Hôm nay,  

Độc Chiêu CSVN: Phân Loại Người Việt Hải Ngoại?

9/6/200700:00:00(View: 12508)

Sở trường của người cộng sản xưa nay vẫn là "chia để trị", một chính sách hết sức nham hiểm. Mục đích" Thứ nhứt là phân loại thành phần: ai theo đảng, ai lưng chừng, ai chống. Thứ hai, dùng thành phần trung kiên với đảng để theo dõi, lôi kéo thành phần lưng chừng trở về với đảng; đồng thời cô lập, khống chế thành phần chống đối, buộc thành phần nầy hoặc phải qui hàng, nếu không sẽ phải hứng chịu mọi biện pháp trừng trị, không ngóc đầu lên nỗi, đau khổ cho đến chết.

Biện pháp thực hiện" Trong thời chiến, CS áp dụng chính sách "tam cùng". Họ chia cán bộ, bộ đội thành từng tiểu tổ vào sống chung với các gia đình, để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Bề ngoài nói là để đi sâu, đi sát, giúp đỡ nhân dân, nhưng thực chất là để theo dõi, điều tra, phân loại thành phần dân chúng, để có biện pháp phân biệt đối xử đúng mức theo từng đối tượng.  Sau chiến tranh, kể từ 1975, chính sách phân loại thành phần dân chúng vẫn giữ nguyên. Chỉ biện pháp thực hiện là có thay đổi cho thích hợp với hoàn cảnh mới, kín đáo hơn, ít trắng trợn hơn đôi chút.

Bây giờ họ không dùng "tam cùng" như trước. Họ áp dụng biện pháp mới: lý lịch ba đời. Bằng biện pháp lý lịch, công tác phân loại của CS có phần dễ dàng, chính xác hơn, bởi vì người dân tự kê khai quá khứ ba đời của chính mình. Cán bộ CS chỉ ngồi trong phòng việc, thong thả nghiên cứu, đánh giá, xếp loại...khỏi mất nhiều công sức. Cái chính sách lý lịch ấy, phối hợp ăn ý với chính sách hộ khẩu, giúp CS nắm chặt mọi người dân trong bàn tay sắt của họ, vẫn đang được áp dụng trong cả nước cho đến ngày nay, và chắc sẽ còn áp dụng dài dài cho đến...muôn đời con cháu mai sau, nếu như chế độ CS còn tồn tại.

Còn đối với khối ba triệu người Việt hải ngoại" Lẽ dĩ nhiên CS không thể, và cũng không có quyền, công khai đưa cán bộ xâm nhập các cộng đồng để làm công tác phân loại như vậy được. Không phân loại được thì làm sao "nắm", làm sao "quản lý"" Cho nên, có vẻ như các "đỉnh cao trí tuệ" ở Hà nội vừa tìm ra một sách lược mới, nhẹ nhàng, tinh vi, và hữu hiệu hơn nhiều. Tôi muốn nói tới cái chính sách "miễn thị thực nhập cảnh" dành cho "Việt kiều" ở nước ngoài mà Hà nội vừa công bố, áp dụng từ ngày 01-9-2007. Mấy tuần lễ vừa qua, trong các cộng đồng người Việt, người ta đã bàn tán rất nhiều về chuyện nầy rồi. Có người cho đó là một thứ "trái đắng" khó nuốt. Có người còn vạch rõ cho thấy đó chỉ là một "cái bẩy", một "hầm chông" ẩn dấu bên dưới tấm thảm đỏ hào nhoáng, êm ái, dành cho "Việt kiều" về nước. Ở đây tôi muốn nhìn sự việc dưới một góc độ khác. Đó là cái "độc chiêu" phân loại, phân hóa cộng đồng người Việt hải ngoại.     

Trước hết, bằng thủ thuật "miễn thị thực có điều kiện", phải chăng nhà cầm quyền CS đang muốn làm một cuộc "thăm dò ý kiến" trong các cộng đồng người Việt hải ngoại, để biết những ai có cảm tình, sẵn sàng hợp tác; những ai nhất định chống đối, không thỏa hiệp. Cuộc "thăm dò" với một câu hỏi đơn giản, và duy nhất, có thể hình dung được, như sau: "Bạn có ý muốn hợp tác với Đảng CS không"" Nếu trả lời CÓ, bạn hãy đến Lãnh sự quán VN để nộp đơn xin "Giấy Miễn thị thực nhập cảnh", theo các điều kiện và qui định của nhà nước CHXHCNVN. Nếu trả lời KHÔNG, bạn không cần làm gì cả.

Để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa cuộc "thăm dò" nầy, xin hãy nghe lời giải thích rất rành mạch của các viên chức cao cấp, có thẩm quyền của "đảng và nhà nước ta" sau đây:

Trên báo Nhân Dân ngày 29-8-2007, ông Nguyễn Phú Bình, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Chủ nhiệm Ủy Ban về người Việt nam ở nước ngoài, tuyên bố: "Quyết định 135 của Thủ Tướng Chính phủ thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước Việt nam với cộng đồng người Việt nam định cư ở nước ngoài. Việt nam là nước đi đầu trên thế giới thực hiện sự biệt đãi nầy." Phải chăng, khi chấp nhận nộp "Tờ khai xin miễn thị thực", bạn đã mặc nhiên chấp nhận sự "biệt đãi", ân huệ của nhà nước CSVN" Đã nhận ơn mưa mốc của người ta thì còn chống đối nổi gì, coi sao được"  Nếu còn chống, bạn sẽ bị thu hồi sự "biệt đãi" đó bất cứ lúc nào.

Trước đó, ngày 28-8-2007, trả lời cuộc phỏng vấn Báo Hà Nội Mới, ông Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, còn tuyên bố thẳng thừng hơn, không cần che đậy: "Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây." Người viết đã hơn một lần phát biểu rằng cái ngôn ngữ của người CS cần phải được "thông dịch" cẩn thận mới hiểu được. Ở đây cũng vậy. Khi họ nói "gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc", bạn bắt buộc phải hiểu điều đó có nghĩa là "gắn bó, có tình cảm với đảng và nhà nước cộng sản". Bởi vì từ trước đến nay, đảng CS bao giờ cũng tự cho phép đồng hóa mình với đất nước, dân tộc, nhân dân... Cho nên, khi bạn nộp đơn và được chấp thuận cấp Giấy miễn thị thực nhập cảnh, bạn đã mặc nhiên được công nhận là thành phần "gắn bó, có tình cảm với đảng và nhà nước CSVN" rồi.

Nhưng gay go nhất vẫn là cái vế sau trong lời tuyên bố của ông Triệu Văn Thế, đã trích dẫn trên đây. Ông ta không ngần ngại nói thẳng: "(Chính sách đó)...không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây."  Có thể bạn chưa bao giờ có "hoạt động chống phá Nhà nước VN". Cũng có thể bạn chưa bao giờ "mưu toan phục hồi chế độ...(ám chỉ VNCH)"; nhưng còn cái khoản "suy tôn, treo cờ", dĩ nhiên là cờ vàng ba sọc đỏ, mấy ai dám bảo mình...vô tư" Cờ vàng là di sản, là căn cước của người Việt tị nạn CS trên toàn thế giới. Cho dù sau nầy đất nước có đổi thay, người dân trong nước có chấp nhận một lá cờ nào khác đi nữa, người Việt tị nạn vẫn mãi mãi tôn vinh, gìn giữ lá cờ vàng, bảo vệ cái di sản sau cùng đó cho con cháu muôn đời sau. Lẽ nào bạn nhẫn tâm hủy hoại một phần thiêng liêng cao quý nhất trong tâm hồn mình, chỉ để đổi lấy một tấm giấy miễn Visa rẻ rề như vậy.

Những tháng ngày sắp tới, chúng ta sẽ thấy trong các cộng đồng người Việt hải ngoại hình thành hai "thành phần" rõ rệt. Thành phần thứ nhất được miễn thị thực, tức những người chịu "gắn bó, có tình cảm" với đảng, nhà nước CS, chịu "bó thân về với triều đình", thôi "suy tôn, treo cờ (vàng)", thôi chống cộng. Thành phần thứ hai là những người dứt khoát không xin, hoặc xin mà không được chấp thuận, vì đã có thành tích chống cộng trong quá khứ, nhất quyết không thỏa hiệp, nhất quyết bảo vệ đến cùng chính nghĩa Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, bảo vệ lá cờ vàng. Có thể trong giai đoạn đầu, thành phần trên (gắn bó, có tình cảm với đảng) sẽ rất ít, nhưng số ít "hạt nhân" nầy đã được gieo rãi rác trong tất cả cộng đồng người Việt hải ngoại.

Người CS, một mặt, sẽ đối xử tử tế, dễ dàng, ưu đãi với những ai về nước với giấy miễn thị thực; mặt khác, chúng sẽ gây khó khăn, theo dõi, hạch sách, đe dọa những ai về nước với Visa nhập cảnh (không xin giấy miễn). Những người nầy sẽ bị xếp vào thành phần chống đối cực đoan, có thể bị từ chối nhập cảnh, hoặc cho nhập nhưng theo dõi gắt gao, và khi cần, có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào. Đó là bước thứ nhất.

Qua bước hai, chúng sẽ sử dụng các "hạt nhân" đã cấy trong các cộng đồng hải ngoại để tác động, lôi kéo những ai còn lưng chừng, còn e dè, chưa quyết định. Có thể, tới lúc nào đó, những người nầy đành phải ép bụng nhượng bộ, thay đổi thái độ để được đối xử dễ dàng hơn, vì họ có nhu cầu về nước thường xuyên, do làm ăn, hoặc có thân nhân ruột thịt còn kẹt lại... Người CS chắc hy vọng rằng, với thời gian, với chiến thuật "tằm ăn dâu", khối người Việt chống cộng sẽ dần dần teo lại, và cuối cùng sẽ tiêu vong...Chiến dịch nhuộm đỏ toàn thắng!

Rất mong những điều suy đoán trên đây, rốt cuộc, sẽ bị thực tế hoàn toàn phủ nhận vì vô căn cứ, sẽ trở nên đồ dỏm, bởi vì toàn thể các cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại sẽ trước sau như một, nhất tề đứng dậy, nói KHÔNG với mọi mưu đồ thâm độc, hóa giải mọi "độc chiêu" của CSVN. Chừng đó, kẻ viết bài nầy sẽ xin vui vẻ cúi đầu nhận lỗi trước độc giả, vì những suy đoán bậy bạ của mình hôm nay, và thề sẽ rửa tay gác... bút. Suốt đời không viết thêm một chữ về đảng CSVN nữa. Mong thay!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.