Hôm nay,  

Từ Việt Nam Tới Trung Đông Qua Những Cái Bắt Tay:

10/01/200900:00:00(Xem: 5692)

Từ Việt Nam Tới Trung Đông Qua Những Cái Bắt Tay:
DÀN XẾP HÒA BÌNH VÔ DUYÊN NHẤT TRONG LỊCH SỬ CẬN ĐẠI

Dàn xếp hòa bình cho Bắc Hàn và Nam Hàn.
  HỒ ĐINH
(Bài được lưu trử trong website : www.huongvebinhthuan.orgvà thuvientoancau.com)
Sự kiện Tổng Thống Đại Hàn Kim Đại Trọng (Kim Dae Jung) đã bắt tay với Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Nhật Thành II (Kim Jong II), trong cái gọi là Hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng , vào hai ngày 13-15/6/2000 để chấm dứt hận thù của dân tộc Cao Ly, kéo dài từ năm chia cắt 1948 tới nay. Qua cái bắt tay được gọi là lịch sử trên, thế giới nhìn vào bằng cặp mắt hoài nghi không mấy ai tin tưởng rằng hoà bình thật sự sẽ trở về trên bán đảo Triều Tiên.
Điều này cũng dễ giài thích vì chuyện gì có liên quan tới cọng sản trong đó có Trung Cộng,Việt Cộng,Bắc Hàn,Cu Ba.. là phải có lừa bịp, xảo trá, tham nhũng, cướp của giết người mà phần thua thiệt luôn luôn thuộc về những kẻ lương thiện. Lịch sử đã chứng minh nhều trong quá khứ nhưng nổi bật nhất vẫn là bi kịch hòa bình Việt Nam giả mạo, được ký kết tại Ba Lê ngày 27-1-1973, giữa Hoa Kỳ và cọng sản Bắc Việt, sau cái bắt tay của Kissinger-Lê Đức Tho, từ đó tới nay đã trở thành những trận cười khắp thế giới không dứt.
Gần nhất là ngày 13-9-1993 cũng diễn ra cái bắt tay lịch sử tại thủ đô Hòa Thịnh Đốn, giữa Thủ Tướng Do Thái là Yitz Rabin và Chủ Tịch Palestine Yasser Arafat, để ký kết hoà bình. Nhưng tất cả đều là những chuyện làm vô duyên nhất của người Mỹ trong lịch sử cận đại. Tại Việt Nam, ngay sau khi cái bắt tay của các phe nhóm còn nóng hổi, thì cọng sản Bắc Việt đã xua quân xâm lăng rồi cưởng chiếm VNCH.Tại Trung Đông, tình trạng chém giết giữa hai phiá sau cái bắt tay đó, càng ghê rợn và khủng khiếp, tiếp diễn mãi tới hôm nay, qua các vụ Palestine ôm bom tự sát để chết chung với kẻ thù và Do Thái trả đủa lại bằng đạn pháo, xe tăng, tàn sát dân chúng không nhân nhượng.
 Nói như tờ New York Times ngày 4-11-1995 qua cái chết của Thủ Tướng Rabin, thì ' chỉ với một cái bắt tay, số phận của một dân tộc đã đưọc định đoạt.. ' ' Người xưa chìa tay ra khi gặp một kẻ lạ, để chứng minh sự trong sạch, thành thật của mình không có một thứ vũ khí nào trong tay. Theo Brian Charles Burke, thì cử chỉ xiết chặt tay nhau để chứng tỏ lời hứa của hai phía không nói suông, mà là sự bảo đảm bằng trái tim. Nhưng với ai thì còn tạm thời tin được, còn với đảng cọng sản Hà Nội, xin đừng , kẻo phải khổ lụy một đời như lịch sử đã minh chứng suốt 34 năm qua không ai không biết cho dù có ít người đã giã ngộ để chơi trò ' nối vòng tay lớn hay hòa hợp hòa giải ' với phường đạo tặc có một không hai trong giòng giống Lạc Hồng.
1- HOÀ BÌNH VIỆT NAM GIẢ MẠO, SAU CÁI BẮT TAY LỊCH SỬ TẠI BA LÊ NGÀY 27-1-1973 :
Trên cỏi đời này, thật ra không phải ai cũng gian trá lừa bịp, vẫn có không biết bao nhiêu dân tộc trên thế giới luôn đối xử với nhau bằng sự chân thành, lương thiện và chính những cái bắt tay đã bao hàm lòng tin tưởng của hai phía. Bởi vậy ngày nay, câu châm ngôn ' chúng ta bắt tay nhau về việc này', đã trở nên phổ quát trong mọi văn kiện giao dịch thương mại.
(Hinh Kissinger và Lê Đức Thọ đang bắt tay)
Trong quá khứ, cũng đã có nhiều cái bắt tay được xem như biểu tượng của sự hòa giải chân thành. Năm 238 trước tây lịch (TTL), hai Hoàng Đế La Mã Balbinus và Pupienus Maximus, đã cho khắc hình cái bắt tay lên đồng tiền đang lưu hành lúc đó.
Tại Hoa Kỳ năm 1775, trong buổi lễ ký thỏa uớc giữa Chính phủ liên bang và các Tù trưởng Da đỏ, Tổng thống Jefferson, đã gắn cho họ huy chương có hình bắt tay. Thế chiến II kết thúc, Tướng De Galle của Pháp, đã bắt tay và ôm hôn người đại diện của nước Đức bại trận là Adenauer .
Tương tự, ngày 27-9-1945, Tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương là tướng Mac Arthur đã hội kiến và bắt tay Nhật Hoàng Hiro Hito, để biểu lộ sự hòa giải giữa hai dân tộc. Nhờ lòng vị tha này, Nhật canh tân đất nước rồi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới và không phản bội Hoa Kỳ, từ ấy đến nay. Nhưng vào tháng 5-1954, tại hội nghị Genève ở Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ là Foster Dulles đã thẳng thừng từ chối cái bắt tay của Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, với lý do hai nước đang có chiến tranh tại Triều Tiên. Tóm lại, trên mọi phương diện đối voí người văn minh, cái bắt tay biểu lộ sự kính trọng, lòng chân thành và cương vị bình đẳng của hai phía khi đối mặt.
Tại VN, Kissinger đã bắt đầu đi đêm với Bắc Việt ở Ba Lê (Pháp), dù lúc đó Cọng sản Hà Nội đang bị nhiều tổn thất nặng nề trên khắp các mặt trận, không thể nào thay thế kịp quân số cũng như trang bị sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968). Rồi tiếp theo là hành quân vượt biên mùa xuân 1970 của liên quân Mỹ-Việt, tiêu diệt cục R và các căn cứ Việt Cộng trên lãnh thổ Kampuchia. Chính những chiến thắng to lớn này của VNCH lại trở thành các tai họa cho chính phủ Nixon, do bọn phản chiến gây ra khắp nơi tại Hoa Kỳ. Do trên, từ năm 1971 cho tới lúc tàn cuộc, chính sách của Hoa Kỳ đối với VNCH luôn biến chất theo tình hình chính tri tại Mỹ nhưng Miền Nam đã trưởng thành trong khói lửa, nên đã vượt qua được hai cuộc thử thách kinh hoàng vào năm 1971, khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 ' Lùng và diệt địch 'ngay trên căn cứ đầu nảo của Bắc Việt tại Lào. Theo các nhà quân sử và những tài liệu tuyệt mật vừa được công bố, thì dù QLVNCH không được sự yểm trợ của không lực Mỹ theo lời hưa, lại đối mặt với một quân số khổng lồ của miền Bắc trên 35.000 người, cộng thêm hai sư đoàn thiết giáp vừa được Liên Xô trang bị chiến xa tối tân T54 và PT76.
 Hơn nữa vì mật lệnh hành quân bị tiết lộ, nên quân ta hầu như bị tấn công khắp các ngỏ ngách. Thế nhưng Tổng thống Thiệu đã phản ứng nhanh lẹ, bằng cách cho SĐ1BB vào chiếm Tchepone như đã hứa, rồi ra lệnh rút hết quân về, bất chấp sự phản đối của Kissinger-Nixon.
 Mùa hè năm 1972, Bắc Việt lại mở cuộc đại chiến long trời lở đất vào Quảng Trị, Bình Định, KonTum,An Lộc.. dù Lê Đức Thọ và Kissinger đã đi đêm 12 lần tại Ba Lê, kể từ tháng giêng 1969. Rồi cũng như mọi lần, QLVNCH đã đơn độc chiến đấu, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ Miền Nam trong lúc đó tại Ba Lê, Kissinger đã đồng thuận với Bắc Việt một kế hoạch hòa bình, mà theo đó Mỹ cho phép bộ đội Bắc Việt được ở lại miền Nam, để tiếp tục cuộc xâm lăng, còn Mỹ thì rút hết về nước.
 Sau này qua các tư liệu của Department of Defense,United States-Vietnam Relations 1945-1975 được công bố, mới biết tổng thống Nixon tung hỏa mù để gạt Tổng thống Thiệu bằng cách trước khi ký hiệp định, đã leo thang chiến tranh, thả mìn Hải Phòng, dội bom Miền Bắc, gây tin tưởng ảo nơi Chính phủ VNCH, để khỏa lấp lập trường Mỹ sẳn sàng chấp nhận một cuộc ngưng bắn tại chỗ, bỏ hẳn điều khoản bắt Hà Nội phải cùng Hoa Kỳ rút quân hổ tương và không duy trì một cuộc thặng dư quân đội nào tại miền Nam như họ đã làm tại Âu Châu và Nam Hàn.
 Tóm lại cái bắt tay ngày 27-1-1973 giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tại Ba Lê, chỉ để ngưng bắn lúc đó và thả tù binh, lợi cho Hoa Kỳ mà làm hại cho cả một dân tộc VN lẫn Kampuchia, Lào trên bán đảo Đông Dương, bị đắm chìm trong cùm gông nô lệ cọng sản quốc tế, do trên thế giới mới bảo đó là một cái bắt tay vô duyên nhất của người Mỹ trong lịch sử nhân loại.
(Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Ba Lê 1973)
2- TỪ OLSO ĐẾN TRẠI DAVID, NHỮNG CÁI BẮT TAY LỊCH SỬ VÔ DUYÊN, TRONG HOÀ BÌNH TRUNG ĐÔNG :
So về diện tích và dân số (8,020 dặm vuông hay 20.772km2 với 4,5 dân), Do thái chỉ là một chấm nhỏ giữa các quốc gia Trung Đông như Ai Cập,Thổ nhỉ Kỳ và Ả Rập hoàn toàn theo hồi giáo, lúc nào cũng muốn tiêu diệt nước này. Nhưng từ ngày lập quốc năm 1948 cho tới nay, Do Thái luôn luôn làm bá chủ trong vùng, nhất là hiện nay trong tay có vũ khí nguyên tử và cả tàu ngầm trang bị đầu đạn hạt nhân, đưọc điều khiển từ xa, mà tờ Times Sunday số ra ngày 18-6-2000 đã công bố.
Như vậy Do Thái là nước thứ ba trên thế giơí đứng sau Mỹ-Nga có vũ khí này. Sự kiện càng làm các nước Ả Rập trong vùng Vịnh thi đua tìm kiếm vũ khí mới, khiến cho tình hình thêm nát bấy hiện nay tại Trung Đông, qua màn hỏa mù tranh dành đất đai giữa hai dân tộc Irael và Palestine. Theo tin tức từ Anh, hiện Do Thái có từ 100-200 đầu đạn nguyên tử, bốn tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và người Do Thái đã nói thẳng không chút e ấp, vũ khí này để chọi với Ba Tư, cũng như bất cứ nước nào tấn công vào lãnh thổ mình, bằng chứng là năm 1973, khi bị Ai Cập và Syria tấn công, Thủ Tướng Do Thái đã ra lệnh lắp đầu đạn tầm gần và chỉ còn chút xíu nửa là khai hỏa,nếu bộ binh bị thất trận.


(Bắt tay giữa Do Thái và Palestine)
+NHỮNG MỐC THỜI GIAN XUNG ĐỘT GIỮA PALESTINE VÀ DO THÁI
Thế chiến thứ hai chấm dứt, người Do Thái khắp nơi trên thế giới qua tổ chức Sion, lũ lượt kéo về miền đất hứa, khiến LHQ phải ra nghị quyết ngày 29-1-1947, chia đôi miền Palestine thuộc Anh, thành hai vùng , trong đó phần trên dành cho nước Do Thái được ra đời vào ngày 14-4-1948, chấm dứt hai ngàn năm sống lang bạt khắp bốn phương trời, sau khi đất Thánh Jerusalem bị Thổ tàn phá năm 70 sau TL.
David Bengurion là vị thủ tướng đầu tiên của nước này, tuyên bố tại thủ đô Tel Aviv về sự sự độc lập của xứ sở. Ngày hôm sau, liên quân Ả Rập tấn công tân quốc gia nhưng bị đánh bại vào tháng giêng 1949, khiến cho 750.000 người Palestine, phải tị nạn chính trị lần đầu tiên tại Cisjordanie, Gaza và các nước Hồi giáo quanh vùng.
- Sau khi Tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào Suez nên ngày 3-10-1956, liên quân Anh,Pháp,Do Thái tấn công Ai Cập và chiếm Port Said. Nội vụ sau đó được giải quyết, khi Liên Xô và Mỹ can thiệp để quân LHQ vào trấn đóng vùng Sinai.
- Năm 1964, tổ chức giải phóng Palestine ra đời và sau đó được LHQ công nhận là đại diện chính thức cho người Paleatine hiện vô tổ quốc.
- Cuộc chiến sáu ngày bắt đầu từ ngày 5-6-1967, Do Thái đại thắng liên quân Ả Rập, có cả Iraq, chiếm được nhiều đất đai của các nước bại trận, gồm có Đông Jerusalem, Cisjordanie, Gaza,Sinai và cao nguyên Golan. Chiến cuộc gây nên làn sóng tị nạn chính trị lần thứ hai cho dân lưu vong Palestine tại các vùng chiến cuộc.
- Ngày 6-10-1973, trong lúc cả nước Do Thái đang cử hành lễ Đại Xá, thi Ai Cập-Syria bất thần tấn công nước này. Chiến cuộc ác liệt giữa hai phía, kéo dài trong hai tuần lễ, cuối cùng Irael đẩy Ai Cập-Syria ra khỏi Sinai và GoLan. Trong lúc đó tổ chức PLO do Abou Nidal cầm đầu lai bước vào con đường khủng bố, không tặc.nhắm vào Do Thái và các nước liên hệ mà đứng đầu là Mỹ và Âu Châu. Năm 1972, tổ chức Tháng tư đen sát hại 11 lực sĩ Do Thái tham dự Thế vận hội tại Munich, Tây Đức, càng đào sâu thêm sự thù hận giữa hai dân tộc.
- Ngày 11/9/1977 đánh dấu sự hòa giải đầu tiên tại Trung Đông khi Tổng Thống Ai Cập là Sadate chịu sang thăm đất thánh Jerusalem và đối thoại với Thủ tướng Do Thái Menahem Begin tại trại David năm 1978. Hòa bình giữa hai nước đã dược ký kết ngày 26-3-1979 và dù Tổng thống Sadate bị ám sát chết năm 1981, Do Thái vẫn trả lại sa mạc Sinai cho Ai Cập năm 1982.
- Ngày 6/6/1982, Do Thái tấn công Liban. Hầu hết các lực lượng PLO kể luôn lãnh tụ Arafat chạy sang Tunis.
- Sau đó, người Palestine mở mặt trận Intifada, dùng đá làm vũ khí, nhắm vào thường dân và quân đội Do Thái, làm náo loạn và kinh hoàng khắp dải Gaza. Cuộc chiến du kích bắt đầu giữa Palestine và Israel.
- Ngày 30/10/1991, qua sự can thiệp của Mỹ và Liên Xô, các nước thù nghịch Do Thái, Liban, Syria, Jordanie và Đại diện PLO chịu đối diện với nhau tại Madrid, Tây ban Nha, mở màn cho các giải pháp hòa bình của Do Thái-Palestine về sau.
+ TỪ OLSO ĐẾN TRẠI DAVID, CÔNG DÃ TRÀNG TRONG SỰ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT DO THÁI-PALESTINE
Từ năm 1978 tới nay, đã có không biết bao nhiêu người chết vì hòa bình Trung Đông, trong đó có Tổng Thống Ai Cập Sadate và Thủ tướng Do Thái Rabin. Lịch sử đã không lập lại một nền hòa bình thật sự mà Do Thái và Ai Cập đã đạt được năm 1982, qua những cuộc đi đêm, đàm phán, bắt tay giữa hai dân tộc thù nghịch đang cùng đối mặt trên vùng đất Palestine. Máu lại bắt đầu đổ vào năm 2000, sau cuộc thương lương 14 ngày tại trại David thất bại. Cuộc thăm viếng của tân Thủ tướng Do Thái Sharon tại Đồi Đền ở Jerusalem, châm ngòi cho một trận chiến mới, tiếp diển suốt 54 năm qua, kinh hoàng trong cảnh Palestine nổ bom cùng chết và thương tâm nhìn tăng pháo Do Thái tan sát không nhân nhưọng.
- Tại thủ đô Olso, Na Uy năm 1993 :
Sau bao nhiêu lần đi đêm, cuối cùng Chủ tịch tổ chức giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và Thủ Tướng Do Thái Itzhak Rabin cũng đã thỏa thuận với nhau về một tiến trình hòa bình . Hiệp định trên được gọi là Olso, đưọc hai phía kỳ kết vào ngày 13-9-1993 tại Toà Bạch Ốc Hoa Kỳ, gồm phần chính là Do Thái phải rút khỏi Gaza và thành phố Jéricho ngày 13-12-1993, chuyển giao quyền hành chánh cho nhà nước Palestine để nước này lập quốc hội ngày 13-7-1994.
- Tại Le Caire năm 1994 :
Ngày 4-5-1994, Palestine và Do Thái lại ký hiệp định Le Caire, ấn định thời hạn cuối Do Thái phải rút hết quân ra khỏi Palestine là năm 1999, ngoài ra còn có các vấn đề người tị nạn, biên giới nhưng nhức nhối nhất vẫn là chủ quyền tại Jerusalem, mà hai phía đều dành.
- Olso II năm 1995 :
Năm 1995, Do Thái và Palestine lại ký hiệp định Olso II tại Ai Cập và phê chuẩn ở Hoa Kỳ, chung qui cũng chẳng có gì mới mẻ so với các hiệp ước cũ . Sự kiện càng rắc rối thêm khi Benyamin Netanyahu, người từng chỉ trích hiệp ước hòa bình Olso lại đắc cử Thủ Tướng Do Thái. Rồi tiếp theo, hai phía lại ký thêm các hiệp ước Hébron 1997, Wye river 1998, Chaarm el-Cheikh 1999.. cuối cùng bị khựng lại vì các điểm bất đồng không thể khai thông được, đó là vấn đề người tị nạn Palestine, hiện có chừng 3,5 triệu người đang sống trong các trại tị nạn khắp Trung Đông, hoặc phải đưọc trở về nguyên quán hay nhận tiền bồi thường thay thế. Thứ đến là việc thành lập quốc gia Palestine và sau cùng là khu định cư người Do Thái trong đất Palectine và chủ quyền tại Thánh địa Jerusalem.
Ngày 5-7-2000, Hoa Kỳ đích thân tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Do Thái là Ehoud Barak và Chủ tịch Palestine Arafat tại trại David, nơi nghĩ mát của Tổng thống Mỹ tại Maryland. Hội nghị kéo ài 14 ngày trong bí mật, có sự tham dự của Tổng Thống Mỹ là Bill Clinton và Ngoại Trưởng Albright nhưng mọi cố gắng dàn xếp vẫn không kết quả, do trên hai phía không ký kết một hiệp ước nào.
 Sau đó ngày 25-7-2000, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo về cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ-Do Th1i-Palestine, gôm 5 điểm trong đó quan trọng nhất là nhắc Do Thái và Palestin phải tuân hành theo các nghị quyết 242 và 338 của LHQ cũng như hai nước trên muốn có hòa bình vĩnh cửu, phải có sự đồng thuận của Hoa Kỳ..
Từ đó đến nay, chiến tranh lại tiếp diễn dử dội , khiến cho ngày nào cũng có người chết, đa số là thường dân vô tội của cả hai phía, như mới đây ngày 22-6-2002, ba trẻ em Palestine và mười mấy học sinh Do Thái chết trong đan thù, vì bắn nhau và bom tự sát.
Theo tin của nhà báo Akiva Eldar, thì Arafat vừa tuyên bố với Do Thái là chịu chấp nhận chủ quyền khu Jewish ở cổ thành Jerusalem và bức tường phía tây, đồng thời rút lại đòi hỏi hồi hương 4 triệu người Palestine tị nạn nhưng vẫn duy trì việc hồi cư gần 300.000 Palestine tại Liban. Tất cả đều là kế hoạch của Clinton năm 2000 nhưng có trể không " vì tin mới nhất cho biết, Hoa Kỳ nhất quyết đổi ngựa giữa đường, bất chấp sự phản đối của Ai Cập, Liên Âu,Nga và nhiều nước Hồi giáo . .
Bắt tay nhau để cam kết xoá bỏ hận thù giữa hai dân tộc và hòa bình toàn vùng, hai ông Arafat và Rabin, người bị ám sát chết, kẻ làm con vật tế thần, dù bị thất bại nhưng muôn đời Họ vẫn là anh hùng và ít nhát hai người cũng đã thật tình tôn trọng tư cách lẫn nhau. Còn Lê đức Thọ và Kissinger cũng bắt tay nhưng chỉ để biểu lộ cái chiến thắng bất lương nhờ sự xảo trá gian lận vì cả hai đã gạt đưọc hết mọi người. Một cái bắt tay làm hại cả một dân tộc, tiếng xấu biết lấy gì trang trải cho sạch đây "
Đừng nghe những gì cọng sản nói, cho nên chẳng ai ngạc nhiên khi nghe tin Bắc và Nam Hàn bắn giết nhau dữ dội trên biển Hoàng Hải hay vu Bắc Hàn đem vấn đề bom nguyên tử để kiếm ăn. Cũng đừng giận dử qua các tin tức như cơm bữa về việc Nguyễn tấn Dũng đã theo chân Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng ký kết hiệp ước bán nước cho Tàu đỏ qua cái gọi là cắm mốc kết thúc cuối năm 2008.
Không biết bao giờ Người Việt mới có được cơ hội như người Do Thái hiên ngang chống lại kẻ thù của mình để tự bảo toàn quê cha đất tổ và giòng giống Lạc Hồng trước nguy cơ bị Trung Cộng diệt chủng và xóa tên trên bản đồ Đông Nam Á.
Tài Liệu Tham Khảo :
- Theo Reader's Digests
- Le Monde, Le Figaro,Libération 2000,2001,2002
- Việt báo..
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Giêng 2009
HỒ ĐINH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.