Hôm nay,  

Kỷ Niệm Với Giáo Sư Nguyễn Độ

7/8/200900:00:00(View: 6815)

Kỷ niệm với Giáo sư Nguyễn Độ 
Đòan Thanh Liêm
Tôi theo học ở Đại học Lưật khoa Saigon khóa 1955-58, đó là khóa đầu tiên của Trường Luật mà vừa mới được người Pháp trao lại cho Chánh phủ Việt nam. Vị Khoa trưởng tiên khởi kể từ niên khóa 1955-56 là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, lúc đó còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Bộ trưởng Ngọai giao thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa nữa. Qua năm sau, tôi lên học năm thứ hai Ban Cử nhân Luật và được học với Giáo sư Nguyễn Độ trong hai môn, đó là môn Luật Hành chánh và môn Hình luật Tổng quát.
Giáo sư Độ người vừa tầm thước, lúc đó vào cỡ tuổi 35-37, nhưng ăn vận trẻ trung, mái tóc luôn chải ép gọn, với cặp kính trắng khá thanh nhã làm tóat lên sự thông minh trí thức. Hồi đó giáo sư vẫn còn độc thân và được các sinh viên xầm xì là ông có lối sinh họat hồn nhiên, vui sống như cái thời ông còn theo học ở bên Pháp ngày trước. Ông hay đậu chiếc xe hơi Wolkswagen xinh xắn tại sân trường.
Bài giảng của giáo sư nặng nhiều về lý thuyết và kèm theo các chi tiết minh họa thực tế, nên nhiều sinh viên miền nam mà theo học theo chương trình Pháp ở bậc trung học, thì phải dày công theo dõi lắm mới có thể nắm bắt hết ý nghĩa được. Có bạn nói là cours này “rối mù quá” (touffu). Nhưng mà nếu sinh viên chịu khó tra cứu thêm ở các sách báo khác ở thư viện của trường, mà hồi đó phần lớn là tài liệu bằng tiếng Pháp, thì sẽ thấy được là các bài giảng của giáo sư đã được sọan thảo rất công phu với đày đủ chi tiết cả về lý thuyết lẫn về thực hành. Một số sinh viên học tòan thời gian (full time student) như các bạn Nguyễn Đình Thảng, Cao Huy Thuần và tôi, thì hay rủ nhau vào thư viện của trường để tìm kiếm sách báo đọc thêm. Và chúng tôi tìm được vài bài ký tên “Nguyễn Độ” được đăng trong tập san “Repertoire Dalloz” là lọai ấn phẩm về luật pháp từ lâu vẫn có uy tín của nước Pháp. Có thể nói ít có giáo sư ở trường Luật Saigon thời đó mà lại có bài phân tích, phê bình luật học mà được chọn đăng nơi tập san uy tín như vậy.
Tôi vẫn còn nhớ hồi đó vì cơ sở của trường trên đường Duy Tân còn thiếu phòng ốc, nên chúng tôi hay phải qua học nhờ bên cơ sở của Viện Đại học Saigon trên đường Trần quý Cáp. Và mấy lần sau lớp giảng, tôi có thắc mắc phải đến hỏi giáo sư Độ để nhờ giáo sư giảng nghĩa thêm cho. Mà lần nào tôi thấy giáo sư cũng đều vui vẻ chỉ dẫn thêm cho sinh viên; đôi khi cuộc trao đổi có thể kéo dài đến 10-15 phút, mà giáo sư không hề tỏ ý là bị sinh viên làm phiền hà chi cả. Thành ra, riêng về bản thân mình, tôi luôn có ấn tượng tốt đẹp với giáo sư Nguyễn Độ, ngay từ cái ngày mới được thụ giáo với ông vào năm 1956-57 lúc đó.
Sau khi tốt nghiệp ra trường mấy năm, tôi lại có duyên làm việc chung với giáo sư Độ nữa. Thật là một dịp may mắn hy hữu cho tôi. Sự việc như sau : Năm 1961, sau khi tu nghiệp tại Quốc hội Hoa kỳ về, thì tôi được cơ quan cử tôi đến làm nhiệm vụ thư ký cho giáo sư Nguyễn Độ trong việc sọan Bản Dự thảo Bộ Hình Luật cho Ủy Ban Tư Pháp Định chế của Quốc Hội, mà lúc đó do Dân biểu Lại Tư làm Chủ tịch. Tôi đến gặp giáo sư tại tư gia nơi cư xá giáo chức Đại học trên đường Duy Tân gần với đường Hiền Vương. Cách xa mấy năm, nay thầy trò lại gặp nhau, tôi thật vui mừng. Giáo sư nói với tôi : “Ông cứ việc nghỉ buổi chiều, đến tối cỡ 6.00 - 6.30 sau khi cơm nước xong, thì chúng mình sẽ cùng nhau làm việc. Vào buổi tối trời mát, thì làm việc mới thỏai mái được…”


Khi bắt tay vào làm việc, thì giáo sư căn dặn tôi đại khái như sau : “Tôi nhận làm việc này là do lời yêu cầu của ông Dân biểu Lại Tư cũng là bạn bè quen biết từ lâu trong giới luật gia. Nhưng tôi đã ra điều kiện với ông Lại Tư rằng : tôi sẽ không ra trước Quốc hội để mà phải trả lời những “questions idiotes” của mấy ông Dân biểu đâu. Vì thế, cho nên ông chịu khó ghi chép cẩn thận về những điều tôi nói ở đây, để rồi sau này chính ông sẽ giải thích cho các ông Dân biểu. Chứ riêng phần tôi, thì tôi chỉ là một người cố vấn cho Ủy ban Tư pháp Định chế của ông Lại Tư mà thôi, tôi không nhận việc phải trả lời thắc mắc của mấy ông Dân biểu đâu. Xin ghi rõ là điều kiện tôi đã thỏa thuận với ông Lại Tư là như thế đó…” Càng làm việc gần với ông, tôi càng thấy rõ được sự uyên bác của ông về mặt luật học. Và tôi càng cảm mến phong cách lịch sự tinh tế của ông nữa.
Công việc tôi làm thư ký với giáo sư Độ chưa hòan tất, thì vào đầu năm 1962, tôi phải đi trình diện khóa 13 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Và cũng vì năm 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị giải thể sau cuộc chính biến 1/11, thì Quốc hội cũng bị giải tán, nên bản dự thảo này cũng đã không thể nào được đưa ra biểu quyết để trở thành một đạo luật nữa.
Hồi làm sĩ quan trong Phòng Pháp chế & Tố tụng của Bộ Quốc phòng năm 1963-65, tôi còn hay được theo dõi các bài kết luận của giáo sư trong tư cách là Cố vấn của Tham chánh viện trong hệ thống Tòa án Hành chánh dưới thời Việt nam Cộng hòa nữa. Tôi luôn đánh giá cao cái lối lập luận rất chặt chẽ vững vàng của vị luật gia có tên tuổi lớn trong lãnh vực luật Hành chánh ở Việt nam hồi đó. 
Sau đó, lâu lâu tôi vẫn đến nhà thăm giáo sư, và lúc nào tôi cũng được ông và bà xã tiếp đón niềm nở, quý mến trân trọng. Nhất là sau năm 1975, thì giáo sư lại càng rảnh rỗi hơn.Ông được bố trí dậy môn Pháp văn cho sinh viên, thì ông chẳng cần phải mất thời giờ sọan bài vở gì cả. Giáo sư kể nhiều chuyện ở ngòai Bắc, vì các ông Nguyễn Cơ Thạch, Phan Hiền lúc đó là cấp thứ trưởng ở Hanoi thì đều là bạn học chung từ hồi trước năm 1945. Lại nữa bà Nguyễn Cơ Thạch còn là cousin với bà Nguyễn Độ, nên mối liên hệ lại càng khắng khít giữa hai gia đình.
Kết cục là gia đình giáo sư Độ đã được đi định cư bên nước Pháp khá sớm, không bao lâu sau khi giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng được bảo lãnh sang Pháp. Sau khi giáo sư đi qua Pháp rồi, tôi vẫn lại có duyên với căn nhà cũ của ông tại đường Duy Tân, vì căn nhà sau đó lại được cấp phát cho Bác sĩ Ngô Tôn Liên là bạn cùng ở Đại học xá Minh Mạng với tôi hồi năm 1955-56. Con gái của Liên lại là bạn học chung với con gái của tôi ở trường trung học Minh Khai nữa. Thành ra mỗi lần đến chới với Bác sĩ Liên, thì tôi lại nhớ đến giáo sư Nguyễn Độ ngay tại căn nhà, mà từ mấy chục năm xưa tôi đã sát cánh làm việc với giáo sư.
Nay giáo sư từ giã cõi đời ở bên Pháp đã mấy năm rồi, nhưng đối với tôi thì giáo sư Nguyễn Độ luôn để lại trong tôi một hình ảnh trong sáng của một người trí thức, của một vị luật gia rất tận tâm với chức nghiệp và của một vị thầy có một sở học thật vững chắc hồi giữa thế kỷ XX ở miền Nam Việt nam.
Tôi xin viết những dòng chữ này để ghi lại một ít kỷ niệm thân thiết riêng tư của tôi với vị giáo sư khả kính và khả ái, mà tôi có duyên được gần gũi thân thương khởi đầu cách nay đã trên 50 năm rồi. Xin cầu chúc giáo sư luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
California Tháng Bảy 2009
Đòan Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.