Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ Đã Suy Trầm Rồi!

13/01/200800:00:00(Xem: 10283)

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!...

Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử. Rằng Mỹ bị suy sụp, tư bản Nhật đang làm chủ nước Mỹ, và bội chi ngân sách Hoa Kỳ sẽ khiến nước Mỹ lâm vào cảnh vặt mũi bỏ mồm. Và sẽ chết.

Một doanh gia tỷ phú, tương tự như Thị trưởng Michael Bloomberg thời nay, đã phải cởi áo đẩy cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà ra ngoài để cứu nguy nước Mỹ. Ông ta thu được 19% số phiếu, đa số ở bên đảng Cộng hoà, và đẩy ông Bush cha ra rìa đường lịch sử.

Sau đó, kinh tế Nhật bất ngờ lụn bại, kinh tế Mỹ hồi phục, ngân sách đạt thặng dư!

Mười năm sau cơn hốt hoảng 91 đó, người ta lại nói đến nguy cơ suy trầm kinh tế Hoa Kỳ. Trái bóng đầu cơ cổ phiếu bị bể, kinh tế suy trầm thật, rồi bị giáng thêm hai đòn liên tiếp là vụ khủng bố 9-11 và một chuỗi doanh nghiệp bất lương bị phá sản.

Suy trầm kinh tế quả nhiên xảy ra, nhẹ chưa từng thấy và ngắn hơn một tiếng thở dài! Chưa đầy chín tháng!

Nhưng khi ấy, dư luận vẫn được gióng lên hồi chuông báo động. Chỉ vì Hoa Kỳ lại có bầu cử vào năm 2004… Lại nạn bội chi ngân sách, lại "Tổng khủng hoảng 1929-1933 sắp tái diễn", hoặc "chưa khi nào kinh tế Mỹ lại sa sút như thế!"

Suy trầm quả là có xảy ra, nhưng cũng rất nhẹ. Và bội chi ngân sách Hoa Kỳ hiện ở mức 1,20% tổng sản lượng GDP, thấp hơn hầu hết các nước công nghiệp Âu châu và thấp hơn trung bình của Hoa Kỳ trong suốt bốn chục năm qua.

Nếu nhìn vào lịch sử kinh tế thì người ta thấy cứ sau mỗi sáu năm, kinh tế lại có một đợt suy trầm nhẹ, kéo dài chừng một năm. Khủng hoảng chỉ xảy ra khi chính quyền xăn tay áo nhảy vào đẩy lui hay trì hoãn nạn suy trầm bằng những liều thuốc đổ bệnh, điển hình là vụ tổng khủng hoảng 1929 sau vụ sụt giá cổ phiếu tại Wall Street.

Năm 2000, kinh tế Mỹ bị bể bóng đầu tư chứng khoán và mọi người đều cho rằng tám năm tăng trưởng đều từ 1992 đến đó - cái may của Tổng thống Bill Clinton - là điều bất thường. Ngày nay, cũng tám năm sau, người ta cũng không chấp nhận được là kinh tế Mỹ cứ tăng trưởng như cũ, huống hồ thị trường gia cư đã suy sụp, trái bóng tín dụng sub-prime đã bể, tín dụng trở thành khan hiếm và giới tiêu thụ nay đã mất dần niềm tin. Khi hầu bao của họ khép lại thì kinh tế Mỹ sẽ đi đoong!

Từ tháng Tám đến nay, ngày càng có nhiều người dự báo hay xác nhận rằng kinh tế Mỹ sẽ hoặc sắp, hoặc đang trôi vào suy trầm. Cho nên, hãy cứ yên tâm là ngày mai trời lại tối!

Theo định nghĩa, suy trầm - recession - xảy ra khi đà tăng trưởng sản xuất giảm sút trong hai quý liền, tức là trong sáu tháng liên tục. Xin đọc lại: giảm sút tăng trưởng chứ không phải là không có tăng trưởng, hay suy thoái, là sản xuất không tăng mà còn giảm so với trước đó. Và xin đọc lại: trong hai quý liền. Nghĩa là người ta chỉ biết sau khi thu thập thống kể sản xuất của quá khứ, ít ra là ba tháng trước.

Lúc ấy, chúng ta nên nhớ tới một cách ví von của giới kinh tế: "họ tiên báo đúng chín trong sáu vụ suy trầm đã xảy ra trong quá khứ!"

Trở lại thực tại, những gì đang chờ đón chúng ta (tại Hoa Kỳ) trong năm 2008"

Kinh tế Hoa Kỳ có bị ảnh hưởng của nạn dầu thô lên giá, nay đã mấp mé mức kỷ lục cùa đầu năm 1980 sau vụ khủng hoảng Iran - lại Iran! - là 102 tới 107 Mỹ kim một thùng. Thứ hai, tiền Mỹ bị mất giá phân nửa trong sáu năm qua. Mất giá là khi ta so với một món hàng khác, thí dụ như dầu thô, vàng, hay đồng Yen Nhật Bản, đồng Euro Âu châu, v.v….

Dầu thô lên giá một phần vì số cầu gia tăng quá mạnh từ các nước đang phát triển - nên có thể đã tăng từ hai chục lên ba chục đồng một thùng, 50%, là con số rất lớn. Nhưng, khi giá tăng gấp ba, từ ba chục lên quá chín chục, lý do chính là chuyện an ninh, hay mất an ninh tại những nguồn cung cấp.

Qua năm 2008, tình hình an ninh hay khả năng sử dụng dầu khí như một võ khí chống Mỹ sẽ không thể nguy ngập hơn năm qua, từ Venezuela qua Nigeria hay Iran - và cả Liên bang Nga. Trong khi ấy, kinh tế Âu châu, Nhật Bản và nhiều xứ khác, kể cả Hoa Kỳ, sẽ bị đình đọng, suy trầm, thậm chí suy thoái. Số cầu về dầu khí vì vậy khó tăng cao hơn mà còn có thể giảm chút đỉnh. Giá dầu cũng thế.

Khi tiền Mỹ mất giá thì hàng Mỹ trở thành rẻ hơn, đấy là sự điều chỉnh cần thiết để tái lập quân bình trong trao đổi, một chiều hướng không hẳn bất lợi cho Hoa Kỳ.

Trong khi ấy, các nước Đông Á - kể cả và nhất là Trung Quốc - cùng các nước Á Rập bán dầu đều giàng đồng bạc của họ vào Mỹ kim và đang ngồi trên một kho tài sản chừng hơn 2.000 tỷ Mỹ kim. Nếu tiền Mỹ mất giá, tài sản của các nước ấy cũng bị ảnh hưởng.

Cho nên, chẳng phải vì mê ông Bush hay phục Mỹ - ngược lại - các chủ nợ Mỹ kim đó phải cấp cứu con nợ và dồn tiền về Mỹ. Vả lại, có nơi nào làm ăn có lời và an toàn hơn xứ này đâu"

Vì vậy trong năm 2008, tiền Mỹ có thể còn mất giá, nhưng chậm hơn chứ không đột ngột. Và có khi còn tăng nhẹ vào cuối năm khi kinh tế Mỹ ra khỏi suy trầm.

Kinh tế Hoa Kỳ có thổi lên trái bóng địa ốc và tín dụng sub-prime như một cơ thể sung mãn đã chất chứa rất nhiều độc tố cần phải trục ra ngoài. Nạn suy trầm vì vậy là một tiến trình điều chỉnh tự nhiên và cần thiết, như người phải uống thuốc xổ và ăn kiêng ít lâu… cho khoẻ người. Sau đó, hệ thống tài chánh và ngân hàng được chấn chỉnh lại trên một nền móng lành mạnh hơn. Sẽ thẩm tra tiêu chuẩn tài trợ và rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn.

Chuyện này là tất yếu, mà khỏi cần các chính khách nhảy vào!

Năm xưa, cũng chính các nhà chính trị đã đả kích giới tài trợ là không nâng đỡ người nghèo trong kế hoạch hữu sản hoá gia cư, bằng cách nới lỏng điều kiện cho vay. Thị trường vốn thính mũi đã chiều theo xu hướng đó và bày ra loại tín dụng thứ cấp, vốn không là một phát minh của Mỹ. Các nước Âu châu cũng có những chương trình tương tự và cho vay còn bạo hơn, nên sẽ bị điêu đứng hơn.

Bây giờ, trong năm tranh cử, ai ai cũng tỏ vẻ quan tâm đến đời sống kinh tế của dân Mỹ và đòi xăn tay áo vào đẩy lui suy trầm để cứu người nghèo khốn.

Chúng ta nên lo chuyện ấy, hơn là một vụ suy trầm nhẹ, và có thể chấm dứt vào cuối năm.  Nhưng, khi dân Mỹ đi bầu vào cuối năm, họ chưa biết là kinh tế đã ra khỏi suy trầm. Rồi cứ coi đó là công lao của những người đắc cử!

Kết luận: các chính trị gia không muốn người dân biết quá nhiều về quy luật kinh tế để cứ tưởng rằng nhờ tiếnh gáy của họ mà mặt trời mọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biểu tình  trứơc sứ quán CSVN, CSTQ hôm chủ nhật ở Washington DC, khẳng định các đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Mỗi  quân binh chủng có những trận chiến lẫy lừng làm cho người lính  hãnh diện về quân binh chủng của mình, như Nhảy Dù hãnh diện với những chiến trường
Đỗ Văn Phúc sinh năm 1946 tại Quảng Trị, tốt nghiệp khoá 1 Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
Năm 1975, từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đã bắt đầu đặt kế hoạch phát triển trên toàn thể quốc gia.
Buổi lễ vinh danh do Bộ Nội An tổ chức nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để tuyên thệ cho hai mươi lăm người từ mươi tám quốc gia
Cử tri tại tiểu bang California đang sửa soạn tham dự vào cơn sốt tuyển chọn ứng cử viên tổng thống được tổ chức vào ngày 5 tháng 2
Ông Vũ Dũng trong trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân ngày 6-1-2008 khẳng dịnh: không có chuyện chúng ta mất dất mất biển.
Cộng sản là một chủ nghĩa và là một chế dộ chuyên tạo ra kẻ thù cho mình. Ngay từ lý thuyết, thay vì cổ xúy tương sinh, cộng tồn
Nhằm mục đích phản đối Trung Cộng xâm chiếm quần đão Hoàng Sa và Việt Cộng đã dâng đất
Hôm nay tranh thủ về gặp mẹ xem có chuyện gì mà nghiêm trọng thế. Sau khi nghe mẹ kể sự việc con mới biết thì ra là không có chuyện gì nghiêm trọng cả
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.