Hôm nay,  

Đạo Luật Nhân Quyền Cho Vn: Đòi Db Sanchez Tăng Áp Lực

18/02/201000:00:00(Xem: 5844)

Đạo Luật Nhân Quyền Cho VN: Đòi DB Sanchez Tăng Áp Lực

Phái đoàn người Việt vận động DB Howard Berman, Hạ Viện Hoa Kỳ, 3/12/09.


Ts. Nguyễn Đình Thắng


(LTS: Bài viết này của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng phổ biến qua Mạch Sống machsong.org phân tích rằng cộng đồng Việt cần tăng áp lực để yêu cầu dân biểu Loretta Sanchez thúc đẩy dự luật nhân quyền cho VN, vì Đảng Dân Chủ hiện nắm đa số lưỡng viện. Nhan đề bài viết đã được VB sửa lại.)
Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hiện nằm hoàn toàn trong tay của Đảng Dân Chủ. Hai vị Chủ Tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện và Thượng Viện chưa chịu đưa đạo luật này ra để biểu quyết. Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ và đại diện cho khối cử tri người Việt đông nhất ở Hoa Kỳ, có thể chứng minh mối quan tâm đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và thực lực của mình ở Quốc Hội qua việc thúc đẩy cho đạo luật này được thông qua ở Hạ Viện và Thượng Viện.
Ngày 2 tháng 4, 2009 DB Christopher Smith, Đảng Cộng Hoà, New Jersey, đưa vào Hạ Viện đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam với danh số H.R. 1969. Một tháng rưỡi sau đó, TNS Barbara Boxer, Đảng Dân Chủ, California, đưa đạo luật này vào Thượng Viện với danh số S. 1159. Tuy nhiên đến nay, cả hai dự thảo luật này đều bị “dìm”, không được đưa ra ở mỗi viện để được biểu quyết.
Theo thể thức trong Quốc Hội, một dự thảo luật phải được thông qua ở cấp tiểu ban, rồi lên đến uỷ ban, rồi ra toàn viện, ở Hạ Viện cũng như ở Thượng Viên. Một khi vị chủ tịch uỷ ban đồng ý thì lúc đó vị chủ tịch của tiểu ban dưới uỷ ban mới được “bật đèn xanh” để đưa đạo luật ra tiểu ban để biểu quyết. Đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam thuộc lãnh vực ngoại giao cho nên sẽ phải đi qua Uỷ Ban Ngoại Giao, và tiểu ban về Á Châu hay Đông Á, ở mỗi viện.
Vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở lưỡng viện nên tất cả các chức chủ tịch đều thuộc đảng này. Họ là người quyết định có đưa đạo luật ra biểu quyết hay không. Nếu như vào cuối năm nay, đạo luật vẫn không được đưa ra biểu quyết thì nó sẽ tự động “chết” một cách âm thầm.
Vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là Dân Biểu Howard Berman, Đảng Dân Chủ, California, Địa Hạt Cử Tri số 28. bao gồm Pacoima, Arleta, Panorama City, Sylmar, North Hollywood, Encino, Sherman Oaks, Van Nuys, Studio City và Santa Monica Mountains. Vị chủ tịch của Tiểu Ban Á Châu, Thái Bình Dương, và Môi Sinh Toàn Cầu, thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện, là Đại Biểu Eni Faleomavaega, Đảng Dân Chủ, đại diện cho American Samoa. Ông ta là người hướng dẫn phái đoàn đi Việt Nam tháng 12 vừa qua, với sự tham dự của DB Cao Quang Ánh và DB Mike Honda.
Ở Thượng Viện, vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao là TNS John Kerry, Đảng Dân Chủ, Massachusetts và vị chủ tịch của Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Vụ là TNS Jim Webb, Đảng Dân Chủ, Virginia. Cả hai vị Thượng Nghị Sĩ này đều không ủng hộ Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vì điều khoản chế tài.


Ngày 3 tháng 12, 2009, DB Cao Quang Ánh cùng với hai vị tu sĩ Phật Giáo, Hoà Thượng Thích Vân Đàm và Hoà Thượng Thích Nguyên Trí, và tôi đã gặp Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là DB Howard Berman để vận động đưa đao luật ra biểu quyết. Theo tôi nhận xét, Ông Berman, một người không xa lạ và đã từng hỗ trợ cho nỗ lực cứu vớt thuyền nhân khỏi thảm cảnh cưỡng bức hồi hương trong những năm giữa thập niên 1990, không nắm vững tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là trước đó, chưa một ai tiếp xúc để giải thích cho DB Berman về tình trạng vi phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng ở Việt Nam và do đó cần thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nhận xét thứ hai của tôi là DB Cao Quang Ánh dù quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng thuộc Đảng Cộng Hoà nên có rất ít ảnh hưởng đối với Đảng Dân Chủ đang nắm đa số và nắm quyền quyết định có đưa một đạo luật ra biểu quyết hay không.
Trước tình hình đó, cộng đồng Việt nếu muốn thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua trong năm nay thì nhất thiết phải vận động các vị dân cử Đảng Dân Chủ. Và cộng đồng Việt ở California, đặc biệt ở Quận Cam, đóng vai trò then chốt.
Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, đại diện cho số cử tri người Việt đông đảo nhất trong tất cả các địa hạt dân cử ở Hoa Kỳ. Bà ta lại thuộc phái đoàn dân cử liên bang của tiểu bang California, trong đó có DB Howard Berman và TNS Barbara Boxer. Cộng đồng Việt cần yêu cầu Nữ DB Sanchez thuyết phục DB Berman đồng ý đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra Uỷ Ban Ngoại Giao.
Đồng thời Nữ DB Sanchez cũng cần nói chuyện trực tiếp với TNS Boxer để yêu cầu bà ta vận động tưong tự với vị Chủ Tịch Thượng Viện. TNS Boxer năm nay phải tái tranh cử và sẽ rất cần lá phiếu của cử tri người Mỹ gốc Việt vì mức ủng hộ của cử tri người Mỹ dành cho bà ta đã bị giảm sút trong thời gian gần đây. Bà ta cần vận động trực tiếp với vị Chủ Tich Thượng Viện Harry Reid, yêu cầu tạo áp lực với TNS John Kerry để đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra biểu quyết, nếu không phải vì quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam thì cũng vì tương lai của người bạn đồng viện đồng đảng là TNS Boxer.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần chính thức yêu cầu DB Sanchez thực hiện hai công việc trên và nắm ngọn cờ thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua ở Quốc Hội, và phải làm cấp tốc. Chúng ta chỉ còn thời gian 6 tháng tới đây để vận động - năm nay Quốc Hội sẽ bãi khoá sớm để các vị dân cử đi vận động tranh cử.
Việc làm này của DB Sanchez sẽ thiết thực hơn rất nhiều so với những buổi họp báo, các chuyến viếng thăm Việt Nam, những lời tuyên bố, những thông cáo báo chí, hay những nghị quyết không có giá trị chấp pháp. Đây là cách để DB Sanchez biểu dương mối quan tâm đối với tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam và chứng minh tầm ảnh hưởng của Bà tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần nêu vấn đề này một cách gấp rút.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau các cuộc thảo luận, các chính giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với các nội dung là lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, quan tâm đến tình trạng nợ và lạm phát đang bùng phát trại các nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ một nền thương mại tự do cho thế giới và thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu...
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Như TNS John McCain, cử tri Arizona đã đặt tinh thần quốc gia lên trên tính đảng phái, khi một tiểu bang đỏ dành lá phiếu cử tri của mình cho các ứng viên mà họ nghĩ là xứng đáng thuộc đảng Dân Chủ.
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.