Hôm nay,  

Tạ Ơn

08/01/200800:00:00(Xem: 7589)

Khi nhìn sâu vào một trái cam, không cần ánh sáng của khoa học, ta cũng có thể thấy rõ trái cam được làm bởi rất nhiều điều kiện như là: đất, nước, gió, mây, mặt trời, khoáng chất, phân bón, công người chăm sóc, côn trùng… Những thứ đó tưởng chừng không có liên quan gì tới trái cam, nhưng nếu lấy bất cứ một điều kiện nào ra khỏi trái cam thì trái cam sẽ không còn là nó nữa. Nó có thể không thành một trái cam hoặc nếu thành cũng ở một dạng khiếm khuyết. Cho nên trong bản chất của trái cam đã hàm chứa sự giúp đỡ của rất nhiều đối tượng khác, tự thân của hạt cam thì không thể nào trở thành trái cam được.

Khi đưa bàn tay lên ta hãy đặt một câu hỏi bàn tay này của ai" Hãy nhìn cho kỹ để thấy rằng bàn tay cũng đang nương nhờ vào rất nhiều điều kiện mới có mặt được. Trước hết là sự đóng góp quan trọng của rất nhiều thế hệ tổ tiên mà gần nhất là cha mẹ của ta qua nhiễm thể (DNA). Ta là kẻ tiếp nhận nhiễm thể nên thừa hưởng tất cả những gia tài có sẵn trong đó như tình thương, hạnh phúc, đức hạnh, tài năng… mà cha mẹ và tổ tiên của ta đã chắt chiu gầy dựng. Tiếp theo đó ta phải vay mượn những điều kiện của thiên nhiên như trái cam đã từng vay mượn. Ta còn nương nhờ vào nền văn hóa, kinh tế, chính trị… của quốc gia và cả thế giới, phải được nuôi dưỡng trong những hoàn cảnh thuận lợi và cả khó khăn hay đau khổ thì ta mới trở thành ra một con người toàn vẹn như hôm nay.

Những người trẻ bây giờ rất thích lối sống tự lập (independence) như một sự hãnh diện vì họ cho rằng họ có thể gầy dựng sự nghiệp bằng chính đôi tay của mình mà không cần tới sự giúp đỡ của gia đình hay người nào khác. Nhưng họ đã lầm. Thực tế thì không có cái gì là tồn tại biệt lập cả, không có cái duy nhất hiện hữu mà không liên kết với những điều kiện khác, dù nhỏ bé như một hạt điện tử (electron). Trong tự thân của người trẻ đã vay mượn rất nhiều yếu tố, huống chi họ vẫn đang tiếp tục đón nhận tình thương và đức tin của gia đình và những người thân, tiếp tục nhờ đỡ vào điều kiện thuận lợi của môi trường thì làm sao có thể tuyên bố là tồn tại một mình được.

Đời sống ích kỷ hưởng thụ đã che lấp ý thức quan trọng đó. Chữ chính tôi (myself) mà ta thường dùng đã vô tình gây nên sự lầm lẫn trong nhận thức rằng ta là một chủ thể tách biệt hoàn toàn với các khách thể. Khi nhận thức này hình thành và phát triển thì sự tự ái, kiêu ngạo, đố kỵ, giận hờn hay thù hận trong lòng ta sẽ dễ dàng lớn theo. Những năng lượng tiêu cực đó một khi lớn mạnh thì ta sẽ mất đi sự cân đối và hòa điệu với tính chất liên kết hỗ tương xưa nay của vũ trụ. Tự tách mình ra khỏi nguyên tắc của sự sống thì ta sẽ không thể nào tồn tại một cách yên ổn và hạnh phúc.

Như vậy mỗi cá thể phải có trách nhiệm thấy được bản chất đời sống của chính mình là liên lập (interdepdence) chứ không phải là biệt lập. Đó không còn là bổn phận nữa mà là quyền lợi của mỗi cá thể, nếu không ý thức được thì cá thể đó sẽ chịu thiệt thòi. Một trong những cách giúp cho ý thức đó được nuôi dưỡng chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thái độ rung cảm chân thành trước một sự hiến tặng và được ghi khắc sâu đậm trong tâm. Chính năng lượng tích cực đó sẽ kích hoạt vào những hạt giống cao quý trong tâm hồn như nhún nhường, chấp nhận, hy sinh, tha thứ… và nó sẽ đốt cháy những nguồn năng lượng tiêu cực từ nhận thức sai lầm của bản ngã nhỏ hẹp.

Chỉ cần nuôi dưỡng ý niệm biết ơn thôi thì ta đã thừa hưởng rất nhiều phẩm chất tốt đẹp từ nơi chính tâm hồn ta hiến tặng, huống chi ta còn hướng tới đối tượng mà ta đã từng nương nhờ để thể hiện lòng biết ơn thì năng lượng tích cực đó sẽ càng lớn mạnh hơn nữa. Năng lượng biết ơn bấy giờ chuyển thành năng lượng cảm ơn hay tạ ơn. Càng tìm cách biểu lộ lòng biết ơn thì con người của ta sẽ càng cắm rễ vào sự sống và càng dễ dàng đơm hoa kết trái trong đời sống đạo đức để trở thành con người hoàn thiện.

Vậy trước khi cảm ơn một người nào thì ta phải có ý niệm biết ơn sâu sắc trong lòng. Nhưng đời sống thực dụng thường khiến ta sử dụng lời nói hay hành động cảm ơn như một loại hình thức giao tế, biết bên kia cần gì ta thì liền tìm cách hiến tặng cho thứ đó mà thực chất chỉ mong người kia đánh giá cao về ta hay có thêm thiện cảm với ta, hoặc có khi là để mua lấy cảm xúc vui sướng khi thấy người kia vui sướng. Thái độ đó rốt cuộc cũng chỉ phục vụ cho bản năng ích kỷ của riêng ta, hoàn toàn khác xa với giá trị cao đẹp của lòng biết ơn chân thật.

Người có lòng biết ơn chân thật thì không cần đến những phản ứng ghi nhận hay phấn khởi của đối phương, đôi khi còn phải học tập cách đền ơn khi người kia không muốn tiếp nhận, thậm chí khó chịu nữa là khác. Tỏ lòng biết ơn là trách nhiệm và quyền lợi của chính ta, cho nên ta không thể đòi hỏi người kia phải như thế này thế nọ. Bởi người khôn ngoan thường hay từ khước sự báo đáp, họ sợ năng lượng thi ơn trong họ bị suy giảm. Cũng giống như lấy đá mài dao, dao càng bén nhưng đá sẽ càng mòn. Chính năng lượng giúp đỡ vô điều kiện đó sẽ góp phần mạnh mẽ tạo ra hào quang đức hạnh của con người.

Chung quanh có rất nhiều đối tượng mà ta có thể biểu lộ lòng biết ơn một cách tự nhiên và dễ dàng. Khi vặn vòi nước ta hãy thực tập đừng nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú tâm vào dòng nước ấm áp đang tuôn tràn trên đôi tay và tự hỏi nước từ đâu đến đây mà giúp ta quá nhiều tiện lợi" Mỗi khi bưng lên một chén cơm, thay vì theo thói quen nói chuyện huyên thuyên thì ta nên thực tập ăn cơm trong im lặng. Ta vừa nhai chậm rãi vừa cảm nhận công khó nhọc của người nấu nướng, của người nông phu và biết bao điều kiện thiên nhiên đã dang tay góp sức để ta có một nguồn bổ dưỡng cho cơ thể như vậy. Cho dù có thật nhiều tiền để mua thì ta cũng không có tư cách ăn chén cơm đó với lòng vô ơn.

Buổi sáng thức dậy ta đừng vội bước xuống giường, hãy ngồi ngay ngắn và hít thở vài hơi cho thật khỏe để ý thức rằng ta vẫn còn sống. Thầm cảm ơn đất trời đã cho ta một ngày mới tinh khôi. Ngày hôm qua có thể ta còn nhiều vụng về trong lúc nói năng hay hành động nên đã khiến cho ta và người thương của ta không có nhiều hạnh phúc. May mắn là ta có thêm một ngày nữa để làm mới chính mình, nên tự hứa sẽ cố gắng sống cho trọn vẹn, không để cho những lo lắng muộn phiền làm sứt mẻ một giờ phút nào. Trong ngày ta cũng cần có vài phút lắng đọng tâm tư, nhìn lại những gì đã trôi qua để thấy mình một cách chân thật hơn. Có khi ta sẽ giật mình vui sướng vì biết rằng ta vẫn còn là chính ta, vẫn còn giữ gìn được những phẩm chất quý giá trong tâm hồn mà đôi lúc những thách thức và cạm bẫy của cuộc đời đã khiến ta suýt ngã nhào trong cuộc đổi chác. Giây phút ấy thật cảm động, ta chỉ còn biết chấp tay cảm ơn đất trời đã hết lòng che chở.

Mỗi khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào ta cũng cố gắng ý thức rõ ràng về sự hiện hữu của nó. Hãy thực tập nhìn sâu vào lòng sự thật để khám phá ra giá trị ảnh hưởng của nó đến đời sống của ta mà phát sinh lòng biết ơn. Đối với những người thân quen, ta nên bắt đầu thực tập bằng cách chú tâm vào lời nói hay cử chỉ hành động của họ trong khi tiếp xúc, đừng để cho sự đãng trí kéo đi nơi khác. Thỉnh thoảng ta nên nở nụ cười và tự nhủ với lòng rằng ta rất biết ơn về sự có mặt mầu nhiệm của họ. Ta cũng cần bỏ chút ít thời gian để đọc lại những lá thư hay tấm thiệp cũ, mở cuốn album hay những món quà năm xưa ra xem. Viết nhật ký cũng là cách hay để cho ta phát hiện và ghi khắc sâu đậm về những lời nói và cử chỉ ân tình của những người sống bên ta mỗi ngày. Nhưng cách ngồi xuống thật yên để nhớ lại những gì người đó đã làm cho mình là hữu hiệu nhất.

Đừng đợi đến dịp lễ lược rồi mới bận rộn mua sắm quà cáp, không khéo ta có thể rơi vào hình thức như trả nợ chứ không phải thể hiện lòng biết ơn. Vì vậy ta đừng quá chú trọng đến giá trị của những món quà và cũng đừng tập cho người kia thói quen đánh giá tấm lòng qua giá trị vật chất. Nếu ta dồn hết năng lượng để tìm kiếm những món quà đắt tiền thì giá trị con người của ta sẽ lập tức suy yếu, ta sẽ không còn thiện chí cố gắng nữa. Tại sao ta không đủ tự tin để trình diện trước người đó bằng con người tuyệt vời của mình" Sự có mặt thật tươi mát, vững chãi và đầy hạnh phúc trong ta không phải là món quà đáng trân quý nhất hay sao" Nếu người kia không thấy được như vậy thì ta phải có trách nhiệm làm cho họ thấy, vì chỉ có cách đó mới có thể gầy dựng một hạnh phúc lâu bền.

Ở bên Mỹ bây giờ người ta đón nhận ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) không còn ý nghĩa thiêng liêng như xưa nữa. Phần lớn vì giao tế, vì để làm đẹp lòng nhau mà họ lăng xăng với chuyện trao tặng quà hay tổ chức tiệc tùng. Những người sống xa gia đình thì nắm lấy cơ hội này để đoàn tụ, nhưng rồi cũng ngập tràn trong không khí vui chơi mà không mấy ai quan tâm đến cách thể hiện và nuôi dưỡng lòng biết ơn như ý nghĩa của ngày lễ.

Ở Việt Nam chưa có một ngày lễ để mọi đối tượng tỏ lòng biết ơn với nhau. Đúng ra nếu ta có đời sống tỉnh thức thì ngày nào cũng là ngày tạ ơn cả. Nhưng vì cuộc sống bận rộn quay cuồng dễ làm cho ta chìm đắm trong lãng quên, nên thiết nghĩ chọn ra một ngày đặc biệt để thể hiện là rất cần thiết. Tôi thấy ngày mồng 10 tháng 3 rất hay, dựa vào ý nghĩa giỗ tổ vua Hùng mà ta thêm vào ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền nhân trong quá khứ và các vị ân nhân trong hiện tại. Như vậy ngày ấy sẽ trở thành một ngày trọng đại của dân tộc và chỉ có tên gọi chung là ngày Tạ Ơn.

Để sử dụng ngày lễ Tạ Ơn thật ý nghĩa, tôi đề nghị trong ngày hôm ấy ta hạn chế tiệc tùng, mua sắm hay đi chơi xa, hãy giành trọn thời gian cho mỗi việc thể hiện lòng biết ơn với những đối tượng đã ảnh hưởng đến cuộc đời của mình. Đến trước bàn thờ tổ tiên hay trước ông bà, cha mẹ và từng người thân trong gia đình ta hãy thành khẩn nói lên lòng biết ơn: “Con xin tỏ lòng biết ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn đến ngày hôm nay”,“Ba xin cảm ơn con vì con đã tiếp nối Ba một cách rất xứng đáng”,“Anh xin tạ ơn em vì em đã hết lòng nâng đỡ và cho anh rất nhiều hạnh phúc trong đời sống vợ chồng”, “Chị rất biết ơn em vì em đã phụ giúp chị nhiều việc trong gia đình, đặc biệt là nụ cười dễ thương của em đã làm cho tâm hồn chị trẻ hơn rất nhiều”,“Em xin tạ ơn chị vì chị đã là một người chị tuyệt vời của em, lúc nào cũng lắng nghe và thấu hiểu em”…

Ta cũng có thể nói câu ân tình xuất phát từ lòng biết ơn chân thành ấy với thầy cô hay học trò, với người chủ hay nhân viên, với bạn bè thân thích hay kẻ đối nghịch. Nếu trong tâm ta thực sự thấy rằng chính nhờ sự lấn lướt hay vu khống của kẻ đối nghịch kia mà ta đã trở nên giỏi giắn và vững vàng hơn thì ta cũng nên bày tỏ lòng biết ơn với họ. Thái độ cảm ơn thật lòng của ta sẽ có công năng phá vỡ những khối nghi kỵ, giận hờn và cố chấp đang thắt chặt trong tâm người kia. Ngày lễ Tạ Ơn như vậy sẽ trở thành một ngày đặc biệt để mọi người thực tập tha thứ mà lại gần với nhau.

Ngày ấy chắc chắn ai nấy cũng sẽ rất hạnh phúc và thấy cuộc đời đáng yêu hơn vì cõi lòng ngập tràn năng lượng biết ơn. Nếu không đến trực tiếp được thì ta cũng có thể gọi điện thoại hay viết thư, nhưng người kia sẽ rất hạnh phúc nếu thấy được nụ cười và ánh mắt của ta trong lời nói cảm ơn đó. Ta cũng nên tặng một món quà ý nghĩa, hay nhất là hãy tặng cho nhau một đóa hoa tươi thắm để gửi gấm ước mong liên hệ tình cảm của đôi bên sẽ luôn tốt đẹp. Ta có thể chọn hoa hồng (rose) vì từ lâu nó đã trở thành loài hoa biểu tượng của tình thương yêu, nhưng nên chọn hoa hồng màu vàng để phân biệt với những ý nghĩa khác. Sau này vào bất kỳ lúc nào, chỉ cần tặng nhau một đóa hoa hồng vàng thì ta biết đó chính là dấu hiệu cảm ơn của người Việt Nam.

Này bạn! Nếu bạn có cùng suy nghĩ và ước vọng như tôi thì chúng ta hãy cùng nhau thực tập ngày lễ Tạ Ơn vào mồng 10 tháng 3 năm nay đi nhé. Đừng chần chờ thêm nữa, sự sống trên thế gian này đang rất cần năng lượng biết ơn ngọt ngào từ nơi bạn tiếp sức. Nếu chúng ta thực tập cho hết lòng và có kết quả thì chẳng bao lâu năng lượng ấy sẽ lan tỏa đến khắp mọi nơi và sẽ mau chóng được chấp nhận chính thức. Và như thế tình thương trên thế gian này sẽ một lần nữa được minh chứng là một sự thật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.