Hôm nay,  

Đừng Nhìn Đối Lập Là Kẻ Thù Đừng Lấy Đàn Áp Làm Giải Pháp

4/9/200700:00:00(View: 9473)

Nhìn vào thái độ đối phó của nhà cầm quyền đối với lực lượng đối lập, người ta có thể đánh giá được chính tình của nước đó ra sao. Nhìn vào sự đối kháng giữa các tổ chức chính trị đối lập với thế lực cầm quyền, người ta có thể nhận định được rõ ràng mức độ ổn định chính trị của xã hội đó thế nào.

Từ căn bản đó, rõ ràng là Việt Nam chưa có được một nền chính trị thật sự ổn định, và cái gọi là “ổn định chính trị” hiện nay ở Việt Nam là một sự ổn định giả tạo, hoàn toàn khác với sự ổn định bình thường của những nước có nền dân chủ tiền tiến.

Sự ổn định chính trị là một yếu tố cần thiết để đất nước vươn lên. Đó là một nhu cầu không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sự ổn định phải được đặt trên nền tảng nhân quyền và dân chủ thực sự, chứ không thể là hậu quả của chính sách đàn áp triệt để các lực lượng đối lập. Kể từ ngày chiến tranh bom đạn chấm dứt đến nay, nhân dân ta đã chiến đấu không ngừng nghỉ với hậu quả chiến tranh, hận thù và lạc hậu. Thời gian đã cuốn trôi đi những điều xấu xí của quá khứ để mở ra cơ hội cho hiện tại và tương lai của đất nước. Từ mấy mươi năm qua, cả nước ta đã tận dụng mọi hoàn cảnh thuận lợi mới để bước qua vũng lầy của quá khứ, sẵn sàng dẹp bỏ mọi dị biệt ở hiện tại để cùng hướng đến một tương lai chung.

Tuy nhiên, vì bảo thủ và ích kỷ, một số thành phần trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay đã đi ngược lại tinh thần hoà đồng của đại đa số nhân dân, cố tình gây thêm mâu thuẫn giữa dân tộc. Cụ thể là họ đã không chịu lắng nghe các ý kiến thật sự vì nước vì dân, kể cả từ những người trong đảng. Thái độ độc đoán đó đã làm cản trở bước tiến của đất nước, làm tiêu hao năng lực quốc gia và làm thiệt hại nặng nề cho quyền lợi của nhân dân.

Đất nước ta cần có những sự đổi mới thực sự và rốt ráo. Sự đổi mới đó không thể chỉ là các chính sách đối nội nửa vời mà phải là những cải cách mạnh dạn toàn diện.

Cải cách đầu tiên là với tư thế cầm quyền hiện nay, đảng CSVN phải bày tỏ thiện chí hoà bình và xây dựng bằng cách chấp nhận đối thoại với các tổ chức đối lập ôn hoà, để tìm kiếm một giải pháp chính trị thích hợp và khả thi cho đất nước, thay vì trù dập họ.

Cải cách kế tiếp là nhà nước Việt Nam phải thực sự tôn trọng hai quyền tự do căn bản là lập hội và ngôn luận; để làm nền tảng cho một xã hội dân chủ đa đảng, với một chính quyền dân chủ bởi dân, do dân và vì dân mà tám mươi triệu người hằng mong đợi.

Mơ ước đó không quá lớn với sức lực của dân tộc ta, và hoàn toàn không nguy hiểm cho xã hội ta. Mơ ước đó có thể trở thành hiện thực hay không là do chúng ta có đồng lòng giải quyết các vấn đề của đất nước trong tinh thần bao dung và xây dựng hay không.

Mặt khác, các vấn đề bế tắc của Việt Nam vẫn đang tuỳ thuộc không ít vào thái độ cụ thể của những người lãnh đạo đảng CSVN.  Nếu thực tâm vì tổ quốc thì những người cầm quyền hiện nay đừng tiếp tục nhìn những người đối lập là kẻ thù và đừng lấy đàn áp làm giải pháp để ổn định chính trị đất nước một cách vá víu!

Ngược lại, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về những mất mát, thiệt hại mà tổ quốc và nhân dân Việt Nam đang phải gánh chịu./.

www.dvdvn.org

(Trích Tập san Hoa-Mai #12)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Và bây giờ, tất cả chỉ còn là kỷ niệm! Hôm nay, tôi xin viết những dòng chữ này để chia sẻ cùng quý vị khán thính giả và anh chị em nghệ sĩ, hầu tưởng nhớ đến người con gái Pleiku “mà đỏ, môi hồng” tên là Phi Nhung, một ca sĩ với tấm lòng nhân hậu dành cho tha nhân, cho cuộc đời và cho quê hương, đất nước.
Không biết trăm, ngàn năm nữa, nhân loại còn có cơ may gặp lại một thiên tài như Albert Einstein? Cụ là bậc thần thánh trong ngành Vật lý học, ngàn năm một thủa giáng trần để nâng cao tầm hiểu biết của con người lên một tầng cao chót vót. Vậy mà kẻ phàm phu này, có một thời gian dài, cứ nghi ông cụ vì vô tình, hoặc đãng trí, đã tỏ ra thiếu tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với chính một sản phẩm của mình, với những ai tin dùng nó. Sau khi lập thuyết Tương Đối Đặc Biệt (TĐĐB), Einstein đã có nhiều cơ hội để thấy những chỗ bất ổn, sai lầm nghiêm trọng, khiến thuyết không thể sống sót.
Nhằm đạt mục tiêu giáo dục chất lượng cho tất cả mọi đối tượng, cần phát triển tầm nhìn và mở rộng các mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho những phương pháp tiếp cận toàn diện, tái cấu trúc nội dung giáo dục và xây dựng năng lực quốc gia trong việc phát triển các năng lực chính cần có của người học, thông qua đổi mới chương trình giảng dạy dựa trên tri thức mới của thế kỷ 21.
Như vậy rõ ràng đã có những xung đột về quan niệm sáng tác của các Văn nghệ sỹ yêu chuộng tự do chống lại chủ trương kiểm soát, viết theo chỉ thị, hát theo viết sẵn của Tuyên giáo và của Tổng cực Chính trị quân đội. Hai lối đi này sẽ không bao giờ gặp nhau, dù đảng có quanh co, lèo lái thế nào cũng khó mà giữ chân được các Văn nghệ sỹ cấp tiến không bỏ đảng chạy lấy người.
Cũng vào ngày này, bà Angela Merkel sẽ từ giả chính trường, sau 16 năm làm Thủ tướng và 31 năm làm dân biểu. Nhưng một vấn đề là bà sẽ để lại những gì cho nước Đức? Liệu Đức sẽ có một khởi đầu mới đầy hứa hẹn hay lại trở thành kẻ ốm yếu của châu Âu trong 4 năm kế tiếp? Hầu hết các quan sát viên quốc tế đều có những các bình luận khác nhau mà sau đây là bản dịch những ý kiến tiêu biểu.
Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư. Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán).
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Nguyễn Khải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến đều đã đi vào cõi vĩnh hằng. Lớp người Việt kế tiếp, đám thường dân Bốn Thôi cỡ như thì sống cũng không khác xưa là mấy. Tuy không còn phải “né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ” như trong thời chiến nhưng cuộc sống của họ (xem ra) cũng không được an lành hay yên ổn gì cho cho lắm
Như vậy là bao trùm mọi lĩnh vực quốc phòng, an ninh xã hội có nhiệm vụ bảo vệ đảng và chế độ bằng mọi giá. Nhưng tại sao, giữa lúc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn ngổng ngang thì lại xẩy ra chuyện cán bộ nội chính lừng khừng trong nhiệm vụ?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.