Hôm nay,  

Kỷ Niệm Với Giáo Sư Nguyễn Độ

08/07/200900:00:00(Xem: 5802)

Kỷ niệm với Giáo sư Nguyễn Độ 
Đòan Thanh Liêm
Tôi theo học ở Đại học Lưật khoa Saigon khóa 1955-58, đó là khóa đầu tiên của Trường Luật mà vừa mới được người Pháp trao lại cho Chánh phủ Việt nam. Vị Khoa trưởng tiên khởi kể từ niên khóa 1955-56 là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, lúc đó còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Bộ trưởng Ngọai giao thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa nữa. Qua năm sau, tôi lên học năm thứ hai Ban Cử nhân Luật và được học với Giáo sư Nguyễn Độ trong hai môn, đó là môn Luật Hành chánh và môn Hình luật Tổng quát.
Giáo sư Độ người vừa tầm thước, lúc đó vào cỡ tuổi 35-37, nhưng ăn vận trẻ trung, mái tóc luôn chải ép gọn, với cặp kính trắng khá thanh nhã làm tóat lên sự thông minh trí thức. Hồi đó giáo sư vẫn còn độc thân và được các sinh viên xầm xì là ông có lối sinh họat hồn nhiên, vui sống như cái thời ông còn theo học ở bên Pháp ngày trước. Ông hay đậu chiếc xe hơi Wolkswagen xinh xắn tại sân trường.
Bài giảng của giáo sư nặng nhiều về lý thuyết và kèm theo các chi tiết minh họa thực tế, nên nhiều sinh viên miền nam mà theo học theo chương trình Pháp ở bậc trung học, thì phải dày công theo dõi lắm mới có thể nắm bắt hết ý nghĩa được. Có bạn nói là cours này “rối mù quá” (touffu). Nhưng mà nếu sinh viên chịu khó tra cứu thêm ở các sách báo khác ở thư viện của trường, mà hồi đó phần lớn là tài liệu bằng tiếng Pháp, thì sẽ thấy được là các bài giảng của giáo sư đã được sọan thảo rất công phu với đày đủ chi tiết cả về lý thuyết lẫn về thực hành. Một số sinh viên học tòan thời gian (full time student) như các bạn Nguyễn Đình Thảng, Cao Huy Thuần và tôi, thì hay rủ nhau vào thư viện của trường để tìm kiếm sách báo đọc thêm. Và chúng tôi tìm được vài bài ký tên “Nguyễn Độ” được đăng trong tập san “Repertoire Dalloz” là lọai ấn phẩm về luật pháp từ lâu vẫn có uy tín của nước Pháp. Có thể nói ít có giáo sư ở trường Luật Saigon thời đó mà lại có bài phân tích, phê bình luật học mà được chọn đăng nơi tập san uy tín như vậy.
Tôi vẫn còn nhớ hồi đó vì cơ sở của trường trên đường Duy Tân còn thiếu phòng ốc, nên chúng tôi hay phải qua học nhờ bên cơ sở của Viện Đại học Saigon trên đường Trần quý Cáp. Và mấy lần sau lớp giảng, tôi có thắc mắc phải đến hỏi giáo sư Độ để nhờ giáo sư giảng nghĩa thêm cho. Mà lần nào tôi thấy giáo sư cũng đều vui vẻ chỉ dẫn thêm cho sinh viên; đôi khi cuộc trao đổi có thể kéo dài đến 10-15 phút, mà giáo sư không hề tỏ ý là bị sinh viên làm phiền hà chi cả. Thành ra, riêng về bản thân mình, tôi luôn có ấn tượng tốt đẹp với giáo sư Nguyễn Độ, ngay từ cái ngày mới được thụ giáo với ông vào năm 1956-57 lúc đó.
Sau khi tốt nghiệp ra trường mấy năm, tôi lại có duyên làm việc chung với giáo sư Độ nữa. Thật là một dịp may mắn hy hữu cho tôi. Sự việc như sau : Năm 1961, sau khi tu nghiệp tại Quốc hội Hoa kỳ về, thì tôi được cơ quan cử tôi đến làm nhiệm vụ thư ký cho giáo sư Nguyễn Độ trong việc sọan Bản Dự thảo Bộ Hình Luật cho Ủy Ban Tư Pháp Định chế của Quốc Hội, mà lúc đó do Dân biểu Lại Tư làm Chủ tịch. Tôi đến gặp giáo sư tại tư gia nơi cư xá giáo chức Đại học trên đường Duy Tân gần với đường Hiền Vương. Cách xa mấy năm, nay thầy trò lại gặp nhau, tôi thật vui mừng. Giáo sư nói với tôi : “Ông cứ việc nghỉ buổi chiều, đến tối cỡ 6.00 - 6.30 sau khi cơm nước xong, thì chúng mình sẽ cùng nhau làm việc. Vào buổi tối trời mát, thì làm việc mới thỏai mái được…”


Khi bắt tay vào làm việc, thì giáo sư căn dặn tôi đại khái như sau : “Tôi nhận làm việc này là do lời yêu cầu của ông Dân biểu Lại Tư cũng là bạn bè quen biết từ lâu trong giới luật gia. Nhưng tôi đã ra điều kiện với ông Lại Tư rằng : tôi sẽ không ra trước Quốc hội để mà phải trả lời những “questions idiotes” của mấy ông Dân biểu đâu. Vì thế, cho nên ông chịu khó ghi chép cẩn thận về những điều tôi nói ở đây, để rồi sau này chính ông sẽ giải thích cho các ông Dân biểu. Chứ riêng phần tôi, thì tôi chỉ là một người cố vấn cho Ủy ban Tư pháp Định chế của ông Lại Tư mà thôi, tôi không nhận việc phải trả lời thắc mắc của mấy ông Dân biểu đâu. Xin ghi rõ là điều kiện tôi đã thỏa thuận với ông Lại Tư là như thế đó…” Càng làm việc gần với ông, tôi càng thấy rõ được sự uyên bác của ông về mặt luật học. Và tôi càng cảm mến phong cách lịch sự tinh tế của ông nữa.
Công việc tôi làm thư ký với giáo sư Độ chưa hòan tất, thì vào đầu năm 1962, tôi phải đi trình diện khóa 13 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Và cũng vì năm 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị giải thể sau cuộc chính biến 1/11, thì Quốc hội cũng bị giải tán, nên bản dự thảo này cũng đã không thể nào được đưa ra biểu quyết để trở thành một đạo luật nữa.
Hồi làm sĩ quan trong Phòng Pháp chế & Tố tụng của Bộ Quốc phòng năm 1963-65, tôi còn hay được theo dõi các bài kết luận của giáo sư trong tư cách là Cố vấn của Tham chánh viện trong hệ thống Tòa án Hành chánh dưới thời Việt nam Cộng hòa nữa. Tôi luôn đánh giá cao cái lối lập luận rất chặt chẽ vững vàng của vị luật gia có tên tuổi lớn trong lãnh vực luật Hành chánh ở Việt nam hồi đó. 
Sau đó, lâu lâu tôi vẫn đến nhà thăm giáo sư, và lúc nào tôi cũng được ông và bà xã tiếp đón niềm nở, quý mến trân trọng. Nhất là sau năm 1975, thì giáo sư lại càng rảnh rỗi hơn.Ông được bố trí dậy môn Pháp văn cho sinh viên, thì ông chẳng cần phải mất thời giờ sọan bài vở gì cả. Giáo sư kể nhiều chuyện ở ngòai Bắc, vì các ông Nguyễn Cơ Thạch, Phan Hiền lúc đó là cấp thứ trưởng ở Hanoi thì đều là bạn học chung từ hồi trước năm 1945. Lại nữa bà Nguyễn Cơ Thạch còn là cousin với bà Nguyễn Độ, nên mối liên hệ lại càng khắng khít giữa hai gia đình.
Kết cục là gia đình giáo sư Độ đã được đi định cư bên nước Pháp khá sớm, không bao lâu sau khi giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng được bảo lãnh sang Pháp. Sau khi giáo sư đi qua Pháp rồi, tôi vẫn lại có duyên với căn nhà cũ của ông tại đường Duy Tân, vì căn nhà sau đó lại được cấp phát cho Bác sĩ Ngô Tôn Liên là bạn cùng ở Đại học xá Minh Mạng với tôi hồi năm 1955-56. Con gái của Liên lại là bạn học chung với con gái của tôi ở trường trung học Minh Khai nữa. Thành ra mỗi lần đến chới với Bác sĩ Liên, thì tôi lại nhớ đến giáo sư Nguyễn Độ ngay tại căn nhà, mà từ mấy chục năm xưa tôi đã sát cánh làm việc với giáo sư.
Nay giáo sư từ giã cõi đời ở bên Pháp đã mấy năm rồi, nhưng đối với tôi thì giáo sư Nguyễn Độ luôn để lại trong tôi một hình ảnh trong sáng của một người trí thức, của một vị luật gia rất tận tâm với chức nghiệp và của một vị thầy có một sở học thật vững chắc hồi giữa thế kỷ XX ở miền Nam Việt nam.
Tôi xin viết những dòng chữ này để ghi lại một ít kỷ niệm thân thiết riêng tư của tôi với vị giáo sư khả kính và khả ái, mà tôi có duyên được gần gũi thân thương khởi đầu cách nay đã trên 50 năm rồi. Xin cầu chúc giáo sư luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
California Tháng Bảy 2009
Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.