Hôm nay,  

Luân Vũ Ba Tư

02/11/200700:00:00(Xem: 8375)

...Trên giai điệu Nga-Mỹ...

Còn đúng một năm nữa, Hoa Kỳ sẽ có tổng tuyển cử để dân chúng bầu lên các cấp lãnh đạo của chính quyền liên bang và tiểu bang. Từ nay đến đó, vấn đề sẽ có ảnh hưởng lớn nhất vì đang gây ấn tượng mạnh nhất đối với cử tri là chuyện Iraq.

Tương lai của Iraq được quyết định phần lớn - nhưng không phải là duy nhất - bởi mối quan hệ của Hoa Kỳ với Iran. Lập trường và khả năng chi phối của Iran đối với tương lai Iraq là vấn đề chính, nên chuyện "thành bại" của Mỹ tại Iraq có lệ thuộc vào khả năng đối thoại, hay "đánh-đàm" giữa Hoa Kỳ và Iran. Hồ sơ Iraq - và kết quả bầu cử Hoa Kỳ - do đó có thể được quyết định một phần lớn bởi chuyện hội đàm hay xung đột giữa Hoa Kỳ và Iran. Chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu về chuyện bầu cử Hoa Kỳ bằng cách phân tách hồ sơ nóng nhất của Mỹ là chuyện Iraq. Và sức quậy phá của Iran.

Các giáo chủ Tehran nắm vững nội tình Hoa Kỳ và nhược điểm nhất thời của nền dân chủ Mỹ trong một năm tranh cử hơn là lãnh đạo Mỹ, nhất là tại Quốc hội, nắm vững nội tình Iran và khả năng quậy phá của lãnh đạo Tehran.

Một trong các chiến lược lấn át của Tehran là dùng hồ sơ Iraq - và sự lúng túng của Hoa Kỳ - để tạo cơ hội đẩy mạnh kế hoạch nguyên tử của họ. Và ngược lại, dùng hồ sơ nguyên tử để đàm phán hay nói thách với Hoa Kỳ về tương lai Iraq. Ngoài ra, Iran còn một lá bài khác cũng có thể tung vào trong cuộc là lực lượng Hezbollah, do họ thành lập và yểm trợ, có thể dùng phương pháp khủng bố gây rối tại Lebanon và cả Iraq.

Trên trận tuyến đối đầu với Hoa Kỳ, tương lai Iraq - có lợi cho Tehran tới mức độ nào - và võ khí nguyên tử là hai mục tiêu chính. Nếu đạt cả hai - vừa khống chế Iraq vừa có võ khí nguyên tử trong một tương lai không xa - thì đấy là lý tưởng. Nếu không thì ít ra cũng phải giành phần lớn trong việc quyết định về Iraq - một cường quốc đối thủ ngày xưa - để mở rộng ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo Á Rập (dân Iran thuộc sắc tộc Ba Tư, dù theo Hồi giáo thuộc hệ phái Shia cũng vẫn là một đối thủ của dân Á Rập, đa số theo hệ phái Sunni). Và tạm đình hoãn kế hoạch nguyên tử.

Nói cho gọn thì trong mối quan hệ đánh-đàm hiện nay của Tehran với Washington, nguyên tử có thể là "diện" và Iraq là "điểm", là mục tiêu chính. Trong viễn ảnh xa hơn, khi đã phần nào kiểm soát được tình hình Iraq để gây ảnh hưởng trên toàn khu vực, việc tiến hành kế hoạch nguyên tử sẽ tiếp tục, hoặc được công khai hoá. Với các Giáo chủ Tehran, khi Ấn Độ và Pakistan đều có võ khí nguyên tử - chưa nói gì tới Israel - việc Iran cũng phải có võ khí nguyên tử là chuyện bình thường...

Khi điểm lại tình hình như vậy, người ta thấy Tehran có thế mạnh hơn vì vận dụng được ba lá bài khác nhau trong cuộc đấu trí với Mỹ: hồ sơ nguyên tử, lực lượng Hezbollah và Quốc hội Dân chủ tại Hoa Kỳ. Vai trò "phá hoại" của Quốc hội Mỹ không là điều mới lạ vì đã có nhiều tiền lệ - bi đát nhất cho người Việt là lá phiếu 1974, gần gũi nhất là dự luật lên án Turkey về tội "diệt chủng" mà nữ Dân biểu Nancy Pelosi đầy tham vọng đã phải rút lại!

Ta cần nhắc lại chuyện phá hoại ấy của Quốc hội Mỹ ở đây:

Trong ba năm liền, Hoa Kỳ đã nhường cho ba nước Âu châu gây sức ép với Tehran về hồ sơ nguyên tử mà không thành. Liên hiệp quốc và Nguyên tử lực cuộc IAEA cùng với Anh, Pháp và Đức đã không cản nổi kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử của Iran.

Trong tháng qua, khi Chính quyền Bush gia tăng áp lực với Tehran và đưa một số tổ chức võ trang của Iran vào danh sách khủng bố, phản ứng chống đối mạnh nhất lại xuất phát từ Quốc hội Mỹ. Nhằm thuyết phục Tehran thiết thực giải quyết vấn đề Iraq, Chính quyền Bush phải đẩy quân bài nguyên tử của Iran ra khỏi bàn cờ và lập tức bị đảng Dân chủ kết án là "đơn phương quyết định",là hiếu chiến, sau khi quậy nát Iraq lại đòi gây hấn và tấn công Iran!

Trong trận đấu trí với Tehran, Chính quyền Bush gặp bất lợi lớn là nhiều đòn dọa của mình lại bị chính Lập pháp vô hiệu hoá. Đó là cái giá mà nước Mỹ phải trả cho nền dân chủ.

Nhưng thế giới không chỉ có ba nước là Iran, Iraq và Hoa Kỳ.

Trong khi Hoa Kỳ bị lấn cấn vì vấn đề Iraq, Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin đã lần lượt giành lại ảnh hưởng bị mất trong khu vực xưa kia thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô - như Ukraine, Georgia và các nước Cộng hoà Trung Á. Không chỉ mở rộng quỹ đạo chi phối của mình, Liên bang Nga còn dùng Iran như lá bài gây rối, hay trái banh đá thủng lưới Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 10, Tổng thống Putin đã nhân hội nghị các quốc gia ở ven biển Caspian đến Tehran tiếp xúc với lãnh đạo Iran và lên tiếng bênh vực quyền lợi của Iran, trực tiếp giải tỏa sức ép của quốc tế (Liên hiệp quốc, Liên hiệp Âu châu và nhất là Hoa Kỳ) đối với hồ sơ nguyên tử của Tehran.

Tuy nhiên, Iran chỉ là trái banh của Nga, một phương tiện cho Putin thách thức quyền lực của Hoa Kỳ. Liên bang Nga sẽ không hy sinh quyền lợi - hay tư thế của mình trong các vùng phiên trấn từ biển Baltic ở phiá Bắc tới Đông Âu qua Trung Âu - để bảo vệ Iran. Các giáo chủ Tehran cũng ý thức được sự yểm trợ có dụng ý đó. Xưa nay, Iran chưa hề là chư hầu của Liên bang Xô viết hay Liên bang Nga và không bao giờ hy sinh quyền lợi của mình hầu bảo vệ quyền lợi của dân Nga. Tehran càng không muốn mình là trái bóng bị Nga đá cho vỡ để tính điểm với Mỹ. Hoa Kỳ cũng biết như vậy. Chính quyền Bush còn biết rõ hơn thế: Liên bang Nga sẵn sàng yểm trợ Tehran trong trận đấu trí và đấu lực của Iran với Hoa Kỳ, nhưng chỉ trong một phạm vi nào đó mà thôi khi cần mặc cả trả giá cho những hồ sơ khác.

Phạm vi ấy là điều có thể đàm phán được.

Mà trong việc đàm phán với Liên bang Nga, Hoa Kỳ cũng còn có nhiều lá bài khác. Thuộc phạm vi Âu châu là thỏa ước về Quân đội Quy ước (Conventional Forces in Europe - CFE), với sự hiện hữu của các đơn vị của Minh ước NATO ngay trước vùng ảnh hưởng của Nga. Mở rộng hơn thì có kế hoạch phòng thủ chiến lược - thiết trí lá chắn chống hoả tiễn, của Nga, với lý cớ phòng vệ hỏa tiễn Iran - tại Ba Lan (Poland) và Cộng hoà Tiệp. Đấy là kế hoạch gọi tắt là BMD, dùng hoả tiễn chặn phi đạn - một kế hoạch đang bị ứng cử viên Hillary Clinton đả kích ở nhà, và đòi hủy bỏ!

Vì vậy, đúng một năm trước tổng tuyển cử Hoa Kỳ, ta đang chứng kiến một màn luân vũ ngoại giao đầy ngoạn mục giữa ba nước là Hoa Kỳ, Iran và Liên bang Nga. Chuyện chính là Iraq, ai cũng biết thế. Nhưng trong một thế trận rắc rối như vậy, "chính binh" có khi lại là "kỳ binh", và chuyện hư có khi lại là thực. Do đó người ta có thể hồ nghi về cái lẽ "thành" hay "bại" trong cuộc cờ, nhất là nếu theo dõi các lập luận tranh cử tại Mỹ.

Sau khi lược duyệt cục diện quy mô và phức tạp của hồ sơ Iraq và cái lẽ hư thực hàm chứa bên dưới, ta mới nhìn lại cuộc cờ tay ba đang diễn ra trước mắt.

Thứ Tư 31 tháng 10, Ngoại trưởng Iran là Manoucher Mottaki đã hủy chuyến thăm viếng Lebanon để qua thủ đô Baghdad nói chuyện với Ngoại trưởng Iraq là Hoshyar Zebari và Thủ tướng Nouri al-Maliki. Tại đây, người cầm đầu ngoại giao Iran nói thêm là Tehran sẵn sàng nối lại đàm phán với Washington về an ninh Iraq, với một đề nghị mới. Tin đó khiến ta thấy rằng Hoa Kỳ vẫn đang ở trong tiến trình hội đàm với Iran, và đặt lại vấn đề "chiến-hòa" hay "Mỹ có thể tấn công Iran hay không" vào trong một bối cảnh rộng hơn. Nôm na là có khi dọa đánh chỉ để đàm. (Khi theo dõi tin tức dồn dập hàng ngày, người ta cần nhớ lại bối cảnh ấy. Đấy là cách hay nhất để mình không là cừu non, hay con vẹt, mà nhắc lại khẩu hiệu của các chính trị gia: Bush-Cheney là một bọn hiếu chiến!)


Thế rồi, từ rất xa, bộ Ngoại giao Tajikistan bỗng loan tin, rằng Tư lệnh Quân khu Trung ương CENTCOM của Hoa Kỳ (có trách nhiệm an ninh trải rộng từ Trung Đông tới Trung Á và Nam Á, từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương) là Đô đốc William Fallon đã tạm hoãn vài tuần chuyến thăm viếng dự trù trong hai ngày với lãnh đạo Tajikistan. Tin ấy giúp ta nhớ lại nước cờ của Hoa Kỳ với Liên bang Nga, liên hệ tới việc bảo vệ Âu châu bằng các đơn vị quy ước của NATO (CFE) và cả hồ sơ phòng thủ chiến lược BMD tại Ba Lan và Tiệp. Khi "ông Ác" cầm đầu bộ chỉ huy CENTCOM tạm hoãn nói chuyện với xứ Tajikistan - trong vùng phiên trấn của Nga - thì đấy là một dấu hiệu thiện chí: Mỹ chưa kéo pháo qua sông!

Mục tiêu vẫn là để đàm phán với Nga về việc Nga yểm trợ Iran trong chuyện đàm phán của Iran với Hoa Kỳ về tương lai Iraq. Rắc rối!

Nhưng người ta có thể suy luận như vậy khi thấy Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Tehran ngày hôm trước, 30 tháng 10. Sau đó, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad của Iran bỗng hòa hoãn lên tiếng là Tehran cam kết hợp tác với Nguyên tử lực cuộc IAEA về hồ sơ nguyên tử của mình. Sau khi Putin lên tiếng bênh vực Iran ngày 15 tháng 10, Liên bang Nga đã đạp thắng. Và Phủ Tổng thống Nga còn cho phát ngôn viên phát biểu, rằng Turkey nên cố gắng tự chế trong việc truy lùng các lược lượng phiến loạn (hay ly khai) của dân Kurd.

Những con thoi ngoại giao ấy đang đan lượn trước mắt chúng ta để dẫn tới cao điểm - nhất thời - là một hội nghị quốc tế trong hai ngày mùng hai và mùng ba tại Istanbul của xứ Turkey. Đây là một hội nghị về tình hình an ninh của Iraq, với sự tham dự của năm hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc -Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc -  và của bảy nước lân bang với Iraq là Iran, Syria, Turkey, cùng với Egypt, Saudi Arabia, Jordan và Kuweit. Đáng chú ý nhất sẽ là chuyện đàm phán trực tiếp giữa các Tổng trưởng Ngoại giao của ba nước Hoa Kỳ, Nga và Iran.

Trong cuộc cờ tay ba này, Tehran đã được Putin hà hơi tiếp sức để gây rối cho Chính quyền Bush, sau đó lại được khuyên can là nên nối lại đàm phán với Hoa Kỳ. Các Giáo chủ Tehran sẽ ứng phó thế nào, có những đòn phép gì khác và sẽ thẩm định sức phản công hay tấn công của Mỹ ra sao" Trong cái thế tam giác đó, ai sẽ vận dụng hay yểm trợ ai là một chuyện thời sự hấp dẫn.

Đáng theo dõi hơn những phát biểu tranh cử tại Mỹ (trong đảng Dân chủ ngày 31 và trong đảng Cộng hoà vào tuần trước).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.