Hôm nay,  

Đạo Luật Nhân Quyền Cho Vn: Đòi Db Sanchez Tăng Áp Lực

2/18/201000:00:00(View: 5937)

Đạo Luật Nhân Quyền Cho VN: Đòi DB Sanchez Tăng Áp Lực

Phái đoàn người Việt vận động DB Howard Berman, Hạ Viện Hoa Kỳ, 3/12/09.


Ts. Nguyễn Đình Thắng


(LTS: Bài viết này của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng phổ biến qua Mạch Sống machsong.org phân tích rằng cộng đồng Việt cần tăng áp lực để yêu cầu dân biểu Loretta Sanchez thúc đẩy dự luật nhân quyền cho VN, vì Đảng Dân Chủ hiện nắm đa số lưỡng viện. Nhan đề bài viết đã được VB sửa lại.)
Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hiện nằm hoàn toàn trong tay của Đảng Dân Chủ. Hai vị Chủ Tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện và Thượng Viện chưa chịu đưa đạo luật này ra để biểu quyết. Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ và đại diện cho khối cử tri người Việt đông nhất ở Hoa Kỳ, có thể chứng minh mối quan tâm đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và thực lực của mình ở Quốc Hội qua việc thúc đẩy cho đạo luật này được thông qua ở Hạ Viện và Thượng Viện.
Ngày 2 tháng 4, 2009 DB Christopher Smith, Đảng Cộng Hoà, New Jersey, đưa vào Hạ Viện đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam với danh số H.R. 1969. Một tháng rưỡi sau đó, TNS Barbara Boxer, Đảng Dân Chủ, California, đưa đạo luật này vào Thượng Viện với danh số S. 1159. Tuy nhiên đến nay, cả hai dự thảo luật này đều bị “dìm”, không được đưa ra ở mỗi viện để được biểu quyết.
Theo thể thức trong Quốc Hội, một dự thảo luật phải được thông qua ở cấp tiểu ban, rồi lên đến uỷ ban, rồi ra toàn viện, ở Hạ Viện cũng như ở Thượng Viên. Một khi vị chủ tịch uỷ ban đồng ý thì lúc đó vị chủ tịch của tiểu ban dưới uỷ ban mới được “bật đèn xanh” để đưa đạo luật ra tiểu ban để biểu quyết. Đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam thuộc lãnh vực ngoại giao cho nên sẽ phải đi qua Uỷ Ban Ngoại Giao, và tiểu ban về Á Châu hay Đông Á, ở mỗi viện.
Vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở lưỡng viện nên tất cả các chức chủ tịch đều thuộc đảng này. Họ là người quyết định có đưa đạo luật ra biểu quyết hay không. Nếu như vào cuối năm nay, đạo luật vẫn không được đưa ra biểu quyết thì nó sẽ tự động “chết” một cách âm thầm.
Vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là Dân Biểu Howard Berman, Đảng Dân Chủ, California, Địa Hạt Cử Tri số 28. bao gồm Pacoima, Arleta, Panorama City, Sylmar, North Hollywood, Encino, Sherman Oaks, Van Nuys, Studio City và Santa Monica Mountains. Vị chủ tịch của Tiểu Ban Á Châu, Thái Bình Dương, và Môi Sinh Toàn Cầu, thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện, là Đại Biểu Eni Faleomavaega, Đảng Dân Chủ, đại diện cho American Samoa. Ông ta là người hướng dẫn phái đoàn đi Việt Nam tháng 12 vừa qua, với sự tham dự của DB Cao Quang Ánh và DB Mike Honda.
Ở Thượng Viện, vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao là TNS John Kerry, Đảng Dân Chủ, Massachusetts và vị chủ tịch của Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Vụ là TNS Jim Webb, Đảng Dân Chủ, Virginia. Cả hai vị Thượng Nghị Sĩ này đều không ủng hộ Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vì điều khoản chế tài.


Ngày 3 tháng 12, 2009, DB Cao Quang Ánh cùng với hai vị tu sĩ Phật Giáo, Hoà Thượng Thích Vân Đàm và Hoà Thượng Thích Nguyên Trí, và tôi đã gặp Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là DB Howard Berman để vận động đưa đao luật ra biểu quyết. Theo tôi nhận xét, Ông Berman, một người không xa lạ và đã từng hỗ trợ cho nỗ lực cứu vớt thuyền nhân khỏi thảm cảnh cưỡng bức hồi hương trong những năm giữa thập niên 1990, không nắm vững tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là trước đó, chưa một ai tiếp xúc để giải thích cho DB Berman về tình trạng vi phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng ở Việt Nam và do đó cần thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nhận xét thứ hai của tôi là DB Cao Quang Ánh dù quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng thuộc Đảng Cộng Hoà nên có rất ít ảnh hưởng đối với Đảng Dân Chủ đang nắm đa số và nắm quyền quyết định có đưa một đạo luật ra biểu quyết hay không.
Trước tình hình đó, cộng đồng Việt nếu muốn thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua trong năm nay thì nhất thiết phải vận động các vị dân cử Đảng Dân Chủ. Và cộng đồng Việt ở California, đặc biệt ở Quận Cam, đóng vai trò then chốt.
Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, đại diện cho số cử tri người Việt đông đảo nhất trong tất cả các địa hạt dân cử ở Hoa Kỳ. Bà ta lại thuộc phái đoàn dân cử liên bang của tiểu bang California, trong đó có DB Howard Berman và TNS Barbara Boxer. Cộng đồng Việt cần yêu cầu Nữ DB Sanchez thuyết phục DB Berman đồng ý đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra Uỷ Ban Ngoại Giao.
Đồng thời Nữ DB Sanchez cũng cần nói chuyện trực tiếp với TNS Boxer để yêu cầu bà ta vận động tưong tự với vị Chủ Tịch Thượng Viện. TNS Boxer năm nay phải tái tranh cử và sẽ rất cần lá phiếu của cử tri người Mỹ gốc Việt vì mức ủng hộ của cử tri người Mỹ dành cho bà ta đã bị giảm sút trong thời gian gần đây. Bà ta cần vận động trực tiếp với vị Chủ Tich Thượng Viện Harry Reid, yêu cầu tạo áp lực với TNS John Kerry để đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra biểu quyết, nếu không phải vì quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam thì cũng vì tương lai của người bạn đồng viện đồng đảng là TNS Boxer.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần chính thức yêu cầu DB Sanchez thực hiện hai công việc trên và nắm ngọn cờ thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua ở Quốc Hội, và phải làm cấp tốc. Chúng ta chỉ còn thời gian 6 tháng tới đây để vận động - năm nay Quốc Hội sẽ bãi khoá sớm để các vị dân cử đi vận động tranh cử.
Việc làm này của DB Sanchez sẽ thiết thực hơn rất nhiều so với những buổi họp báo, các chuyến viếng thăm Việt Nam, những lời tuyên bố, những thông cáo báo chí, hay những nghị quyết không có giá trị chấp pháp. Đây là cách để DB Sanchez biểu dương mối quan tâm đối với tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam và chứng minh tầm ảnh hưởng của Bà tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần nêu vấn đề này một cách gấp rút.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đảng xã hội chủ nghĩa (Le Parti socialiste) của Pháp ngày nay, về tài sản vật chất, không còn gì có thể đem đi bán được. Trụ sở ở số 10, đường Solférino, Paris VII, được mua năm 1980 để sửa soạn bề thế cho đảng trưởng François Mitterrand lên cầm quyền. Ông François Hollande thừa kế làm đảng trưởng và qua 5 năm sau, ông đắc cử Tổng thống một nhiệm kỳ. Năm 2017, ông Benoit Hamon, đảng trưởng tiếp nối ông François Hollande, ứng cử Tổng thống, chỉ được có 6% phiếu bầu. Thất bại thảm hại. Đảng viên tan tác bốn phương trời, không còn người đóng góp.
Với thời gian thì cái tần suất “sa xuống hố” mỗi lúc một thêm đều đặn (và toàn là hố thẳm: Vinashin, Vinalines, Bauxit, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Formosa, rồi đến những Khu Tự Trị …) cứ như thể là cả Đảng đã bị đui hết trơn rồi vậy. Sự tăm tối của giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay cũng khiến tôi nhớ đến ông Sáu Mù, ở xóm chài Lâm Quang Ky, với hơi nhiều nuối tiếc.
Hàng năm cứ đến ngày Lễ Độc Lập, người dân Hoa Kỳ lại tưng bừng tổ chức các buổi diễn hành, ăn Hot Dog và đi xem bắn pháo bông. Tuy nhiên các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao chúng ta lại ăn mừng ngày 4 tháng 7? Tại sao ngày lễ này tồn tại 244 năm cho đến nay và nó có ý nghĩa lịch sử gì? Tại sao lại có pháo hoa, tại sao lại ăn Hot Dog để mừng ngày lễ Độc Lập?.
Ngày 4 tháng 7 năm 2021 đánh dấu 245 năm (1776-2021) ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh dưới triều đại của Hoàng Đế Anh George Đệ Tam. Ngày này, 4 tháng 7 năm 1776, nước Mỹ đã công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử không phải riêng cho nước Mỹ mà còn cho cả nhân loại, bởi vì Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ nói đến các quyền bất khả tương nhượng của con người: bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc và quyết định vận mệnh của cơ chế chính quyền hay là quyền của công dân, dân chủ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai. Thực ra, lại một lần nửa, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.
Đảng Công sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đã thất bại ê chề trong công tác thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng, nhưng không ai chịu trách nhiệm vì lãnh đạo vô cảm và luật pháp lung tung. Chuyện này, đối với đất nước là đảng nợ dân, nhưng lãnh đạo lại kiếm cớ buông tay, vì hàng ngàn tỉ đồng mất vào các dự án kinh tế vô tổ chức đã sập bẫy “hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Các số liệu mới nhất từ DataReportal cho biết hiện có khoảng 4.3 tỉ người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng hơn 55% dân số thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cùng sự gia tăng người sử dụng là một môi trường thuận lợi và đầy tiện dụng cho cả hai bên: cho giới truyền thông lẫn các khán-thính-độc giả.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
FB Phạm Minh Vũ đặt những tấm ảnh chụp Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 tại Cornwall (Anh Quốc) cạnh hình buổi họp đảng bộ xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức -Hà Nội) rồi so sánh: “Một cuộc gặp của những người ảnh hưởng nhất thế giới mà nội thất tối giản nhất có thể… Còn một bên, cuộc gặp cấp xã chia ghế thôi, mà phải nói hết sức rườm rà, hoè hoẹt…”
Triết gia và kinh tế gia của Pháp, ông Frédéric Lordon (Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học pháp – CNRS) vừa cho ra mắt hôm đầu tháng 3/2021 tại Paris (xb La Fabrique) quyển sách mới của ông « Những bộ mặt của cộng sản » (Figures du communisme) Và ông tạm gọi thứ cộng sản của ông đưa ra là « Cộng sản dễ thương »!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.