Hôm nay,  

Gió Biển Đông Đã Đổi Chiều

10/09/200900:00:00(Xem: 7953)

Gió Biển Đông Đã Đổi Chiều

Đỗ Xuân Tê
Nếu Trường sơn trở thành chốn giao tranh ác liệt của những kẻ coi nhau như  kẻ nội thù, trong chuỗi dài lịch sử ba mươi năm nội chiến từng ngày thì biển Đông coi vậy mà hiền, được coi như dòng chảy đưa những con tàu xuyên đại dương băng ngang hải phận như lộ trình ngã tư quốc tế, tuyệt nhiên nước không tanh mùi máu, gió không khơi mùi tử khí, sóng vẫn vỗ đều êm ả như biển thái bình.
Chỉ có một lần vào năm 74, khi hai người anh em cùng cha khác mẹ đang quần thảo nhau trên rừng trên đất, thì đột nhiên nước biển Đông sủi bọt. Tàu chiến của người ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ của các lãnh đạo Hà nội từ Hải Nam tiến chiếm Hoàng Sa. Lúc này Hoàng Sa là của Việt nam, đất mẹ muôn đời phải gìn giữ nên chính quyền miền Nam không chịu làm ngơ. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xuất trận. Rất tiếc lực lượng  không đủ mạnh, khiến hạm trưởng Ngụy văn Thà cùng 58 chiến sĩ đã ở lại với biển. Hoàng Sa tạm thời bị mất về tay địch. Đâu đây mùi tử khí đã vận hành theo gió, con tàu HQ 10 như con chim báo bão cho một ngày không xa sẽ có những tranh chấp lớn tại biển Đông.
Thế rồi vận nước đổi thay, biển Đông đột nhiên trở thành một địa danh hãi hùng, mồ chôn của bao sinh linh con dân đất Việt bất kể già trẻ lớn bé tự chọn con đường liều chết rời bỏ quê hương, lênh đênh trên  những chiếc thuyền nan, thuyền gỗ phó mặc cho số mệnh nổi trôi đẩy đưa đến những bến bờ vô định với hi vọng  tìm được tự do no ấm, nhân phẩm cho kiếp người. Cũng từ đây, một từ vựng quốc tế ra đời ‘thuyền nhân’ (boat people) đánh dấu cho một thời kỳ khổ nạn mà lịch sử Việt cũng như thế giới chưa có một cuộc xuất dương bỏ nước ra đi nào vĩ đại như vậy.
Ba mươi năm sau, lịch sử lại lập lại. Hoàng Sa! Trường Sa! Những tiếng vọng uất ức được tha thiết vang lên phải chi chỉ người trong nước, trớ trêu thay hăng hái nhất lại là những kẻ một lần bỏ nuớc ra đi do hệ quả tham vọng bá quyền của những người đã ‘dạy cho Việt nam một bài học’. Họ đã vẽ lại bản đồ cho vùng lãnh hải của họ, ‘cái lưỡi bò’  xuất phát từ Hải nam thè ra liếm trọn một vùng xuống tận cực nam tiếp giáp lãnh hải Philippines/Indonesia, nuốt chửng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ ngang nhiên tuyên bố là ao nhà của dân tộc Hán. Bản đồ này  không phải chỉ là tài liệu tung trên mạng, mà gần đây trở thành văn bản phụ đính cho tập hồ sơ  của phía Trung Quốc công khai gởi Liên Hiệp Quốc để biện minh cho chủ quyền lãnh thổ của mình, khi người đồng chí  của họ thất thế phải kiện cáo cơ quan trọng tài tối cao này dựa theo Công ước Luật biển 1982 mà cộng đồng quốc tế cùng thừa nhận ký kết.
Chẳng phải ngẫu nhiên khi Trung quốc họ làm như vậy. Từ nhiều thập niên qua khi phong trào thuyền nhân đi vào yên nghỉ, mùi tử khí nhạt  dần  thì mùi...dầu khí lại được các bên hữu quan đánh hơi bén tiếng. Biển Đông không còn đơn thuần là dòng chảy giao lưu quốc tế mà trong cách nhìn chiến lược nào đó, nó trở thành tiềm năng vô tận cho những giếng vàng đen của các thập niên sau. Các nước quanh vùng đua nhau tuyên bố chủ quyền, thậm chí Đài Loan không có một chút biển nào dính liền với biển Đông cũng đem quân đến ăn có một vài đảo quanh vùng Trường sa, chưa kể mấy nước ASEAN trong đó có Thái, có Mã lai, Brunei, Indonesia cũng nhận xằng lãnh hải, quanh một quần thể gồm nhiều đảo nhỏ mà chánh quyền VNCH đã phái một đại đội Địa phương quân của tiểu khu Bà rịa Phước tuy thường xuyên trú đóng để bảo vệ hải phận tiền đồn của Tổ quốc. Kẻ viết bài này có một dịp đã theo tàu tiếp tế lương khô đem toán văn nghệ dã chiến ra khơi giúp vui cho chiến sĩ và gia đình trên đảo, sau đó vòng về Côn Đảo cách đó không xa. Ngày ấy chẳng có ma nào nhòm ngó đến chốn khỉ ho cò gáy này, báo chí quốc tế thì mải lo khai thác chuyện chuồng cọp bôi xấu chế độ miền nam. Ngay Hoàng Sa cũng chỉ là hòn đảo nhỏ hơn Lý Sơn (Quảng ngãi) với thổ sản duy nhất là phân chim chẳng ai buồn khai phá, có chăng là các đội thuyền buồm của quan quân triều Nguyễn vãng lai ra cắm cọc mốc như một hình thức minh xác chủ quyền tuần duyên quanh đảo hoặc các tàu đánh cá viễn khơi của ngư dân vùng Quảng táp vào tránh bão mỗi khi gặp nạn trên biển Đông. Sau này, Thủ tướng của miền Bắc vì lý do ‘nhạy cảm’ đã ký văn bản nhường ‘quyền’ cho Mao Chủ tịch vì nhà nước nghĩ rằng xá gì một đảo nhỏ xa xôi khi tình hữu nghị anh em là điều kiện sống còn cho mối quan hệ quốc tế vô sản. Ngờ đâu chỉ nửa thế kỷ sau Hoàng Sa trở thành một phần của huyện đảo Tam Sa, nối dài cho sân sau của bá quyền Đại Hán, trở thành tâm điểm cho một đường kính hàng ngàn hải lý quét đủ một vòng ôm trọn biển Đông!


Rồi đến một ngày, một tấc đất là một tấc vàng trong thời hội nhập, một hải lý trên biển trở thành một kho báu đô la, thế là tranh chấp nổ ra giữa những người mang tiếng là ‘láng giềng’ gần trên đất. Xấc xược nhất, sống sượng nhất vẫn là quốc gia bá quyền Trung Quốc. Khiếp nhược nhất, né tránh nhất lại là quốc gia tự xưng một thời đã ba lần thắng ba đế quốc sừng sỏ nhất thế gian. Chuyện tuy chưa có gì lớn, nạn nhân “mới chỉ là” những ngư dân vô tội vì miếng cơm manh áo đi đánh bắt cá tôm trên vùng biển vùng ven mà từ đời này qua đời kia cha ông họ vẫn thường ra khơi đánh bắt. Chính hải phận quen thuộc như ao nhà bỗng dưng trở thành ‘đất lạ’, bị ‘tàu lạ’ đâm bị ‘người lạ’ bắt, bị giam bị giữ, bị đòi tiền chuộc nộp giao cho những kẻ hành xử như bọn thảo khấu trên biển khơi. Bất giác người viết lại nhớ mấy câu thơ Chủ tịch Giang trạch Dân tặng phái đoàn bộ ba lãnh đạo Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng, Đỗ Mười tại hội nghị Thành Đô (tháng 11/91) khi hai nước cộng sản anh em nối tình hòa khí:
Qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn
Gặp nhau cười một cái là rửa sạch ân oán!
(Đô tận kiếp ba huynh đệ tại/Tương phùng nhất tiếu mãn ân cừu)
(Nhật ký Lý Bằng - tháng giêng/08)
Chuyện  ngày nay (Đỗ Mười còn sống) chẳng phải ‘cười một cái’ là xong, ân oán chẳng phải một ngày mà rửa sạch khi tình đồng chí chỉ là vỏ bọc, nghĩa láng giềng là chuyện xa xưa. Nếu quả ‘anh em vẫn còn’ như các nhà  lãnh đạo Việt nam  khẳng định thì ‘sóng dữ’ vẫn chưa qua nếu cứ nhìn hình ảnh mấy ngư phủ già vái lạy quân cướp biển, nỗi ‘bức xúc’ với thời cuộc trên biển Đông vẫn là niềm trăn trở của những người còn nặng lòng với Tổ Quốc. Bùi Chí Vinh, một nhà thơ ‘Zăng-gô’ của thành phố mang tên Bác đã than thở, máu bầm đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo/ai cho phép Hoàng Sa, Trường Sa thành Tam Sa lếu láo/tội nghiệp rừng cọc nhọn Hưng Đạo Vương trên sóng Bạch Đằng...
Gần đây hình như gió đã đổi chiều. Người Hà nội lên tiếng, người Sài gòn lên tiếng, thanh niên, sinh viên, trí thức lên tiếng, nhiều dân mạng lên tiếng. Tất cả như  tiếng vọng đồng thuận cùng lên tiếng với những người hải ngoại sống xa quê hương. Điều đáng ngạc nhiên và lý thú là...Mỹ cũng lên tiếng. Jim Webb, một ứng viên sáng giá của Đảng Dân Chủ, chủ tịch tiểu ban Đông Á của thượng viện Mỹ, nơi định hình cho các chính sách lâu dài của Á châu, một thời là cựu binh cuộc chiến VN, đã từng là bộ trưởng Hải quân thời Reagan, ra vô biển Đông như đi chợ, trong chuyến viếng thăm Hà nội mới đây sau khi đi một vòng Đông Nam Á đã lên tiếng khi đươc hỏi quan điểm của Mỹ liên quan đến tranh chấp của 5 quốc gia tại biển Đông (trong đó TQ tuyên bố 80% diện tích là chủ quyền của họ). Thượng nghị sĩ Mỹ có cô vợ gốc Việt trả lời, “Quan điểm của tôi là Mỹ nên có thái độ cụ thể hơn về việc bảo vệ chủ quyền của khu vực này, không nhất thiết bằng biện pháp quân sự, mà cần thể hiện bằng ngoại giao. Mỹ sẵn sàng là lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc trong khu vực. Đã có sự tranh cãi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Cần có sự giải quyết công bằng và Washington cần tham gia” (VietnamNet 8/20/09).
Cùng lúc với sự trải thảm đỏ đón khách quí từng là kẻ đối đầu trong cuộc chiến một thời, báo chí lề phải của Đảng đã mạnh dạn ‘lên tiếng’ về chủ quyền hợp pháp của Việt nam phụ họa cho lời minh xác của phát ngôn viên Lê Dũng đang muốn tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế về một giải pháp công bằng cho những  ‘lưỡi bò’, ‘lưỡi rắn’ tại biển Đông.
Đỗ Xuân Tê
(Bài do tác giả gửi cho VB.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.