Hôm nay,  

Suy Trầm Sắp Tới

12/12/200700:00:00(Xem: 10162)

...người ta thấy ngay con thuyền Việt Nam đang đi vào bão tố và sẽ gặp gió ngược...

Sau Ngân hàng Trung ương Anh quốc, đến lượt Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng hạ lãi suất và ngày càng nhiều người dự đoán là nạn suy trầm kinh tế có thể xảy ra nay mai. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về viễn ảnh đó qua cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện hầu quý thính giả.

Hỏi: Thưa ông, ngày mùng sáu vừa qua, Ngân hàng Trung ương Anh quốc đã hạ lãi suất 25 điểm cơ bản, tức là 0,25%, vì e ngại kinh tế Anh bị suy trầm. Kinh tế Anh vốn chỉ là một phần của Liên hiệp Âu châu mà nước Anh không nằm trong khối tiền tệ thống nhất Âu châu nên quyết định ấy ít được dư luận chú ý. Nhưng khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ lại hạ lãi suất vì cùng một mối lo kinh tế suy trầm, các thị trường bắt đầu thấy rủi ro suy trầm tại Mỹ và trên toàn thế giới có thể xảy ra.

Diễn đàn Kinh tế kỳ này đề nghị sẽ chúng ta cùng tìm hiểu về nguy cơ đó.

Vào dịp cuối năm mà mình nói về chuyện u ám của kinh tế thì quả là kém vui. Nhưng đúng là thế giới đang e ngại là suy trầm kinh tế tại Mỹ có thể xảy ra với xác suất cao hơn mọi dự đoán trước đây. Trên diễn đàn này, trong chương trình phát thanh ngày 25 tháng Chín, chúng ta đã đề cập tới rủi ro ấy và bây giờ thì tình hình quả là đáng lo hơn rất nhiều, vì không chỉ có kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị trũng mà nhiều xứ khác cũng vậy.

Hỏi: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những rủi ro ấy. Trước hết là từ Hoa Kỳ, vì sao các thị trường lại dự đoán rằng kinh tế Mỹ có thể bị đình trệ"

Tôi xin nói ngay rằng kinh tế Hoa Kỳ có thể bị đình trệ, nhưng trong mức độ tương đối nhẹ và có thể là không kéo dài vì nếu so với các khối kinh tế khác trên thế giới, Hoa Kỳ còn có khả năng ứng phó. Nhưng vì nước Mỹ có ảnh hưởng tới chừng 60% vào đà tăng trưởng kinh tế của thế giới cho nên nếu kinh tế xứ này mà bị khựng thì nhiều xứ khác sẽ bị nạn suy trầm, tức là có mức tăng trưởng thấp hơn trong hai quý liền.

Về nguyên do tại Mỹ thì nạn suy sụp thị trường gia cư, vụ bể bóng tín dụng từ thị trường tài trợ gia cư loại thứ cấp đã dẫn tới hậu quả là tín dụng trở thành khan hiếm, gây ách tắc cho thị trường tài chính. Lý do thứ hai mà ở bên ngoài Hoa Kỳ người ta có thể ít chú ý là số đầu tư về tư bản có giảm vì lắm nguyên nhân phức tạp, trong đó có nạn khan hiếm tín dụng mình vừa nói. Lý do thứ ba là những giao động tại Mỹ đã lây lan qua xứ khác, kể cả hai khối kinh tế lớn là Nhật Bản và Âu châu, nên sẽ dội ngược về Mỹ. 

Hỏi: Thưa ông, người ta có thể ngạc nhiên là vì sao lại có tình trạng tín dụng khan hiếm khiến kinh tế Mỹ bị suy trầm, dù có thể là rất nhẹ như ông vừa trình bày"

Trên diễn đàn này, ta nhiều lần nói tới hiện tượng gọi là tiền rẻ, chủ yếu là từ các nước Đông Á, khiến nhiều người lạc quan hồ hởi và thổi lên bong bóng đầu tư. Hiện tượng ấy đã kết thúc như Diễn đàn Kinh tế nhắc nhở từ hai năm trước rồi. Thứ hai, trái bóng đầu tư vào gia cư địa ốc nay cũng đang xì và trái bóng tín dụng thứ cấp thực ra đã vỡ và gây hoạ cho các ngân hàng trước đây đã lỡ mua bóng đó để kiếm lời và nay bị suy sụp hàng loạt khiến họ lo sợ mà xiết chặt hầu bao cho vay để tránh rủi ro. Từ tháng Tám vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ thấy ra điều ấy và phải liên tục cắt lãi suất, mà coi như chưa đủ nên phải hạ thêm, và còn có thể hạ nữa, từ nay đến quý ba của năm tới.

Hỏi: Bước qua nguyên nhân thứ hai là mức giảm sút đầu tư, vì sao đầu tư tại Mỹ có thể giảm và gây ra nguy cơ suy trầm"

Thưa ông vì tín dụng đã thành khan hiếm hơn. Thứ nữa, doanh giới cũng lo rằng kinh tế có thể đình đọng nên họ tạm kìm hãm đầu tư để nghe ngóng. Thứ ba, nếu xét cho kỹ thì ta có thấy mức lợi nhuận của đầu tư thực ra không cao như đã trông đợi trước đây. Và sau cùng, công xuất của các doanh nghiệp cũng đang có dấu hiệu giảm sút. Khi đầu tư bị hềm hãm như vậy trong tâm lý bi quan phổ biến, nạn suy trầm càng dễ xảy ra.

Hỏi: Sau cùng, về loại nguyên nhân ngoại nhập như ông nói, tại sao kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm do tình trạng suy trầm của các thị trường khác trên thế giới" Nói như vậy thì chẳng hoá ra là kinh tế Mỹ không chỉ chi phối thế giời mà cũng bị ảnh hưởng ngược"

Thưa rằng điều ấy vẫn có thể xảy ra khi hai khối kinh tế lớn nhất sau Hoa Kỳ cũng bắt đầu có dấu hiệu điêu đứng, đó là các nước Âu châu trong khối Euro và Nhật Bản. Ta không quên rằng nhiều xứ Âu châu cũng bị hiện tượng bong bóng gia cư mà có khi còn nặng hơn Hoa Kỳ, như trường hợp của Anh hay Spain mà xưa ta gọi là Tây Ban Nha. Khi các nền kinh tế đó bị đình đọng, thậm chí suy trầm, thì thị trường xuất khẩu của Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Chung cuộc thì mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ khó đạt được 5% trong năm tới. Và thị trường thế giới có thể trải qua một giai đoạn giao động nặng.

Hỏi: Nhưng vì sao các thị trường lại dự đoán là kinh tế Mỹ sẽ chỉ bị suy trầm nhẹ và ông còn nói rằng Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khả năng ứng phó với nguy cơ ấy"

Vì kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn nhiều tiềm năng nên có bị suy trầm thì vẫn còn nhẹ. Thứ hai, lãi suất tại Mỹ còn cao nên còn có thể giảm để tiền sẽ thành rẻ hơn. Và bội chi ngân sách tại Hoa Kỳ cũng thấp chỉ bằng 1,2% tổng sản lượng nội địa GDP nên ngoài việc hạ lãi suất bằng biện pháp tiền tệ, Mỹ còn có khả năng tăng chi từ ngân sách để kích cầu. Cho nên dù thế giới tin là kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm, nước Mỹ vẫn thừa tiềm lực phục hồi.

Trong khi ấy, và đây mới đáng lo, lạm phát vẫn có nguy cơ xảy ra. Trung Quốc bắt đầu điêu đứng với mức lạm phát trên hai số, y như Việt Nam, và lần đầu tiên từ rất lâu mà Nhật Bản cũng quan tâm đến vật giá vì lạm phát đã trở về sau cả chục năm giảm phát, trong khi đà tăng trưởng vẫn có thể sụt mạnh vào năm tới. Nói cho rõ hơn thì hai khối kinh tế lớn của Á châu có nguy cơ đầy nghịch lý là sản xuất giảm vì suy trầm toàn cầu mà vật giá vẫn tăng, một hiện tượng gọi là stagflation. Hậu quả là các thị trường sẽ bị biến động mạnh và có khi Mỹ kim lại hết sụt giá như người ta dự đoán.

Hỏi: Nói cách khác, thưa ông, viễn ảnh 2008 là nhiều biến động trái chiều và có nước bị suy trầm vì kinh tế Mỹ đình trệ, trong khi lại vẫn bị rủi ro lạm phát" Trong hoàn cảnh đó, xin đề nghị với ông là ta trở về hoàn cảnh của Việt Nam.

Qua năm tới, đâu là những bất trắc có thể xảy ra cho kinh tế Việt Nam"

Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào xuất khẩu tới 60%, cao gấp rưỡi Trung Quốc. Khi các nước, kể cả Mỹ, mà bị suy trầm thì thị trường xuất cảng của Việt Nam bị thu hẹp, đà tăng trưởng vì vậy sẽ giảm. Trong khi ấy, Việt Nam lại bị lạm phát, năm nay có thể vượt hai số, tức là cao hơn 10% và rủi ro lạm phát sẽ còn ám ảnh Việt Nam suốt năm tới. Vì vậy, năm 2008 sẽ có nhiều thách đố cho khả năng quản lý kinh tế của lãnh đạo xứ này.

Hỏi: Trong chương trình kỳ trước, ông ví von là Việt Nam đang "sống trong bong bóng" vì một phần dân chúng tự nuôi dưỡng trong ảo giác lạc quan. Nếu giả thuyết suy trầm mà xảy ra, và trái bóng đó có thể vỡ thì Việt Nam sẽ phải ứng phó ra sao"

Chúng ta cần nhìn ra chuyện gần và chuyện xa. Chuyện gần là khả năng điều tiết tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát. Tiền tệ lưu hành tại Việt Nam quá nhiều mà hệ thống ngân hàng không thu hút được vì lãi suất quá thấp và khả năng quản lý quá tồi. Cho nên lạm phát là mối lo chính đáng, ngoài lý do vật giá gia tăng làm mình cũng nhập khẩu luôn lạm phát của thế giới.

Việt Nam cần xiết chặt hơn hoạt động của các ngân hàng, cả thương mại lẫn cổ phần, thì mới hy vọng kềm hãm đà vật giá. Đó là chuyện gần nhưng cũng đòi hỏi nỗ lực kiện toàn và cải tiến phương thức quản trị của Ngân hàng Nhà nước cho tinh vi hơn. Việc cơ chế này bơm tiền mua lại bảy tỷ Mỹ kim vào tháng Năm vừa qua là một cách chữa bệnh cho trâu, hoặc là giải phẫu bằng dao mổ bò.

Hỏi: Đó là biện pháp về tiền tệ. Ngoài ra, Việt Nam cần quan tâm đến biện pháp nào nữa"

Vì quá lệ thuộc vào xuất khẩu mà coi nhẹ thị trường nội địa, Việt Nam có chính sách ngoại hối thiếu hợp lý khi duy trì hối suất đồng bạc quá thấp và quá cứng ngắc. Tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam cần có tỷ giá hối đoái linh động hơn, cụ thể là mở rộng hơn biên độ giao dịch và can thiệp nhặm lẹ hơn vào thị trường ngoại hối.

Một rủi ro thứ hai cho Việt Nam trong viễn ảnh kinh tế toàn cầu bị suy trầm và vật giá lại tăng ở Việt Nam là lãnh đạo kinh tế xứ này không quản lý nổi ngân sách cho chặt chẽ. Việt Nam bị bội chi ngân sách quá cao và tiêu xài công quỹ quá bừa phứa nên sẽ không thể dùng được khí cụ ngân sách hay thuế khoá để đối phó với những bất trắc. Cuối cùng thì vẫn còn bị bội chi nặng hơn.

Hỏi: Ông vừa nói đến ba loại biện pháp ứng phó là tiền tệ, ngoại hối và thuế vụ hay công chi, ngoài ra, Việt Nam còn phải cải thiện các khí cụ điều tiết nào nữa"

Nói chung thì các khí cụ điều tiết thị trường tại Việt Nam còn quá thô sơ và khả năng quản lý vĩ mô thì vẫn quá kém trong khi đã mở cửa hội nhập vào thế giới bên ngoài. Vì vậy, khi có biến động, người ta cứ nghĩ ngay đến biện pháp hành chính, như cho cán bộ đi kiểm soát giá cả, hoặc khi nhập lượng ta mua từ bên ngoài lên giá trên thế giới thì mình lại chỉ kiểm soát giá cả thành phẩm, rồi làm không nổi thì lại lấy ngân sách bù lỗ.

Nhìn chung như vậy, người ta thấy ngay con thuyền Việt Nam đang đi vào bão tố và sẽ gặp gió ngược mà thuyền trưởng không biết xử trí, tài công không điều khiển được bánh lái, và cũng chẳng biết đầu máy vận hành ra sao nữa.

Nếu xét như vậy và rút kinh nghiệm năm nay, Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam là cơ chế ưu tiên phải được cải cách, và thật sớm, vì trực tiếp ảnh hưởng đến hai khí cụ là tiền tệ và hối đoái. Đồng thời, người ta cũng cần cải thiện khả năng thu thập thông tin và lượng định tình hình thị trường, để thấy được mối nguy trước khi xảy ra.

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, nếu Việt Nam không cải thiện được bộ máy quản lý đó thì điều gì sẽ xảy ra"

Năm qua, Việt Nam quá lạc quan với viễn ảnh hội nhập sau khi vào Tổ chức Thương mại Thế giới và thấy đầu tư nước ngoài cứ tràn ngập như nước. Khi tốc độ tăng trưởng bị giảm sút và vật giá vẫn leo thang vùn vụt, giới đầu tư nước ngoài sẽ chột dạ về khả năng quản lý vĩ mô quá yếu của bộ máy nhà nước. Họ sẽ ngần ngại và cân nhắc rủi ro kỹ lưỡng hơn, đấy là lúc trái bóng sẽ bể trên rất nhiều thị trường, từ bất động sản đến cổ phiếu. Hoàn cảnh kinh tế toàn cầu khiến 2008 sẽ là một năm thử thách. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.