Hôm nay,  

Mời Đọc Những Chủ Đề Đặc Biệt Trong Báo Xuân

10/01/200900:00:00(Xem: 5492)

Mời đọc những chủ đề đặc biệt trong Báo Xuân Việt Báo Tết Kỷ Sửu 2009, đang phát hành khắp nơi
Cao Đài - Hòa Hảo: Tuổi 20 Mở Đạo

Kỷ Sửu 2009 là năm đánh dấu sự xuất hiện của hai tông phái tôn giáo tiêu biểu cho sức sống dân tộc tại miền Nam Việt Nam:
- Cao Đài "xuất thế"năm Ất Sửu, 1925. Đúng 7 con giáp. 84 năm.
- Hòa Hảo "khai sáng nền đạo" năm Kỷ Mão 1939. Đúng 70 năm.
Cao Đài áo trắng, màu quen của thị dân. Hòa Hảo áo đà, màu quen của nông dân.
Không chỉ màu sắc khác nhau, mỗi đạo có nét đặc thù riêng. Nhưng cả hai  tông phái tôn giáo này đều được khai đạo -mở đường- bởi người dân bình thường, không phải các tu sĩ.
Ba vị thiên sứ mở đạo Cao Đài đều là các viên chức có gia đình vợ con.
Đức thầy khai đạo Hòa Hảo là người trai miền quê, chọn tên làng làm tên đạo, giảng pháp tu tại gia, không vô chùa xuống tóc.
Cao Đài - Hòa Hảo là cách sống đạo của người dân, là sức sống tôn giáo  dân tộc tại miền Nam. Sức sống ấy mạnh mẽ tới mức mọi chế độ ngoại lai muốn nô dịch dân Việt,  từ thực dân tới cộng sản, đều đã đàn áp đủ cách, mà vẫn không dẹp nổi.
Từ 1975, ngay sau khi cộng sản chiếm miền Nam, Cao Đài - Hòa Hảo đều bị cấm hành đạo. Giáo hội bị phá tan. Tài sản bị tịch thu. Các cấp lãnh đạo nằm tù dài hạn. Chức sắc địa phương bị bắt đi khổ sai trong các trại "cải tạo". Sau đó, Trung ương Đảng Cộng Sản còn  đề ra kế hoạch 15 năm để xóa bỏ luôn Cao Đài -Hòa Hảo.
Kẻ thống trị tưởng thế là xong. Nhưng dân Cao Đài, Hòa Hảo thừa kinh nghiệm chịu đòn, biết cách thầm lặng tồn tại trong ngặt nghèo. 
Sau khi bị buộc phải mở cửa làm ăn với phương tây, Đảng Cộng Sản thấy cấm không xong, đành phải lùi một bước:  nói cho dân hành đạo, rồi cài người kiểm soát  ngầm, để "trong nắm ngoài buông." Năm 1997, Cao Đài được chọn làm "thí điểm buông". Hai năm sau, đến phiên Hòa Hảo.


Bạo lực cộng sản lùi một, sức mạnh tôn giáo dân tộc lấn hai, lấn  ba... Bất kể trò trong nắm ngoài buông, cứ  thế tiến tới. Đêm Diêu Trì ở Tòa Thánh, 600,000 người dự. Mô hình nguy nga của Tòa Thánh Tây Ninh dần dà mọc thêm ở nhiều nơi trong nước.  Số lượng tín hữu  Cao Đài  trước 1975 khoảng hai triệu. Nay đã lên tới 3 triệu, 4 triệu.
Cũng vậy, tín đồ Hòa Hảo biết gọi nhau đúng lúc.
Ngay khi cộng sản phải công khai nói không cấm sinh hoạt tôn giáo, tháng Bẩy 1999, hơn một triệu dân miền Tây lập tức kéo nhau đi hành hương thánh địa Hòa Hảo.  Từ đây, hàng năm, kỷ niệm ngày  lập đạo 18 tháng Năm,  cả triệu dân xuống đường. Cơ sở Hòa Hảo trước 1975, chỉ phát triển ở 12 tỉnh, tín đồ khoảng hai triệu. Hiện nay, cơ sở phát triển lan ra 15 tỉnh. Đại lễ khai đạo thứ 69, năm 2008, số lượng tín đồ khắp nơi hành lễ ước lượng đã lên tới 3 triệu. 
Bạo lực cộng sản tiếp tục lùi và lụi.
Tôn giáo dân tộc liên tục tiến và thắng.
Đó là niềm tin, là niềm vui cho quê nhà năm Sửu 2009.
Riêng với các bạn trẻ đang chịu khó tìm hiểu về Cao Đài - Hòa Hảo, xin đừng quên điều này:  chính tuổi hai mươi đã khai đạo -mở đường.
Năm  ấy, Đức thượng sanh Cao Hòai Sang chỉ mới hai mươi bốn.
Ngày ấy, Đức thầy Huỳnh Phú Sổ chưa đầy hai mươi tuổi.
Mạnh dạn táo bạo đi, các bạn.
Trân trọng mời đọc...
Việt Báo Tết Kỷ Sửu
Mời đọc đầy đủ loạt bài đặc biệt về Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và Phật Giáo Hoà Hảo, cùng nhiều cài vở chủ đề khác trong báo xuân Việt Báo.   đang phát hành khắp nơi.
Xin xem thêm chi tiết nội dung báo xuân tại trang A12.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.