụ dầu loang, chính quyền Obama lại thụ động đứng ngoài nhìn, viện dẫn lý do đây là chuyện của công ty tư nhân. Làm như các hãng xe General Motors và Chrysler không phải là công ty tư nhân vậy. Một phần, có lý do chính đáng là BP là hãng của Anh, Nhà Nước Mỹ không thể nhẩy vào can thiệp như các hãng xe Mỹ. Phần khác, đây là vấn đề có tính cách kỹ thuật cao, chắc chắn các công chức Mỹ không thể bằng các kỹ sư của BP, đồng thời các phương thức chống đỡ cũng đều cực kỳ đắt tiền. Do đó, chính quyền Obama đã khôn ngoan đứng ngoài.
Nhưng đứng ngoài cuộc cuối cùng đã trở thành con dao hai lưỡi. Dân chúng thấy hình như chính quyền thờ ơ hay hoàn toàn bất lực trước đại họa của dân, cũng không khác gì thái độ của TT Bush trong vụ bão Katrina trước đây. TT Bush bị dân oán thán và báo chí xúm lại đánh tơi bời và vụ Katrina đã trở thành biểu tượng cho sự bất tài của TT Bush. Trong vụ dầu này, dù truyền thông cấp tiến “thông cảm” với TT Obama hơn, không xúm lại đánh như đã đánh Bush, nhưng dân chúng cũng đủ sáng suốt nhìn thấy rõ sự thụ động của TT Obama. Ông không biết làm gì khác hơn là bay vù xuống một hai ngày, đi lòng vòng nói chuyện với các viên chức và dân chúng, chụp hình quay phim, rồi bay về Hoa Thịnh Đốn đi… đánh gôn hay đi nghe ca sĩ ban Beatles là Paul McCartney hát bài Michelle tặng đệ nhất phu nhân.
Một tháng rưỡi sau vụ nổ dàn khoan, những chỉ trích trở thành ngày một ồn ào và mạnh mẽ, ngay từ các đồng minh của tổng thống. James Carville, một bình luận gia cấp tiến cực đoan, chuyên tung hô Obama rất ồn ào, cũng phải kêu gọi TT Obama “làm một cái gì đi chứ”.
Sự trì trệ này cũng là tiêu biểu cho cách lấy quyết định của TT Obama. Ông thường chờ đợi rất lâu mới dám lấy quyết định.
Ngay từ cuối năm 2008 khi còn đang tranh cử, vụ khủng hoảng ngân hàng nổ bùng. Ứng viên Jonh McCain mau mắn kêu gọi hai bên ngưng vận động tranh cử để tiếp giải quyết khủng hoảng. Ứng viên Obama ẫm ờ suy nghĩ, và chẳng làm gì hết. Truyền thông cấp tiến vốn ủng hộ Obama, đã xúm lại ca ngợi sự “bình tĩnh” của Obama và chê tính “bốc đồng” của McCain. Trong vụ xin tăng viện Afghanistan, tư lệnh chiến trường chờ quyết định của TT Obama cả ba tháng trời trong khi lính Mỹ chết mỗi ngày. Trong vụ cải tổ y tế, ông gần như là bán cái cho quốc hội lo trong cả nửa năm trời, cho đến khi thấy gần sụp đổ hết mới cuống lên nhẩy vào tiếp quốc hội.
Trước những chỉ trích ngày càng lớn, TT Obama bất đắc dĩ phải lên tiếng. Dĩ nhiên bắt đầu bằng cách đổ lỗi. Hết đổ thừa cho Bush thì đến đổ lỗi cho BP. Chỉ khiến người ta có cảm tưởng là đối với chính quyền Obama, trọng tâm là biện minh, bới vết tìm lỗi, chứ không phải là cứu dân. Nhà cháy, lính cứu hỏa Obama đến nơi không xịt nước dẹp lửa mà lo đi kiếm ai là thủ phạm làm cháy nhà. Đến nỗi cựu TT Clinton cũng phải lên tiếng: "chúng ta đang ngồi cùng thuyền hết, hãy lo đối phó vấn đề, rồi tính chuyện lỗi phải sau" (I think we ought to row in the same boat for a while... Let's just fix the problem, and then we can hold everybody accountable). Báo Mỹ đã ca ngợi TT Clinton có tư cách lãnh đạo.
Chỉ trích vẫn không ngừng, TT Obama quyết định đọc diễn văn từ Phòng Bầu Dục, trực tiếp truyền hình cho cả nước, một chuyện chỉ dành để công bố một quyết định trọng đại như công bố chuyện đánh Iraq dưới thời TT Bush chẳng hạn. Nhưng bài diễn văn nặng phần trình diễn mau mắn bị chê bai từ mọi phiá, tả cũng như hữu. Một nhà báo cấp tiến chê bài diễn văn giống như bài giảng của nhà giáo. Chẳng có gì mới lạ. Chẳng có biện pháp cụ thể nào. Dầu vẫn phun ào ào.
Ông gọi Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị hãng BP đến Tòa Bạch Ốc họp. Nhưng rồi cuộc họp vẫn bị chỉ trích. Chẳng những vì chờ quá lâu (gần hai tháng), mà việc tổng thống tiếp chủ tịch BP tại Tòa Bạch Ốc cũng bị coi là nặng phần trình diễn. Chỉ cần bộ trưởng Nội Vụ (là người lo về môi sinh) gọi Chủ Tịch BP đến chỉnh một trận và truyền lệnh của chính phủ đủ rồi, không cần tổng thống phải trịnh trọng tiếp tại Tòa Bạch Ốc như tiếp quốc trưởng. Mục đích cuộc gặp gỡ rốt cuộc chỉ cốt đưa hình ảnh TT Obama đang lo “chuyện quốc sự” lên truyền hình.


Rồi đến phiên quốc hội.
Cả Chủ Tịch lẫn Tổng Giám Đốc của BP đều bị gọi ra điều trần trước Hạ Viện. Dĩ nhiên được trực tiếp truyền hình rùm beng và trở thành diễn đàn cho các vị dân cử cả hai đảng vận động tranh cử cho cuộc bầu tháng Mười Một tới. Diễn văn thao thao bất tận, mỗi câu hỏi kéo dài cỡ 15 phút, danh từ dao to búa lớn nổ như pháo Tết, mạnh mẽ sỉ vả hãng BP theo kiểu cả vú lấp miệng em để khỏa lấp sự bất lực của Nhà Nước.
Ông dân biểu Cao Quang Ánh của ta cũng mau mắn học nổ theo lối Mỹ, lớn tiếng nói theo truyền thống Á Đông, ông Chủ Tịch BP nên mổ bụng tự sát là vừa. Vấn đề là ông Chủ Tịch này không phải là Á Đông, mà truyền thống hara-kiri cũng chẳng phải là của Á Đông, mà chỉ là của võ sĩ đạo Nhật thôi. Chưa có ông chính khách Tầu hay Ấn Độ hay Việt nào hara-kiri hết. Vụ dầu loang là một đại họa cho vùng, nhưng cũng là dịp may hiếm có để ông Ánh làm cái gì cụ thể cho dân trong vùng, lấy điểm để hy vọng tái đắc cử thắng Mười Một tới. Nói vung vít ở quốc hội không phải là thượng sách. Nhưng dù sao thì câu chuyện này cũng giúp đưa tên “Congressman Cao” lên mặt báo và truyền hình được một ngày.
Tòa Bạch Ốc cũng lớn tiếng chỉ trích Tổng Giám Đốc BP sau điều trần đã về Anh, vô tư tham dự cuộc đua du thuyền. Ngay trong ngày đó thì TT Obama cũng bận… đánh gôn suốt ngày. Tòa Bạch Ốc không thấy có gì là mâu thuẫn hết.
Thật ra, BP bị tố cũng chẳng oan. Cuộc điều tra cho thấy hãng BP đã lựa chọn phương thức rẻ tiền nhưng cũng nhiều rủi ro nhất để xây dàn khoan, bất chấp khuyên can của chuyên viên. Chẳng có gì lạ trong thế giới các đại công ty, khi mà giảm chi tăng lời là nguyên tắc sinh tử. An toàn cho nhân viên, cho dân, là chuyện phụ.
Cũng trong cuộc điều trần, ông lãnh tụ Cộng Hòa trong ủy ban, dân biểu Joe Barton của tiểu bang dầu lửa Texas,  cho rằng việc TT Obama ép hãng BP phải dành 20 tỷ đô để lập quỹ bồi thường thiệt hại là hành động “shakedown” hãng BP và ông đã xin lỗi… BP về chuyện này (danh từ “shakedown” thật sự khó dịch chính xác. Nó mang hình ảnh một hành động rung cây cho trái cây rụng xuống, và mang ý nghiã một hành động có tính cách ép chanh ra nước, bắt chẹt quá mức). Ngay sau đó, ông Barton đã bị tất cả mọi người kể cả các đồng chí Cộng Hòa xúm lại chỉ trích là quá đáng và ông đã phải xin lỗi, và rút lại lời xin lỗi hãng BP. Ông Barton này cũng là dân biểu nhận được nhiều tiền yểm trợ nhất của các hãng dầu hỏa, gần hai triệu đô từ trước đến nay. Gần ngày bầu cử nên cũng cần tiền tranh cử, phải có mấy câu cho mát lòng BP, sau đó xin lỗi là cùng.
Cho đến nay, vụ dầu loang đã để lại dấu ấn thật tai hại cho TT Obama.
Không để ý gì đến chuyện TT Obama đi Louisiana mấy lần để chụp hình, cũng chẳng cần biết TT Obama khổ sở “đứng dưới mưa nói chuyện với dân đánh cá” (nguyên văn lời phân bua của TT Obama khi bị chỉ trích là quá lơ là), theo CNN, 60% dân Mỹ không đồng ý cách Obama ứng phó vụ dầu loang.
Người ta còn nhớ TT Bush đã bị truyền thông sỉ vả như thế nào trong vụ bão Katrina, vậy mà thăm dò mới nhất của Public Policy Polling - một cơ quan thăm dò của đảng Dân Chủ - cho thấy trong 10 người dân Louisiana, thì có 5 người cho rằng TT Bush trong vụ Katrina làm được việc hơn Obama trong vụ dầu loang, 3 người nghĩ TT Obama ứng phó giỏi hơn Bush, và 2 người nghĩ hai ông đều tệ như nhau. Nhưng báo chí lần này thì lại không đụng tới TT Obama mà xúm lại chỉ trích hãng dầu BP.
Một thăm dò của New York Times/CBS cho thấy gần 60% dân Mỹ nghĩ TT Obama chẳng có kế hoạch rõ ràng gì về các vấn đề lớn của Mỹ như vụ dầu loang, hay năng lượng, hay nạn thất nghiệp. Hay nói cách khác, ông chẳng biết phải làm gì. Chỉ có 40% dân Mỹ nghĩ TT Obama có khả năng ứng phó khủng hoảng, theo thăm dò của Wall Street Journal/NBC. Thăm dò của cơ quan Marrist cho thấy 60% dân Mỹ thuộc khối độc lập, là khối quyết định mọi cuộc tranh cử ở Mỹ, cho rằng TT Obama đã làm họ thất vọng lớn.
Phản ứng của thế giới cũng không mấy thuận lợi.
Nhà báo Mort Zuckerman của US News & World Report nhận định thế giới hiện coi TT Obama như một tổng thống tài tử và bất tài (amateur and incompetent). Theo báo Anh, những chỉ trích của TT Obama đối với BP chỉ là bán cái, mang BP ra làm vật tế thần, trong khi các cuộc điều trần của quốc hội đã trở thành những cuộc tố khổ kiểu trung cổ (medieval). Cũng theo báo Anh, trong vụ ép BP lập quỹ bồi thường, chính quyền Obama mạnh tay đến độ có thể so sánh với phương thức của thủ tướng Nga Vladimir Putin (cũng là cựu giám đốc mật vụ Liên Xô KGB), đưa đến việc các báo này đã đặt tên mới cho TT Obama: Vladimir Obama.
Tại Đức, báo cấp tiến Der Spiegel từng mạnh mẽ ủng hộ TT Obama, nhận định ông có thể sẽ là TT Carter của thế kỷ 21, một tổng thống giáo điều bất tài (incompetent ideologist), chỉ thọ được một nhiệm kỳ.
Còn hơn hai năm nữa mới đến bầu cử tổng thống, cho nên cũng quá sớm để nói đến chuyện một hay hai nhiệm kỳ. Dù sao thì vụ dầu loang này đã thật sự tai hại: tại hại cho môi trường, tai hại cho dân đánh cá trong vùng, tai hại cho hãng dầu BP có thể bị phá sản dễ dàng, tai hại cho phe bảo thủ chủ trương khoan dầu tối đa, nhưng cũng tai hại không kém cho TT Obama. Khả năng lãnh đạo và uy tín của tổng thống đang bị thiên hạ soi kính hiển vi để xem nó như thế nào. (04-07-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.