Hôm nay,  

Ngăn Chặn Khủng Hoảng

21/08/200800:00:00(Xem: 6698)
...vài tháng sắp tới thôi, khủng hoảng ngân hàng có thể bùng nổ và lan qua nhiều ngành nghề khác....

Sau mấy tháng biến động, tình hình kinh tế Việt Nam đã có vẻ lắng đọng từ mấy tuần qua với lạm phát giảm nhẹ trong bối cảnh dầu thô sụt giá trên thế giới và khiếm hụt cán cân vãng lai cũng giảm trong tháng Bảy. Một chỉ dấu đáng chú ý là sau khi cho tăng giá xăng dầu tới hơn 30% vào ngày 21 tháng trước thì hôm 14 vừa qua, liên bộ Tài chính - Công thương đã cho lệnh giảm giá. Trong hoàn cảnh có thể nói là tranh tối sáng đó, Diễn đàn Kinh tế đài RFA có cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về tình hình kinh tế Việt Nam vào thời gian tới.

Hỏi: Xin chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi đề nghị là ta sẽ cùng duyệt lại một số điều về kinh tế Việt Nam mà chưa được thấy rõ ràng, để tìm hiểu xem nguy cơ khủng hoảng kinh tế đã thuyên giảm hay chưa. Câu hỏi đầu tiên là ông nghĩ sao về quyết định mới đây là hạ giá xăng dầu. Quyết định ấy là đúng hay sai khi Việt Nam đang phải đẩy lui lạm phát" Mà vì sao lại chỉ giảm giá xăng dầu một phần của đà tăng giá tháng trước" Lý do nêu ra là để san xẻ phần nào với mức lỗ lã của các doanh nghiệp khi dầu thô lên giá trước đây, lý do ấy có đúng không"

- Đây là loại câu hỏi rất khó có giải đáp ngắn gọn vì nhiều yếu tố mình cần xét đến. Khi dầu thô lên giá trên toàn thế giới, và vì dầu thô là nguyên liệu chế cất ra xăng dầu, xăng dầu tất nhiên phải lên giá. Ngược lại, khi dầu thô xuống giá, xăng dầu bán cho giới tiêu thụ tất phải giảm. Điều ấy, ai cũng có thể hiểu được. Vấn đề là ai sẽ quyết định về mức tăng hay giảm của giá xăng dầu"

- Từ đợt tăng giá tháng Hai, khi dầu thô và xăng nhớt ở mọi nơi đều lên giá, Việt Nam lại duy ý chí cưỡng lại thị trường và dùng công quỹ bù giá để giữ nguyên giá xăng ở mức cũ. Người ta có thể hiều được quyết định ấy vì vật giá đang leo thang và xăng nhớt mà lên giá thì sinh hoạt kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Điều người ta không hiểu được và hết tin cậy, khi Chính quyền Việt Nam khẳng định là không tăng giá, rồi đột ngột cho tăng giá, bình quân từ 30 đến 37% cùng một lúc.

- Đấy là một chuỗi quyết định sai về cả kinh tế lẫn tâm lý và chính trị vì cho thấy Chính quyền không làm chủ được tình hình và có phản ứng lụp chụp, nhất thời. Bây giờ, chỉ hơn ba tuần sau khi tăng giá, Chính quyền lại quyết định hạ giá, mà chỉ một phần, rồi giải thích là không thể hạ thêm vì giới tiêu thụ phải san xẻ phần nào gánh nặng lỗ lã của các doanh nghiệp xăng dầu. Người dân hiểu là phải chịu một phần gánh nặng lạm phát mà vẫn thấy ấm ách không hài lòng.

Hỏi: Nếu vậy thì nhiều thính giả có thể muốn biết rằng: buộc người dân phải gánh bớt gánh nặng của lạm phát có thể là hành động đúng về kinh tế chăng"

- Câu trả lời thoả đáng nhất, theo tôi nghĩ, là Chính quyền phải có sự minh bạch trong từng quyết định kinh tế và đừng gồng mình bao biện những điều bất khả rồi giải thích quanh co khi tuột tay. Chính là cách ứng xử đó mới dễ gây ra khủng hoảng.

- Một cách cụ thể thì Chính quyền không nên và không thể kiểm soát giá cả bằng cách ấn định giá bán tối đa của các mặt hàng và bất chấp quy luật cung cầu mà mình không kiểm soát nổi. Duy trì chế độ kiểm soát ấy vẫn là biểu hiện của tinh thần bao cấp vì đẩy gánh nặng tài trợ số sai biệt giá cả cho ngân sách quốc gia hay cho doanh nghiệp và gây ra nạn tham nhũng và buôn lậu. Ngược lại, khi giá nguyên liệu giảm thì Chính quyền cũng phải hạ giá thành phầm bán cho giới tiêu thụ. Cho nên quyết định hạ giá xăng dầu là quyết định đúng - và thực sự cần thiết - về kinh tế, nhưng vẫn sai về tâm lý và chính trị trong cách giải thích.

- Về kinh tế, vật giá gia tăng trên thế giới là điều bất lợi mà cũng bất khả kháng. Nhưng, về tâm lý và chính trị, giải thích rằng dân phải chịu lỗ một phần để san xẻ gánh nặng lỗ lã của doanh nghiệp là điều sai, nhất là khi các doanh nghiệp về dầu khí thông báo rằng họ đã bắt đầu có lời! Hậu quả, người dân suy luận rằng Chính quyền không biết chủ động ứng phó, làm gì thì cũng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của một số doanh nghiệp nhà nước, tức là tay chân của đảng. Sự suy luận ấy không sai và góp phần gây ra khủng hoảng trong niềm tin vào cơ chế kinh tế chính trị.

Hỏi: Nếu như vậy, theo ông phân tích thì trong vụ xăng dầu lên và xuống giá vừa rồi, Việt Nam nên ứng xử như thế nào thì hợp lý về kinh tế và về cả tâm lý"

- Tôi cho rằng trước tiên Việt Nam phải quan niệm lại vai trò của Chính quyền và Nhà nước trong sinh hoạt kinh tế, tức là phải đổi mới tư duy. Thứ hai, phải làm một cuộc cách mạng về thông tin - tức là đừng kiểm soát và trừng phạt báo chí như họ đang làm - để mọi người cùng biết thực tế của thị trường, như là giá có thể lên hay xuống và vì sao căn cứ trên thông tin của thị trường về tình hình xuất nhập, phí tổn và chế biến xăng dầu hầu. Thứ ba, phải chấm dứt chế độ kiểm soát giá cả vì không ngăn được lạm phát mà còn gây hệ quả phụ là khan hiếm, bội chi ngân sách, buôn lậu và tham nhũng. Thứ tư, và kết hợp hai tinh thần thông tin minh bạch với vai trò vô tư hơn của nhà nước, phải để giá cả lên xuống theo thị trường, mà thông báo rõ ràng hầu mọi người có cơ sở tính toán về chuyện kinh doanh hay sinh hoạt. Một bước cần thiết và nên làm là lập ra cơ chế công bố tình hình giá cả khách quan của thị trường với biên độ cao thấp cho việc phân phối ở từng nơi. Nơi nào bán xăng dầu một cách tự do với giá thấp nhất thì sẽ được bà con chiếu cố. Khi ấy, giá có tăng thì dân cũng biết vì sao mà liệu bề tiêu thụ và giá có giảm thì họ cũng được lợi thay vì nghĩ rằng mối lợi lại trút vào doanh nghiệp hoặc tay chân của nhà nước.

Hỏi: Chúng ta bước qua phần khác. Thưa ông, đa số chuyên gia nước ngoài khuyên Việt Nam là cần gia tăng lãi suất ngân hàng để tăng thanh khoản, khuyến cáo đó đúng hay không với tình hình kinh tế như đã thấy hồi tháng Sáu, tháng Bảy"

 - Mình không thể trách các chuyên gia ngoại quốc khi họ nói đến nhu cầu phải nâng lãi suất. Khi lãi suất gia tăng, trước tiên tiền lời ký thác phải tăng và nhờ đó nâng sức huy động tiết kiệm của ngân hàng đồng thời hút bớt lượng tiền dư dôi ngoài thị trường để đưa vào sản xuất và kiềm chế được lạm phát.

- Người ta không thể ngăn lạm phát nếu không nâng lãi suất lên khỏi số âm, tức là phải cao hơn mức lạm phát. Nhưng, doanh nghiệp nào có thể vay ngân hàng với lãi suất thực tế là quãng 25% chưa kể một hai phần trăm tiền hoa hồng như hiện nay" Vậy mà vấn đề ấy vẫn chưa là nguy kịch nhất. Nguy kịch hơn cả là người ta đi vay tiền với lãi suất rất cao mà chỉ để trả nợ chứ chưa để nâng sao sản xuất hầu có thể đẩy lui lạm phát. Chúng ta đang thực tế chứng kiến hiện tượng đổ xô để tháo chạy với hậu quả là lãi suất sẽ còn tăng trong thực tế và đó là bài toán cho Việt Nam khi muốn định mức lãi suất tối đa như thị trường đang đồn đãi từ mấy ngày nay. Doanh nghiệp nào có thể vay với lãi suất tối đa ấy" Nông dân hay ngư dân thì chắc chắn là không.

- Trong một kỳ trước, diễn đàn này có nói đến sự đào thải phũ phàng của thị trường và cảnh báo rằng nhiều ngân hàng sẽ phá sản, nhiều cơ sở bị sát nhập, may ra từ đó hệ thống tài chính ngân hàng có thể được kiện toàn. Chuyện ấy đang và sẽ xảy ra khi các ngân hàng cảm thấy như bị nghẹn vì một phần là lãi suất gia tăng, phần kia là ngân hàng thiếu thanh khoản trong khi doanh nghiệp không vay được tiền cho yêu cầu sản xuất. Tôi cho là trong vài tháng sắp tới thôi, khủng hoảng ngân hàng có thể bùng nổ và lan qua nhiều ngành nghề khác. Tình hình từ nay đến cuối năm sẽ bi đát hơn người ta tưởng.

Hỏi: Nếu vậy, vì sao lại có hiện tượng như ông nói là doanh nghiệp khó vay tiền vì lãi suất ngân hàng quá cao và điều ấy càng dễ gây ra nguy sơ suy sụp sản xuất"

- Vì nhiều bất toàn hay nhược điểm lưu cữu trong hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam và bây giờ mới là lúc gọi là "thị trường tính sổ", một cách ngặt nghèo và phũ phàng. Các ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại của nhà nước, không làm đúng chức năng chuyển hoá tiền tệ là huy động tiết kiệm qua thu góp ký thác và chuyển thành tín dụng có lợi cho sản xuất. Họ dùng tiền đó vào việc khác, như đầu cơ, và nay thu góp tiết kiệm để trả nợ. Nhưng, các ngân hàng quốc doanh vẫn còn tấm lưới đỡ của chính quyền nên sẽ lại thoát nạn, chứ các ngân hàng cổ phần của tư nhân mới dễ phá sản và kéo theo sự suy sụp của doanh nghiệp tư nhân.

Hỏi: Nói về sự bất công, nếu Việt Nam phải áp dụng loại biện pháp ‘thuốc đắng giã tật” thì liệu người dân có bị thiệt nhất vì lãi suất cao, sản suất sút giảm, làm nông gia hay ngư dân phá sản không"

- Vấn đề của Việt Nam nó phức tạp hơn vậy. Nông gia trồng gạo hay ngư dân nuôi cá có thể bị khốn đốn vì thiếu tín dụng và lãi suất gia tăng, điều ấy là một thực tế. Nhưng, các đại gia có tiền và có cái thế độc quyền trong thu mua và phân phối thì không bị thiệt nặng như vậy. Thay mặt nông gia, họ kêu đòi biện pháp đặc biệt, như lãi suất thấp, mà cuối cùng hưởng lợi nhất từ biện pháp đặc biệt đó và có khi còn chuyển tiền ra ngoài, chứ giới sản xuất thật ở bên dưới mới là thành phần lãnh họa.

Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, liệu lạm phát còn bùng nổ không vì dường như hệ thống ngân hàng vẫn chưa thu hút được lượng tiền dư dôi được bơm ra từ năm ngoái"Ai đang nắm nguồn tiền đó"Liệu đó có thể là những nhóm quyền lợi mà vẫn được che chở không"Và họ không bung ra có phải vì lợi ích chung của cả nền kinh tế hay không" 

- Tôi trộm nghĩ rằng lạm phát vẫn còn đó vì lượng tiền được bơm ra vẫn chưa được đông lạnh. Nó sẽ dội vào thị trường ngoại hối và đánh bung tỷ giá đồng bạc Việt Nam ra khỏi mức quá thấp hiện nay so với đồng đô la đang tăng giá. Tài sản của các đại gia được chuyển ra ngoài sẽ để lại đối giá là đồng bạc Việt Nam bị mất giá, và đấy sẽ là một yếu tố gây ra khủng hoảng nữa. Chúng ta còn phải trở lại chuyện này trong nhiều kỳ tới.

- Về phần thứ hai cùa câu hỏi, các doanh nghiệp nhà nước hay cơ sở kinh doanh có quan hệ với đảng và nhà nước thực tế giữ ưu thế trong cơ chế kinh tế và khuynh đảo chính sách kinh tế quốc dân. Họ nắm giữ nguồn tiền rất lớn và không bị thiệt hại nặng như tư doanh. Giờ đây, khi họ tháo chạy vì thấy hết lời thì việc tháo chạy ấy như ta vừa nói, lại càng là yếu tố gây nên khủng hoảng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.