Hôm nay,  

Mỹ-hoa Dàn Trận - Bài Hai

3/25/201000:00:00(View: 10389)

Mỹ-Hoa Dàn Trận - Bài Hai

Nguyễn Xuân Nghĩa

...Yếu tố kinh tế trong trận đấu...
Mở đầu cho loạt bài về những mâu thuẫn thậm chí xung đột sắp tới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chúng ta cần nhìn lại quan hệ của hai nước trên đại thế.
Người ta thường cho là Hoa Kỳ chi tiêu bừa phứa, lại còn mắc nợ nặng nề sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 và nạn suy trầm kinh tế năm 2008-2009. Trong khi đó, Trung Quốc tiết kiệm tối đa và làm chủ một lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với 2.400 tỷ Mỹ kim mà đa số được lưu giữ dưới dạng đầu tư vào thị trường Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ thành quốc gia khách nợ và Trung Quốc là quốc gia chủ nợ, cho nên hai nước đều cần nhau, với thế thượng phong thuộc về chủ nợ.
Nhận xét ấy thật ra phiến diện và không phản ảnh đúng sự thể, nhưng cứ được nhiều "học giả" Mỹ lưu truyền, với sự hoan hỉ của Bắc Kinh và sự sốt sắng phiên dịch của truyền thông Việt ngữ.
Trước hết, như tại nhiều quốc gia khác trên địa cầu từ khi có tự do giao dịch kinh tế, Hoa Kỳ có gặp chu kỳ suy trầm từ cuối năm 2007 và bị khủng hoảng tài chánh năm 2008 sau vụ bể bóng đầu tư trên thị trường gia cư từ năm 2006. Vụ khủng hoảng ấy lan rộng khiến nước Mỹ bị coi là thủ phạm của mọi tai họa kinh tế ở nơi khác. Điều ấy không chính xác nếu ta thấy là Âu Châu chưa ra khỏi suy trầm và đang mấp mé khủng hoảng tài chánh vì những chứng tật riêng. Lại càng không chính xác khi ta nhìn qua đầu máy kinh tế thứ nhì là Nhật Bản, bị suy trầm và khủng hoảng từ hai chục năm trước sau vu bể bóng gia cư địa ốc và cổ phiếu năm 1990.
Chẳng những điều ấy không chính xác mà lại không đầy đủ: Trung Quốc có góp phần cho vụ khủng hoảng năm 2008 tại Mỹ, là điều thiên hạ ít biết vì không quan tâm đến kinh tế quốc tế.
Nhắc lại thì Hoa Kỳ có trách nhiệm trong sự bất cẩn vì tinh thần hồ hởi sảng truyền thống của nước Mỹ, nên nhập cảng ào ạt và vay mượn lung tung. Bên kia Thái bình dương, Trung Quốc là nơi mà dân chúng có tâm lý bất an cũng truyền thống nên thắt lưng buộc bụng và tiết kiệm rất cao. Họ còn bị nhà nước thắt lưng buộc bụng để xuất cảng bằng mọi giá cho nhà nước thu về ngoại tệ, lập ra một kho tài sản tung hoành trên thế giới.
Đáng lẽ, kho tài sản ấy đã có thể được đầu tư vào bên trong để nâng cao mức sống toàn dân. Hoặc nhà nước Bắc Kinh đã có thể nâng cao hối suất đồng bạc của mình (đồng Nguyên, hay Nhân dân tệ) để nâng lợi tức người dân. Nhưng lãnh đạo Bắc Kinh không tính như thế. Họ giữ hối suất thấp - nôm na là giàng giá đồng Nhân dân tệ vào đồng Mỹ kim theo tỷ giá cố định và giả tạo - để chiếm ưu thế nhờ xuất cảng với giá rẻ. Rồi có ngoại tệ trong tay, họ đầu tư ngược vào Mỹ để kiếm lời trên một thị trường an toàn hơn là... thị trường Hoa Lục.
Kết quả, đúng hơn, phải nói là hậu quả, là Trung Quốc tạo ra một nguồn tiền lưu hoạt cực lớn, tới cả ngàn tỷ Mỹ kim, được chảy vào thị trường Mỹ.
Nguồn tiền ấy có góp phần làm giảm lãi suất tại Mỹ và thổi lên bong bóng đầu tư. Lãi suất càng hạ, dân Mỹ càng phóng tay chi tiêu nên càng bị nhập siêu về ngoại thương và càng đưa ngoại tệ vào tay Bắc Kinh để lại thổi qua Mỹ. Nói ví von thì dân Mỹ lạc quan như trẻ thơ thích chơi ma túy, Bắc Kinh là người cung cấp!
Sau khi bị Mỹ phàn nàn về việc định giá đồng bạc quá thấp, Bắc Kinh sợ bị trả đũa nên từ tháng Bảy năm 2005 đến tháng Bảy năm 2008, đã tiệm tiến nâng tỷ giá đồng Nguyên khoảng 20% - ghi cho dễ nhớ, thực tế là gần 21%. Thế rồi khi thấy kinh tế thế giới bị suy trầm, từ tháng Bảy năm 2008, Bắc Kinh lại ấn định đồng bạc theo hối suất thấp, rồi tung kế hoạch kích thích kinh tế và khuyến khích xuất cảng bằng trợ giá.
Để tiếp thục thu thêm ngoại tệ về làm dự trữ.
Nói vắn tắt, Bắc Kinh có góp phần gây ra khủng hoảng tài chánh toàn cầu vì tiếp tục bơm tiền.  Và nay còn đình chỉ khả năng điều chỉnh của thế giới - của Mỹ và các nước công nghiệp khác.
Chuyện điều chỉnh ấy là như thế nào"
Là Trung Quốc không nên tiếp tục cạnh tranh nhờ tiền rẻ để xuất cảng ra ngoài mà phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa - nâng cao lượng nhập cảng - bằng cách tăng hối suất đồng bạc. Tức là phải cho người dân được hưởng công lao sản xuất của mình và nhập cảng nhiều hơn từ các xứ khác hầu quân bình lại cán cân ngoại thương của thế giới. Việc điều chỉnh ấy là cần thiết cho thế giới và cho chính Trung Quốc. Nhưng dù lãnh đạo Bắc Kinh có muốn như vậy từ lâu, họ vẫn không làm được vì những chứng tật ngay trong cơ chế kinh tế chính trị của Trung Quốc.
Trong khi ấy, Bắc Kinh thực tế dựa vào khối ngoại tệ dự trữ làm đảm bảo cho hệ thống tiền tệ và ngân hàng của Trung Quốc! Nếu không, xứ này sẽ bị khủng hoảng. Khi nhìn lại toàn cảnh như vậy, ta thấy Bắc Kinh cũng cần Hoa Kỳ và mong là dân Mỹ sớm ra khỏi suy trầm để tiếp tục cấp cứu kinh tế Hoa Lục bằng cách lại tiêu xài như Mỹ và nhập cảng tưng bừng!


Vì không hiểu điều ấy, hoặc vì gian ý - từ các cơ sở đầu tư có quan hệ với thị trường Hoa Lục và các học giả hay chính khách Mỹ được Trung Quốc viện trợ, hà hơi tiếp sức - người ta mới lưu truyền lý luận rằng Hoa Kỳ là khách nợ nên không thể cưỡng chống Trung Quốc hoặc lớn tiếng đả kích Bắc Kinh về chuyện hối suất đồng Nguyên. Nhiều người còn uyên bác cảnh báo là nếu Mỹ tiếp tục tăng chi vô trách nhiệm hoặc tiêu xài phóng túng thì đồng Mỹ kim sẽ mất ưu thế của một ngoại tệ dự trữ. Bắc Kinh cũng nương theo đó mà từ năm 2008 bắn tiếng dọa nạt là họ sẽ đánh gục đồng đô la hoặc sẽ đưa đồng Nguyên lên hàng "ngoại tệ dự trữ".
Một nét khôi hài phản ảnh sự mù lòa kinh tế hoặc gian manh chính trị. Lý do là muốn thành một ngoại tệ dự trữ có khả năng lưu hành toàn cầu thì đồng Nhân dân tệ phải được thả nổi đã! Là chuyện Bắc Kinh chưa thể làm được!
Trên đây là vài điểm khái quát về tình hình đôi bên, về "tương quan lực lượng" giữa hai cường quốc. Nó không đơn giản như nhiều người nghĩ. Và sẽ còn trở thành phức tạp hơn khi Tổng thống Barack Obama và Lưỡng viện Quốc hội đều khẳng định nhu cầu gia tăng xuất cảng để tạo thêm việc làm - và còn nêu đích danh thủ phạm là Trung Quốc khi lũng đoạn thị trường bằng đồng Nguyên.
Vì vậy mà hai nước đang dàn trận cho một cuộc đấu trí toàn diện, nhưng đều mong là không đi tới đấu lực.
Trong vụ đấu trí, Trung Quốc có một ưu điểm... tiền kiếp. Đó là lời khuyên trong Binh pháp Tôn tử "Không đánh mà khuất phục được người mới là sáng suốt nhất". Cả một nền văn hóa về mưu lược chính trị đã thấm nhuần triết lý đó. Muốn thế, phải dụng mưu - kể cả làm chuyện dối trá - phải đánh đòn ngoại giao để tranh thủ người này, ly gián người kia, chứ dụng binh rồi đánh thành mới lả dở nhất. Từ đó, và cho đến ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn có "chiến lược kỳ biến" là gây ra nhận thức giả tạo về ta (Trung Quốc) và về địch (Hoa Kỳ trong trường hợp này) và cả mưu "gây ấn tượng" (tốt về ta và xấu về địch) ngay trong hàng ngũ địch. Đấy là phần vụ của tuyên truyền và nghệ thuật "lobby" rất phổ biến trong xã hội Hoa Kỳ, có khi còn nhắm vào thành phần có trách nhiệm về tình báo, ngoại giao và chính sách ứng phó với Bắc Kinh.
Ngược lại, Hoa Kỳ cũng có ưu điểm của một xã hội trẻ, cởi mở và đa nguyên, nơi mọi chuyện đều đưọc tranh luận công khai, mọi thông tin đều trình bày minh bạch. Và quan trọng nhất là ưu thế tự do kinh tế khiến mọi chuyện trái phải, lợi hại đều thường xuyên được thẩm xét và thay đổi.
Nhưng đấy là chuyện văn hoá chính trị lâu dài.
Chuyện trước mắt là thực lực kinh tế và trí tuệ của hai hình thái xã hội khác nhau. Một thí dụ thời sự là Hoa Kỳ mắc nợ ngập đầu làm các chính trị gia tranh luận thường xuyên nhưng chẳng vì vậy mà chính quyền tan rã. Trong khi ấy, và đây cũng là một tiết mục thời sự, Trung Quốc đang mất dần ưu thế xuất siêu vì thặng dư về xuất nhập cảng bị thu hẹp. Tức là xuất cảng không tăng kịp đà nhập cảng.
Hôm 22 vừa qua, nước Mỹ mải tranh luận chuyện cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế nên không chú ý đến lời báo động của Bộ trưởng Thương Mại Bắc Kinh là Trần Đức Minh, rằng số thặng dư mậu dịch giảm 22 tỷ trong hai tháng đầu năm nay. Sau hai năm bơm tiền kích thích kinh tế và khuyến khích xuất cảng, ưu thế ngoại thương của Trung Quốc đang sụt vì nhập cảng tăng hơn 63% mà xuất cảng chỉ thêm có 31,4%. Hoa Kỳ vốn dĩ đã quen với chuyện ấy nên không thấy là lãnh đạo Bắc Kinh đang rất lúng túng vì ảnh hưởng chính trị sẽ lên tới trung ương. Mà do tình hình kinh tế chưa khả quan, số nhập cảng Âu-Mỹ-Nhật chưa tăng, chiều hướng bất lợi này còn tiếp tục và Bắc Kinh không có đất lùi. Mâu thuẫn Mỹ-Hoa vì vậy càng dễ bùng nổ.
Trong khi đó, khi nhìn lại toàn cục thì bong bóng đầu tư tại Mỹ là hiện tượng tự phát, khiến nhiều người có lợi và nhiều nhà đầu tư phá sản khi bóng bể. Tại Trung Quốc, bong bóng đầu tư là kết quả của chánh sách quản lý kinh tế quốc dân và đem lại mối lời lớn cho đảng viên cán bộ hay tay chân thân tộc. Ngày bóng bể thì dân nghèo lại bị thiệt hại hơn cả và tiền tiết kiệm gửi ngân hàng có khi là giấy lộn. Vì vậy, khi Trung Quốc đang ngồi lên một bong bóng đầu tư vĩ đại, lãnh đạo Bắc Kinh không thể không lo sợ.
Kết cuộc là trong trận đấu trí này, Trung Quốc không chiếm thế thượng phong.
Và nếu, theo giả thuyết giả tưởng của kịch bản "do âm mưu của Mỹ", nếu bong bóng Hoa Lục cứ tiếp tục căng phồng như thế này, Trung Quốc sẽ lại gặp tai họa như Nhật Bản hai chục năm trước. Với kết quả chính trị kinh hoàng hơn nhiều. Vì xứ này không có dân chủ!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.