Hôm nay,  

Nỗi Khiếp Sợ Của Vua A Xà Thế

01/07/200900:00:00(Xem: 9243)
NỖI KHIẾP SỢ CỦA VUA A XÀ THẾ
Huệ Trân
Đọc tụng kinh điển hoặc sách vở lưu truyền lại, người Phật tử không xa lạ gì với tên của một nhân vật là A Xà Thế. Đó là một vị vua trẻ, phạm trọng tội giết cha để soán đoạt ngôi vua!
Sau khi đã đạt được ước muốn, lên ngôi với trọn vẹn quyền uy, nhà vua đã thanh lọc không nương tay với bất cứ ai tỏ lòng thương tưởng vua cha hay khởi tâm oán hận tội bất hiếu của mình. Biết bao người đã thác oan, máu chảy thành sông, xương chất thành núi vẫn chưa đủ cho nhà vua an tâm về sự thần phục của triều đình và dân chúng. Nỗi khắc khoải đó, theo tháng năm đã đưa nhà vua tới sự hối hận, do tham sân si mà không ngừng tạo bao tội ác tày trời! Nhưng nhà vua tự biết, hối hận bao nhiêu cũng đã trễ vì những gì nhà vua vung tay hủy diệt đã hoàn toàn bị hủy diệt, không gì còn vực lại được nữa! Nỗi tuyệt vọng khôn cùng đã khiến tâm thần nhà vua rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng, ngày không ăn, đêm không ngủ, sống vật vờ như bóng ma lúc nào cũng như bị những oan hồn lảng vảng theo đòi nợ!
Bao nhiêu danh y trong nước được triệu tới đều bó tay!
Sau, có người đề nghị mời y sỹ Jivaka, vị y sỹ thường chăm sóc sức khỏe cho Đức Thế Tôn và tăng đoàn.
Jivaka không từ chối, đã vào cung ngay, gặp nhà vua. Ngồi bên giường bệnh, y sỹ nghe vua A Xà Thế kể lể hết bao nỗi ân hận về những tội ác đã làm. Với niềm hối hận vô biên, nhà vua đã thành khẩn tự khai hết ngọn ngành và khóc nức nở trong nỗi tuyệt vọng không còn cơ may nào chuộc lỗi!
Y sỹ Jivaka im lặng lắng nghe. Giây lâu, nhà vua buồn bã hỏi:
- Sao khanh không nói gì cả" Mà thôi, còn chi để nói nếu khanh cũng chẳng giúp gì được cho ta!
Khi ấy, y sỹ Jivaka mới mở lời:
- Tâu bệ hạ, thần không đủ khả năng giúp bệ hạ nhưng thần biết một người có thể cứu bệ hạ.
Vua A Xa Thế ngồi choàng dậy, hấp tấp hỏi:
- Ai" Ai có thể giúp ta chuộc tội" Ai có thể giúp ta khỏi bệnh" Người ấy ở đâu" Xa tới mấy ta cũng sắm sửa trăm voi ngàn ngựa tới rước. Y phí tới mấy ta cũng xuất kho vàng bạc châu báu mà trả công…
Nhưng nhà vua choáng váng khi Jivaka điềm đạm trả lời:
- Tâu bệ hạ, người ấy hiện ở không xa đây, và người ấy cũng không đòi hỏi trả công gì. Người ấy là Sa-môn Gotama.
Vua A Xa Thế nằm vật xuống, khóc ngất:
- Trời ơi! Sa-môn Gotama, bạn thiết của phụ vương ta! Sa-môn Gotama, người đang được tứ chúng tôn xưng là Phật, là người đã đạt sự giải thoát giác ngộ và đang hoằng pháp, tuyên giảng cho mọi người đều được giải thoát giác ngộ. Làm sao ta dám đến gần vị Phật tôn quý ấy" Làm sao vị ấy có thể tha thứ cho ta, nói chi tới sự cứu giúp ta khỏi bệnh!
Y sỹ Jivaka vẫn nhỏ nhẹ:
- Tâu bệ hạ, Sa-môn Gotama đúng là một vị Phật đang được mọi người tôn quý. Vị Phật đó đang giang rộng đôi tay cứu giúp mọi khổ đau tìm tới ngài để xin cứu giúp. Bệ hạ hãy mau tới gặp Phật.
Đã rơi xuống hố thẳm tuyệt vọng, nhà vua còn chọn lựa nào hơn! Thế là, vua truyền trang bị một đoàn hộ tống hùng hậu, theo sư hướng dẫn của y sỹ Jivaka, tiến tới tu viện, nơi Đức Phật đang cùng 1250 Tỳ-kheo hội tụ về tu tập.
Tới trước cổng, Jivaka khuyên nhà vua nên để đoàn tùy tùng đợi bên ngoài để khỏi gây sự huyên náo chốn thiền môn.
Nhà vua theo chân Jivaka, tiến sâu vào khuôn viên. Bốn phía vắng lặng như tờ, không cả tiếng chim hót, tiếng lá rơi! Sự tĩnh lặng quá đỗi khiến nhà vua chột dạ “Hay Jivaka đánh lừa, đưa ta tới đây để thủ tiêu ta, cho đáng bao tội ác đã phạm", chứ hơn một ngàn người đang tu tập thì không thể nào vắng lặng đến thế này!” Nhưng ý tưởng đó vừa khởi, cũng là lúc y sỹ Jivaka chỉ tay về phía giảng đường:
- Tới rồi, thưa bệ hạ.
Chính giữa giảng đường, trên một bệ cao, Đức Thế Tôn ngồi uy nghiêm như dáng sư tử chúa, và xung quanh, 1250 vị tỳ-kheo tọa thiền vững chãi, an nhiên như những pho tượng đá.
Im lặng!
Hoàn toàn im lặng mà hùng tráng vô song!

Năng lượng dõng mãnh toát ra từ thiền định trí tuệ, như sắc xanh tuyệt hảo của lằn gươm Bát Nhã, phút chốc vây phủ, mờ ảo mà mạnh mẽ, dịu dàng mà trang nghiêm khiến vị vua trẻ rúng động toàn thân, râu tóc dựng đứng trong nỗi khiếp sợ tột cùng! Nhà vua mất hẳn mọi ý niệm về thời gian, không gian cho đến khi nghe Đức Thế Tôn cất tiếng:
- Hãy vào đây!
*
Sau lần gặp gỡ đó, sự thành khẩn ăn năn của vua A Xà Thế đã được Đức Phật chứng minh và độ cho nhà vua thoát khỏi tâm bệnh, chuyển hóa từ kẻ cực kỳ gian ác thành một nhà hộ pháp hết lòng tài trợ, vun bồi việc xiển dương hoằng pháp, không chỉ trong vương quốc của mình, mà bất cứ đâu, nơi có dấu chân Tăng đoàn bước tới.
Chuyện xưa như thế, có đọc và hiểu cũng chỉ là cảm nhận trên giấy mực. Ngờ đâu, chuyện nay đang hiển hiện qua những con người bằng xương bằng thịt.
Với kỹ thuật tin học hiện đại, thảm trạng tước đoạt tự do tôn giáo, đàn áp người tu hành bằng những hành động dã man thời tiền sử đang diễn ra tại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, đã và đang phổ biến khắp nơi. Những sự kiện đáng xấu hổ đó không phải chỉ vu vơ mà có những hình ảnh xác thực từng giờ, từng ngày, cập nhật trên các mạng lưới; từ cảnh nhà sư vác rựa rượt chém Phật tử và tăng ni sinh, cảnh nổi lửa đốt am cốc khi các sư cô đang tọa thiền, tới cảnh vật dụng, mền gối, kinh sách bị quăng ra sân …. Chưa hết, sau ba ngày, bếp bị phá, điện bị cắt, phái đoàn Phật tử và Thầy, Cô từ Sài Gòn, Lâm Đồng, thuê sáu xe buýt mang thực phẩm tới Bát Nhã chỉ với hảo ý tiếp tế lương thực cho gần bốn trăm tăng ni sinh trẻ đói khát đã ba ngày, thì bị nhóm người bạo động ngăn chặn và tấn công ngay ngoài cổng! Một vị Thượng Tọa trong phái đoàn bị thương trầm trọng, đang được cấp cứu tại bệnh viện Lâm Đồng!
Tất cả những sự kiện này đều có hình ảnh kèm theo, khi phổ biến.
Dĩ nhiên, họ phải biết như thế!
Vậy, họ là ai mà coi thường lương tâm nhân loại đến thế"!
Họ có thể hăm dọa, cướp đoạt, hành hung, trước những người tu sỹ giữ tâm thiết thạch và hoàn toàn bất bạo động.
Nhưng điều họ không thể vượt qua là điều họ không hề biết, không hề nghĩ, không hề tin.
Điều đó là năng lượng của sức mạnh thiền định.
*
Sau khi sáu chiếc xe buýt chở Thầy Cô và Phật tử tới tiếp tế cho Bát Nhã bị tấn công bằng phân bò, bằng gạch đá đã bị đuổi đi thì nhóm người bạo động quay vào rượt đánh các tăng ni sinh ở tầng dưới. Khi họ còn mải quăng đồ đạc để chiếm cứ tầng dưới thì các tăng ni sinh chạy lên tầng trên và lập tức đồng loạt tọa thiền, nhập định. Khi nhóm người hung hãn lên tầng trên với ý định uy hiếp, càn quét hết tăng ni sinh thì họ khựng lại!
Trước mắt họ là những tượng đá!
Những tượng đá an nhiên tự tại!
Những tượng đá thinh lặng mỉm cười!
Những tượng đá vô úy, vô sự!
Bất ngờ, họ không còn đối tượng để tấn công! Trái lại, năng lượng vô hình nhưng cực kỳ dõng mãnh toát ra từ những tượng đá kia đã khiến dao gậy, đất đá trên tay họ rơi xuống!
Bạo-quyền-A-Xà-Thế đã khiếp đảm chùn bước trước sức mạnh của Trí Tuệ Bát Nhã!
*
Bốn trăm tăng ni sinh trẻ bị vây khốn mọi mặt đang dũng cảm thể hiện cho được lời dạy của Đức Thế Tôn qua sự hành trì Lục Độ Ba La Mật. Trong hoàn cảnh cực kỳ khốn đốn này, quả thật, rất rõ ràng, bốn trăm tăng ni sinh, trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi đạo đã chứng tỏ Tu và Hành: Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Tinh tấn ba la mật, Thiền định ba la mật và Trí tuệ ba la mật. Những người con Phật đạt tới tâm rộng lớn đại thừa này có xứng đáng để Chư Tôn Đức cùng hàng giáo phẩm khắp nơi, nói riêng, và lương tâm nhân loại, nói chung, lên tiếng và có những biện pháp thiết thực che chở họ trước những áp bức khó tin đang xảy ra không"""
*
Đừng để những người xuất gia trẻ phải ngậm ngùi như thi sỹ Trần Tử Ngang:
“Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhân chi lệ hạ!”
Huệ Trân
(Độc-Cư-Am, Tháng 6, 2009)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.