Hôm nay,  

Trí Thức Và Dân Chủ

05/03/200900:00:00(Xem: 7964)

TRÍ THỨC VÀ DÂN CHỦ

Nguyễn Phương Anh
Từ xa xưa, câu chuyện về hèn nhát đặc sắc nhất mà cả nhân loại đều biết. Đó là câu chuyện "Ông Vua cởi truồng". Tuyệt đại đa số quan chức triều đình đến những người dân lớn tuổi đều trầm trồ khen ngợi sự hèn nhát của mình. Sau cùng, một cậu bé đã phá tan luồng suy nghĩ đó. Cậu khẳng định là ông vua cởi truồng.  Nếu là ở VN, chắc hẳn mọi người sẽ nâng cậu bé đó thành anh hùng. Nhưng đâu phải vậy. Cậu bé đó chỉ nói lên đúng suy nghĩ của mình, thứ suy nghĩ chưa hề nhuộm màu tư lợi. Cậu bé đó không phải là người anh hùng. Trong vô vàn các cậu bé đi theo đám rước thì cậu chỉ là người phát ngôn theo đúng lứa tuổi. Đó cũng không phải nỗ lực hay tiềm ẩn gì trong con người cậu bé..
Trở lại Việt nam ngày nay. Những người đấu tranh dân chủ đã và đang lên tiếng trước thực trạng xã hội không theo tiêu chuẩn của nhân loại tiến bộ. Họ, đa phần cũng chỉ mới phát ngôn theo đúng cách suy nghĩ cần phải có. Cách đấu tranh dựa trên lương tâm như vậy cũng không là gì đối với chế độ độc tài. Trong số những người đấu tranh đó, họ nghĩ họ là dũng cảm. Không hoàn toàn như vậy. Nói ra sự thật đâu phải là dũng cảm, mà mới chỉ chứng minh tôi đang nói đúng quyền của tôi. Có nhiều điều đã chứng minh sự dũng cảm còn thiếu như : sự dũng cảm khi bị an ninh đàn áp mạnh, khi khai báo trong khi bị bắt vào tù, sự dũng cảm còn lại sau khi ra tù.
Có những người đấu tranh dân chủ có uy tín chê trí thức là  một lũ hèn nhát. Nhưng họ đâu biết trong phong trào dân chủ hiện nay đã đa phần là trí thức. Từ ngày xưa đã có sự phân công : sĩ, công, nông, thương, binh. Tất nhiên sự phân công chưa hoàn hảo, nhưng phần nào đã nói lên sự chuyên môn hoá trong cuộc sống. Ai đó đã bắt trí thức phải đi đầu và "lãnh đạn" như những người lính tiên phong" Và nếu trí thức không đi đầu thì bị quy là hèn nhát. Vậy, cái logic trong sự phân công xã hội để ở đâu.
Đừng suy nghĩ theo kiểu Mao " rí thức không bằng cục phân" hay là" trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Chính vì suy nghĩ như vậy mà hàng loạt chế độ cộng sản đã sụp đổ. Hiện nay đâu còn nhiều chế độ cộng sản. Kể cả Việt nam cũng đâu còn cộng sản theo đúng nghĩa. Nếu vẫn coi trách nhiệm chính trong công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản phải là trí thức thì đó là chọn nhầm đối tượng. Chọn xong, lại nói họ hèn nhát thì lại càng chứng minh tính hàm hồ, ấu trĩ của người đã chọn. Câu nói đó còn tệ hơn câu nói của Mao. Trách nhiệm chính ở đây là nằm trên vai các nhân tố tiến bộ đang nằm trong các tổ chức đấu tranh và chính cả tập thể các tổ chức đó. Trí thức, như ngày xưa, là những người mà nhân dân đã nói " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Họ phải được "cởi trói", được tự do suy nghĩ, cống hiến, làm giàu...Ngay cả khi "kháng chiến chống Mỹ" thì toàn bộ lực lượng sinh viên miền bắc không bị bắt lính.  Chỉ đến khi cao trào thiếu quân cho chiến trường thì mới phải động viên. Cũng trong lúc đó, hàng trăm ngàn sinh viên đã được gửi đi đào tạo ở các khối "XHCN". Tất nhiên, phần con cháu lãnh đạo trốn lính, trốn chiến tranh cũng có, nhưng không phải đa số. Đó cũng chính là sự tôn trọng trí thức, tôn trọng hiền tài và tạo vốn nhân tài cho công cuộc phát triển xã hội. Tuy nhiên, sau khi dược đào tạo, lớp trí thức đó đã không có cơ hội để chứng minh toàn bộ năng lực của họ cũng như họ đã được đào tạo không theo khả năng, nhu cầu của họ. Chế độ mà họ phải sống cũng đã dần dần đưa họ vào lối rèn người "hồng hơn chuyên" và do vậy chế độ đã không phát huy được tri thức của họ. Hậu quả là  ngày nay nước Việt Nam ta vẫn đang là những nước tụt hậu về mọi mặt. Những lớp trí thức sau từ 6x, 7x, 8x...đến nay cũng vẫn chịu sự áp đặt và lối đào tạo ép buộc không theo tư tưởng tự do, tiến bộ về quan niệm xã hội, chính trị và do vậy tư tưởng hẹp hòi vẫn còn tồn tại. Sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, văn hoá... tuy được nâng cao chút ít nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của sự hội nhập với thế giới.


Vậy, phong trào dân chủ có nên làm một việc sai lầm nữa là biến tất cả những trí thức thành người lính xung kích ". Biến sở đoản của họ mà không đào tạo, trau dồi để trở thành sở trường và sở trường của họ thành hàng lưu kho ". Từ nền tảng là những người trí thức mà yêu cầu ngay tham dự phong trào với bao hiểm nguy, đàn áp...là không tưởng, và cũng đâu có dễ có một môi trường để đào tạo mà không bị phá hoại bởi độc tài cộng sản. Lòng dũng cảm của những người đấu tranh dân chủ đâu phải là tất cả. Tính tổ chức kỷ luật và nguyên tắc hành động hợp lòng dân nói rộng, hay trí thức nói hẹp mới là điểm nhấn về khả năng của từng chiến sĩ dân chủ, từng tổ chức dân chủ. Nếu có thể thì đồng loạt các chiến sĩ dân chủ, các tổ chức hãy kêu gọi trí thức bất hợp tác với chính quyền độc tài để làm lợi cho độc tài chứ đừng kêu gọi họ duy nhất thành người lính xung kích. Một cách khác để coi thường quần chúng nhân dân cũng có thể là bắt trí thức là những người hiểu biết nhất về xã hội. Đôi khi trí thức chưa hẳn đã quan tâm đến các vấn đề xã hội hay chế độ nhiều như những người dân khác. Ông Anhxtanh cũng là một đại trí thức. Ông đã rời bỏ Đức quốc xã để đến Mỹ làm nốt công việc chế tạo bom nguyên tử và rao giảng các nguyên lý vật lý vũ trụ. Ông cũng có tránh khỏi hậu quả của hai quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima và Nagasaki đè nặng lên lương tâm, thể xác của ông đâu. Ông cũng đã hối hận rất nhiều trong đời nghĩ lại về việc này. Trí thức , họ giỏi trong chuyên môn của họ và nếu khêu gợi tốt để họ mở lòng cho những việc khác thì mới là dụng nhân như dụng mộc.
Nếu cứ kêu gọi họ đối đầu theo cách họ chưa được đào tạo thì lại làm cho độc tài vốn sẵn có thế thượng phong vô hiệu hoá được họ và nhờ đó chúng dằn mặt được người khác, nhờ đó chúng tiêu được nhiều tiền ngân sách trên tấm lưng còng khốn khổ của người dân. Trí thức là người am hiểu xã hội và tốt đẹp biết bao khi trong số đó họ lại có những người có thêm phẩm chất của người lính tiên phong trong công cuộc cải cách xã hội. Nhưng đâu phải bất cứ ai cũng ôm đồm được nhiều việc. Ai cũng là Nhân tài đất Việt. Từ xa xưa không ai chê những người treo ấn từ quan. Cũng không ai chê những trí thức trong chế độ cũ ra đóng góp cho chế độ mới khi họ được tôn trọng, họ có khoảng trời để vẫy vùng và hệ thống chính trị mới tôn trọng tri thức của họ. Nếu tất cả trí thức đều trở nên những người lính đi đầu, họ sẽ phải gác lại chuyên môn chính và trong môi trường mới khi thành công họ lại phải mài giũa lại những tri thức thuở xưa, phần thời gian gián đoạn sẽ là kẻ thù đối với lối tư duy vẫn đang theo một hướng suy nghĩ. Liệu những công trình dang dở để dành lại chưa hoàn thiện khi "chiến đấu" sẽ trở nên hoàn thiện hơn sau nhiều thời gian cách ly, suy nghĩ bị bào mòn bởi thời gian.
Trí thức có thể hẹp bụng khi ta đòi hỏi họ phải vừa giỏi chuyên môn vừa đứng đầu sóng ngọn gió cho cuộc cánh mạng dân chủ vì quyền lợi của mọi người. Nhưng hoàn toàn họ không hèn nhát. Họ có thể trau dồi tri thức để một mai làm động lực cho đất nước dân chủ. Họ có hàng trăm ngàn con đường ủng hộ phong trào dân chủ như lôi kéo quần chúng khi có cơ hội, như dùng tài chính ủng hộ, như bao bọc giúp đỡ những chiến sĩ dân chủ. Hãy để họ tự lựa chọn cách thức giúp đỡ tốt nhất mà họ có thể. Đã có ai kêu gọi họi đóng góp tinh thần, công sức hay tài chính...vv...vv tuỳ theo sức của họ hay chỉ muốn áp đặt họ phải giống như mình- những chiến sĩ dân chủ. Đã chắc rằng ngay sau khi thành công thì các chiến sĩ dân chủ sẽ hoàn toàn là những nhà trí thức, đầy đủ khả năng quản trị xã hội ".Những người đấu tranh dân chủ nên hoàn thiện mình, học hỏi hàng ngày hàng giờ để ít nhất có thể tham gia vào guồng máy quản trị xã hội ở một công việc nhất định. Có một số chiến sĩ đấu tranh chỉ mong muốn khi thành công sẽ không tham gia quản trị xã hội. Đó là tư tưởng tự ti, chưa dám đương đầu với cả một cuộc cách mạng khác tiếp diễn một cách logic-cuộc cách mạng hoàn thiện mình và chứng minh mình luôn và sẽ luôn là những hạt nhân tốt cho tương lai. Đâu phải ai cũng là bác sĩ, kỹ sư... nhưng đâu phải ai cũng làm được những công tác quần chúng, làm dân biểu đại diện cho quyền lực cũng như đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân tốt như những chiến sĩ dân chủ đã cọ xát và được nhiều người tín nhiệm.
Hãy yêu cầu và khêu dậy lòng tự trọng của trí thức để họ đừng làm những việc có lợi cho độc tài, làm kéo dài sự tồn tại của độc tài. Việc này đoan chắc rằng thâm tâm họ đã nghĩ vậy và chỉ cần sự đồng thuận của phong trào thì họ sẽ làm tốt hơn bao giờ hết. Trí thức không hèn nhát. Chỉ có phong trào dân chủ chưa tìm được cách để họ hoà đồng theo khả năng của họ.
 Hà nội,
3/3/2009
Nguyễn Phương Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đầu năm 70, bạn đồng minh Huê kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao Miền nam cho Hà nội. Ngày 30/04/75, quân Bắt Việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt nam, bức tường Bá-linh bổng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên xô xuống hố, giúp Huê kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh làm kẻ chiến thắng.
Người Mỹ nói “Nothing is certain but tax and death” (Không ai tránh khỏi thuế và chết). Thuế mang ý nghĩa đặc biệt vì lịch sử nước Mỹ được thành hình từ ngày dân chúng thuộc địa nổi loạn chống nhà nước bảo hộ Anh Hoàng với khẩu hiệu bất hủ “Taxation without representation is tyranny” (Bị đánh thuế mà không được có đại biểu là bạo quyền.) Cho nên mỗi kỳ bầu cử đều tranh luận gay gắt về thuế má – nhưng không chỉ là cải cọ vô bổ vì khi thành luật sẽ theo đó móc từ túi tiền của mỗi người dân nhiều hay ít.
Đảng cộng sản VN cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị … Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” - nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.” Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc
Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân. Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
Như vậy, tuy không công khai, nhưng Bà Harris có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam, một việc mà đảng và nhà nước CSVN luôn luôn chống đối và đàn áp. Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo “ôn hòa” như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Hoa của Bà Phó Tổng thống Harris.
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.