Hôm nay,  

Văn Hóa Và Niềm Tin: Khơi Mạch Thần Hứng

1/27/200800:00:00(View: 7639)

Cõi trống sa mạc Arizona.  Ảnh của Cao Tường
Những sáng tác lớn về văn thơ hay nghệ thuật và ngay cả về khoa học, thường phát khởi từ một thần hứng trong những lúc tâm hồn mở trống thảnh thơi nhất, chứ không phải do những gắng sức lao nhọc.

 Người Hy Lạp diễn tả thần hứng này như một Nữ Thần. Do hình ảnh này mà họa sĩ Henri Rousseau đã vẽ thành bức "Nữ Thần Hứng của Thi Sĩ Guillaume Apollinaire", đang để trong Bảo Tàng Viện Nghệ thuật ở Phoenix, Arizona: thi sĩ đang đi dạo trong vườn tìm hứng, được Thần Hứng bật sáng trên đầu phía trái.

Quả thật, mỗi người đều cảm thấy có những lúc tràn trề hứng khởi, mà có những lúc như bị điểm huyệt kiệt sức, không còn một chút sinh khí nào cả. Nhất là những ai làm những công việc phải sáng tạo nhiều trong một thời gian dài, dễ sinh nhàm chán và bị cháy "burnt-out" như cái xe hết xăng bị chết máy hay hết nhớt bị "lột dên" nằm lì ra trên đường.

 THỜI ĐIỂM GIẾNG CẠN HẾT NƯỚC

 Nguồn lực cũng giống như nguồn nước vẫn sẵn có đó từ bên trong sâu thẳm, nhưng nhiều người đã bị cạn hết nước! John Sanford, một nhà phân tích tâm lý theo hướng Karl Jung đã kể một câu chuyện thật về giếng nước nhiều kỷ niệm trong cuốn ”Nước Bên Trong” (The Kingdom Within, Paulist Press).

Một hôm ông về thăm quê cũ tại một nông trại vùng New Hampshire nước Mỹ. Nông trại đó cách đây mấy chục năm về trước lúc chưa có nước máy như bây giờ, thì chỉ dùng nước giếng mà thôi. Ở gần nhà ông bà nội có một cái giếng rất nhiều nước, đủ cung cấp cho mọi nhu cầu của một nông trại lớn. Kể cả những ngày mùa hè nắng cháy mà vẫn dư nước. Nhiều kỉ niệm đẹp đã ghi lại bên giếng nước, nên lần này về thăm quê cũ, John Sanford đã tìm ra thăm giếng. Nhưng lạ thay, khi mở nắp giếng lên thì ông thấy giếng cạn hoàn toàn không còn lấy một giọt nước. Đang thắc mắc về hiện tượng này, ông liền được bà nội nói cho biết lí do. Ngày xưa càng kín nước thì nước từ mạch càng chảy ra. Nhưng lâu ngày không còn ai kín nước nữa, thì nước còn lại trở thành nước tù; riết rồi bụi bặm lắng đọng xuống vít dần các mạch. Vậy là nước cứ bốc hơi hoài mà mạch thì bị vít rồi, nước không trào ra được nữa. Thế là giếng cạn!

 TỪ TRUYỆN THIÊNG GIẾNG VIỆT

 Tình trạng cạn nước trong tâm mỗi người hay cuộc khủng hoảng phá sản tinh thần Việt chắc cũng có lý do tương tự. Mạch giếng đã bị vít, và giếng bị bỏ hoang không còn ai nhận ra nữa. Truyện Việt Tỉnh, tức Giếng Việt trong Bộ Truyện Thiêng Việt tộc được mở bằng một câu cho biết Giếng Việt nằm ở đâu, rồi trong suốt truyện không thấy nói gì tới giếng hay nước cả, và cuối cùng kết bằng một câu xem ra ít liên quan đến câu truyện. Đây là truyện thiêng ngắn nhất, nhưng lại là then chốt, như một tờ bửu bối chứa mật mã chỉ đường tìm kho tàng tổ tiên chôn giấu đâu đây.

 “Giếng Việt nằm ở trên núi Trâu Sơn... Nay giếng bỏ hoang thành bẩn thỉu, hang thì còn trên núi Trâu Sơn. Người đời gọi là Việt Tỉnh cương”.

 Việt Tỉnh Cương là phương cách khai mạch Giếng Việt, tức là đường giải huyệt phục hồi nội lực cho mỗi người, có thể so sánh phần nào với qui trình tâm lý của Karl Jung đang được áp dụng rất hiệu quả thành khoa tâm lý trị liệu (therapy) ngày nay, gồm 4 chặng, hay 4 bước chính:

 1. Khai trống màn chắn vít (the unveiling of the persona). “Persona” là ngôn ngữ của Karl Jung có nghĩa là mặt nạ, phàm ngã, con người giả chặn vít khiến không nối vào được nguồn lực. Thấy được tình trạng bị vít mạch và trói buộc giam nhốt con người thật của mình, nên bằng lòng buông xả những cái gọi là cái tôi giả này.

2. Đối diện với bóng tối (the confrontation with the shadow): để ánh sáng ý thức soi chiếu là tự nhiên bóng tối biến đi.

3. Nối kết những mâu thuẫn trái ngược (relating to the animus/anima), những màu sắc xung khắc hòa hợp làm thành cầu vồng cuộc đời.

4. Tìm lại con người toàn mãn (centering of the Self).

 NỐI LẠI VÀO NGUỒN NỘI LỰC

 Tại sao Đường Khai Mạch Giếng Việt (Việt Tỉnh Cương) ít người đi, mạch nối vào nguồn bị vít, nên bao người xem ra cạn nước, hết sinh lực" Nhà tâm lý nổi tiếng M. Scott Peck đã trình bày lý do trong cuốn sách bán chạy hàng đầu cả mấy chục năm. Đó là “Con Đường Ít Người Đi” (The Road less Traveled), cũng nói lên cái bí mật mà truyện thiêng về Giếng Việt giấu kỹ trên hang núi.

 Người trẻ bây giờ vẫn bị nhận xét là mất gốc quên nguồn. Rồi thi nhau hô hào Về Nguồn. Nhưng ít người biết đâu là nguồn cội và đi bằng con đường nào để mà tìm! Thì nay nhiều nhà huyền thoại học đang cho thấy cái gốc, cái rễ, nối vào được nguồn, qua những truyện thiêng của mỗi dân tộc.

 “Mất bộ truyện thiêng là mất mạch nối vào nguồn quá khứ tổ tiên, và không còn căn bản gì cho việc hình thành tiền đồ dân tộc. Dân tộc đó quả thực coi như đã mất” (Wallace Cliff, Jung and Christianity, Crossroad, trang 60).

 Huyền thoại không còn là những câu truyện hoang đường nhảm nhí kể cho con nít nghe cho vui, mà chính là những biểu tượng gốc rễ, đã trở thành những truyện linh thiêng nhất của một dân tộc, vì chứa đựng bên trong một bộ nét văn hóa gốc, một bộ niềm tin chung, như những dây thừng dẫn xuống giếng, và như những mạch giếng nối được vào nguồn vô biên bên dưới.

 TIN VUI GỬI NGƯỜI BỊ "CÚP" ĐIỆN

 Thực ra nước Giếng Việt hay núi Trâu Sơn cũng không nằm mãi đâu xa, mà đều là những biểu tượng diễn tả núi sông, đất nước trong lòng mỗi người. Chữ nước trong tiếng Việt thật tài tình, vì diễn tả được cả nước dưới sông, và cũng là đất nước, vì nước là nơi tổ rồng ở. Karl Jung, cha đẻ của nền tâm lý học hiện đại, đã nhận xét rằng tiến trình hồi phục sức khỏe và tăng triển cá nhân hay tập thể, thường do những hình ảnh uyên nguyên thành những niềm tin gốc rễ. Những hình ảnh này là những biểu tượng từ một nguồn tiềm thức cộng thông, vượt trên những nỗ lực cá nhân, nên dễ làm rung động lòng người, vì mỗi người cũng đang chạm đến độ rung đó trong tâm khảm của mình rồi. Ngay cả Albert Einstein đã khám phá ra định luật về thời gian liên hệ không gian do hình dung mình đang cỡi trên luồng sáng du hành bằng vận tốc ánh sáng.

 Đúng là thời điểm, lúc mà khoa học cũng như khoa tâm lý đều chứng minh về Nữ Thần Hứng từ Nguồn Lực. Truyền thống đạo Chúa vẫn diễn tả là được Thánh Thần soi sáng, linh ứng; Chúa chính là nguồn nước hay nguồn lực ánh sáng này. Chữ hứng khởi "enthus" do nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là nối được vào Chúa. Sở dĩ mình sống trong tăm tối và giếng tinh thần mình cạn nước là vì những mạch điện đã bị "cúp", các huyệt đạo bị điểm và chặn vít bởi những dục vọng ham hố. Như vậy tội lỗi trước hết là chặn vít mạch nối vào nguồn lực, tức làm khổ đầy đọa và giam nhốt chính mình, làm mất đi hứng khởi và chất tươi mát cuộc sống. Vì thế mà khởi đầu loan Tin Vui, Chúa Giêsu đã kêu gọi phải giải huyệt, khai thông những màn chắn vít này, để lực ánh sáng có thể rạng lên.

 Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng chói lọi; và kẻ ngồi trong vùng âm u chết chóc, đã được tia sáng rạng lên... Kể từ đó, Đức Giêsu bắt đầu tuyên giảng đề tài: "Hãy hối cải, vì Nước Trời đã ở gần bên." (Mt 4:16-17)

 PHÚT ĐÁNH TRỐNG KHƠI LẠI MẠCH

 Quả vậy, nước Trời là vườn địa đàng hạnh phúc, là nguồn thần hứng, đã nằm sẵn trong tầm tay, trong tận đáy lòng. Chỉ cần hối cải, khai trống màn chắn vít, là nguồn lực rạng lên, như lời Chúa nói:

    "Nước Chúa ở trong anh em" (Lc 17:21).

 Người Việt vẫn khoe về văn hóa trống đồng, nhiều người tìm cách giải thích những hình khắc ghi trên mặt trống. Thực ra, trống tự nó đã là một biểu tượng uyên nguyên có trong hầu hết các tôn giáo và truyền thống. Đạo Chúa vẫn có nghi thức đánh trống đấm ngực ba hồi cho lòng trống ra để Thần Lực Chúa trào dâng. Vì thế mà truyền thống tu đức của đạo Chúa khởi đi từ cảm nghiệm cõi trống sa mạc, hòa nhập vào cái trống diệu vợi. Chân không diệu hữu là vậy.

 Vào thời điểm này, con người ngồi nhìn lại nhiều tiến bộ nhiều về vật chất, nhưng chắc chắn trong tâm đang thấy hụt hẫng mất sức về nhiều phương diện. Mắt mình có thể đang chùng xuống, trĩu nặng ưu tư, mất đi tia long lanh vào đời. Thì đây chính là lúc mình cần để giờ tìm vào nội tâm, nối lại mạch hứng khởi, hơn là những hăm hở chộp giật bên ngoài.

 Mình ngồi tĩnh lặng, nhận diện được những gì đang chặn vít nội lực trong thẳm sâu tâm hồn. Mình thở ra một hơi thật dài, xả buông mọi bụi bặm ham hố phù du đang làm cho mình trở thành dầy cộm xù xì và ứ đọng ngột ngạt.  Xin Thần Khí Chúa chuyển sinh khí vào lòng con, cho nguồn lực ánh sáng rạng lên từ bên trong. Thần Sinh Khí Chúa chính là Thần Hứng của con, như mỗi lần con nhận hơi thở chuyển sức sống. Và con nghe rõ được tiếng nói vào tai: Bình an cho con, hãy nhận lấy Thánh Thần, hơi thở sinh khí.

 Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản - Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin, http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.