Hôm nay,  

Ban Nhạc Toàn Con Gái: Kỷ Niệm Về Một Thời

25/05/201000:00:00(Xem: 6898)

BAN NHẠC TOÀN CON GÁI: Kỷ Niệm về Một Thời


Hình Ban-Nhạc Nữ “Mây Hồng” năm 1983, tại Melbourne. Australia-Diamond BN đánh Bass.


 

 

 

Diamond Bích-Ngọc mặc áo trắng, xử dụng Bass. Ban nhạc Nữ “The Misses” năm 1998 tại quận Cam, California trong 1 buổi thâu hình.

DBN
Nếu vào thập-niên 60 của thế kỷ 20, tại thành-phố Saigon nói riêng và tại cả quốc-gia Việt-Nam nói chung có ban-nhạc “Blue Star” là ban nhạc Nữ duy nhất toàn con gái, vừa đánh đàn, trống, vừa hát (nhạc Việt & Mỹ) thì đến thập-niên 80; khoảng đầu năm 1981, miền Nam Việt-Nam có ba ban nhạc Nữ xuất hiện:
Ban thứ nhất: tên “Nắng Hồng” (trực thuộc thành-phố Saigon) hai trong số thành-viên trong ban là Hằng (đánh trống) và Trinh (Keysboard):  em ruột của tay trống lừng danh Mạnh-Tuấn thời bấy giờ.
Ban thứ hai: tên “Mây Hồng” (trực thuộc quận 5, thành-phố Chợ-Lớn):  Các thành-viên đa số là người Việt lai Trung Quốc.
Ban thứ ba: tên “Ngân-Hà” (Milky-Way) (trực thuộc quận I, thành-phố Saigon).  Diamond Bích-Ngọc là ca-nhạc-sĩ chủ lực của ban nhạc này (ca-sĩ chính và xử dụng guitar-accord).  Hai trong số các thành viên gồm Dung (guitar), Lan (keysboard) là ái-nữ của nhạc-sĩ Nguyễn-Ngọc và là em ruột của chị Câu (ban nhạc đàn chị Blue-Star)- hiện đang định cư tại thành-phố Las Vegas.
 Nhạc-Sĩ Nguyễn-Ngọc là người đích thân soạn hòa-âm, phối khí cho ban “Ngân-Hà”. Là một tay kỳ-cựu nên ông rất chuyên-nghiệp khi truyền dạy cho thế-hệ con cháu một cách tận tình, từng nốt nhạc, từng trường-canh, tiết tấu cho trống, cho đàn,  khi bắt đầu hoặc khi chấm dứt đệm một bài nhạc sao cho thật có hồn và thật tuyệt tác. 
Thời ấy, Diamond Bích-Ngọc đang là một sinh-viên ngành Văn-Chương của trường Sư-Phạm Thành-Phố Saigon.  Được lãnh lương là $32.50Cents cộng với tiền bán “Nhu Yếu-Phẩm” được hơn $100 tiền Việt-Nam mỗi tháng.  Giá 1 áo thung từ Mỹ gửi về ở khu chợ Tạ-Thu-Thâu, Saigon là $350.  Quần Jean hàng hiệu tệ lắm cũng $500.  So với 1 show trình diễn của ban-nhạc con gái được trả  $300 đến $500 tiền VN.  Mà từ tối thứ Sáu đến hết khuya Chúa-Nhật là ban nhạc Nữ chạy Show “mệt nghỉ” (có khi một tối từ 2 đến 3 show). Nên nhớ là chạy “Show” từ “Tụ Điểm” này qua chỗ diễn khác bằng xe đạp mini.  (Thời ấy Saigon rất khan hiếm xăng).
Tưởng cũng nên nói sơ-qua về thời gian sau 30, tháng 4, 1975 nền nhạc trẻ tại toàn nước nói chung rất bị giới-hạn.  Nhà nước Cộng-Sản Việt-Nam cấm trình diễn nhạc “Vàng” (ủy mỵ yêu đương), nhạc Mỹ.  Cấm trang-phục “mát mẻ”. Cấm Phong cách “dựt gân” (cả trăm điều cấm đoán)… Những chương-trình truớc khi ra biểu diễn đều bị kiểm duyệt.  Chúng tôi còn nhớ có lần ban nhạc “Ngân-Hà” đang chơi bài “Daddy Cool” và “Rivers of Babilon” (Nhạc “Boney M”) tại một sân-vận-động (đường Hồng-Thập-Tự) với hơn 10,000 khán-giả đang mê say thưởng thức thì bị một Cán-Bộ nón cối chạy thẳng lên sân-khấu gào to: “Ngưng! Ngưng ngay.  Nhạc Mỹ-Ngụy đồi-trụy phải không"""”  Liền sau đó anh trưởng-ban tổ-chức nhanh ý đến mời thuốc lá xịn cho “Cán-Bộ” và thưa rằng “nhạc đó là nhạc Liên-Xô đấy Cán-Bộ ạ!”… Tên “Cán-Ngố” ậm ừ rồi bảo: “Thế à! Vậy chơi tiếp đi”.!
(Nhóm nhạc “Boney M” từ Tây Đức, được hình thành bởi nhà sản-xuất tên Frank Farian vào năm 1975. Trong đó có bốn thành viên người Tây-Ấn: ca-sĩ Marcia Barrett và Liz Michell, người mẫu Maizie Williams và DJ tên Bobby Farrell.  Họ đi trình diễn khắp mọi nơi từ London, Đức đến Hòa-Lan.


“Boney M” mang ý nghĩa của sự hòa-hợp giữa nhạc người da trắng và da đen – vì ông Farian (Producer) là người da trắng và hai ca-sĩ chính trong ban người da đen.)
Trở lại với sinh hoạt của nhóm Nữ “Ngân-Hà”, phần lớn những bản nhạc trình-diễn trong nước lúc bấy giờ là dân-ca, được phối nhạc, hòa-âm qua các thể-điệu tươi vui, nhạc hòa tấu không lời, nhạc ngoại-quốc (khi bị hỏi thì cứ đổ thừa là nhạc “Liên-Xô”) hoặc những bài mang tính chất “Vô Thưởng, Vô Phạt” để không bị cấm biểu diễn.  Chúng tôi kỵ nhất là những bài thuộc loại nhạc “Đỏ”.
Đến tháng 10 năm 1981, Diamond Bích-Ngọc vượt biển tìm tự-do.  Kể từ đó cả ba ban nhạc Nữ không còn thấy sinh-hoạt nữa và ở trong nước hoàn toàn không có ban-nhạc Nữ nào nối tiếp.
Sang đến Melbourne, Úc-Châu định cư ngày 2, tháng 12, năm 1981.  Sau vài tháng ở đây, Diamond Bích-Ngọc hội-ngộ được hai nhạc-sĩ: Hằng (Trống) và Trinh (Keysboard); em Mạnh-Tuấn của ban Nắng Hồng ngày xưa.  Cả ba cùng hợp lại thành lập ban nhạc Nữ duy nhất ở Úc-Châu nói riêng và ở trong nước lẫn hải-ngoại nói chung.  Đi lưu diễn khắp các tiểu bang nước Úc, đã trình diễn trong các chương-trình đại-nhạc-hội có sự góp mặt của các danh-ca như Lệ-Thu, Carol Kim, Tuấn-Vũ …
 Đến năm 1992, Diamond Bích-Ngọc rời nước Úc qua định cư tại California, Hoa-Kỳ.  Nhờ sự giới thiệu của ca-sĩ Ngọc-Huệ, ca-nhạc-sĩ Lê-Uyên-Uyên (ái-nữ của Lê-Uyên-Phương) cùng với Joy-Ngô (ái-nữ nhà thơ Ngô-Xuân-Hậu) đã thành-lập ban nhạc Nữ “The Misses”.  Diamond Bích-Ngọc: ca-sĩ giọng chính và đánh trống, thỉnh thoảng sang guitar khi hát nhạc thính-phòng.  Lê-Uyên-Uyên: ca-sĩ và xử dụng keysboard, đôi khi kèn Saxophone.  Joy Ngô: ca-sĩ và đánh Bass bằng Keysboard.
Thành công nhất của “The Misses” là buổi ra mắt tại vũ-trường “Diamond” khoảng đầu năm 1992 ở quận Cam.  Khi ấy, nhạc-sĩ Quốc-Thái (em của ca-sĩ Phi-Khanh) là chủ vũ-trường này. 
“The Misses” cũng đã đi trình diễn nhiều nơi trong và ngoài nước Mỹ, được sự giúp đỡ rất nhiều của anh Cang (hiện nay là Trưởng ban nhạc “Moon Flower”) cũng như các nhạc-sĩ đàn anh trong cộng-đồng VN.
Sau đó, vì Diamond Bích-Ngọc bận điều-hành một tổ-hợp Luật-Sư thuộc thành-phố Fountain Valley, California nên “The Misses” đã ngưng sinh-hoạt vài năm liền. 
Đến năm 1997,  “The Misses” sinh-hoạt trở lại tại quận Cam được gần 2 năm liên tục với sự thay đổi các thành-phần trong nhóm.
“The Misses” ngưng sinh-hoạt từ 1999 đến nay vì Diamond Bích-Ngọc bước sang ngành Truyền-Thông, mở đài Ti-Vi riêng lấy tên “Việt TiVi” trên băng tần 18 (KSCI); sau này chuyển qua băng tần 44 (KRCA).   Sau đó, Diamond Bích-Ngọc dốc hết khả năng để về Việt-Nam trong những cuộc hành-trình dài làm phim tài liệu và làm Từ-Thiện, thăm tất cả những trại cùi, trại cô-nhi nuôi trẻ mù, câm, điếc, tàn tật, các trại Tế-Bần nuôi người già, bại liệt.  Những làng nuôi các thanh-niên nam-nữ nhiễm HIV chờ chết v. v… Từ Ải-Nam-Quan, ngang qua dòng sông Bến-Hải đến Mũi Cà-Mau, không sót một chỗ nào.   Cho đến nay, DBN vẫn không ngừng nghỉ trong các công việc này.
Tính đến năm 2010; không còn thấy bất cứ một ban nhạc Nữ nào tại hải-ngoại cũng như trong nước Việt-Nam sinh-hoạt nữa.
Mỗi lần đi trình diễn ở bất cứ nơi nào, ban nhạc Nữ đều được khán-giả đón nhận và yêu quý một cách nồng nhiệt.  Có lẽ vì toàn là giới “Chân Yếu, Tay Mềm”, những bông hoa biết nói, biết hát và nhất là biết xử dụng chuyên-nghiệp các loại nhạc cụ tưởng chỉ dành cho đấng “Mày Râu” mà thôi./.
(California 23, tháng 5, 2010).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.