Hôm nay,  

Xuân Trên Đất Khách

31/01/200900:00:00(Xem: 6040)
Xuân Trên Đất Khách
Diệu Trang
"Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông."
Những ai xa quê Mẹ, bằng bất kỳ diện nào: Dù là người tỵ nạn chính trị đã ra đi bỏ lại quê hương trên con tàu mong manh vượt nghìn trùng sóng gió giữa biển khơi cách nay hai mươi năm, ba mươi năm. Hay những người di dân theo diện đoàn tụ gia đình, hoặc ra đi với bất kỳ lý do gì, thì tất cả những người Việt tha hương ấy, dù đang sinh sống ở bất cứ đâu cũng đều đang ngậm ngùi đón Xuân với cùng nỗi nhớ thương chất ngất về một góc trời xuân cũ với biết bao kỷ niệm ở quê nhà.
Đứng dưới mái chùa giữa dòng người lao xao rạng rỡ mới thấy lòng mình hòa cùng niềm vui của đại chúng. Niềm vui của tuổi lên ba, lên bảy, lên mười của ngày xưa cơ hồ như đã vùi sâu trong ký ức. Thế mà hôm nay, niềm vui thời ấu thơ ấy như được khơi dậy từ nơi các bé gái bé trai trong trang phục truyền thống áo dài khăn đóng, xun xoe những bao lì xì đỏ, nô đùa hồn nhiên bên gốc mai vàng, bên chậu đào hồng thắm. Những cụ già tươm tất trong chiếc áo dài xưa, mái tóc xanh năm nào nay có thêm nhiều sợi bạc được búi cao sang trọng. Tay bắt mặt mừng chúc tuổi nhau, ôn lại kỷ niệm thời son trẻ ở quê nhà. Với tà áo dài thướt tha được cách tân, các cô gái trông duyên dáng, rực rỡ và tươi tắn trước ống kính, ánh sáng của những chiếc máy ảnh cứ liên tục nháy lên. Các bạn trẻ thanh niên, đôi trai gái rộn rã nói cười. Tiếng việt lơ lớ xen giữa những câu tiếng Anh chuẩn mực của thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ người...
Chánh điện của chùa thường nhật rất rộng lớn, nhưng hôm nay như bị thu nhỏ lại bởi số lượng người đến mỗi lúc một đông. Trên bàn thờ, khói trầm quyện tỏa tạo nên một bức tranh Xuân vừa vui tươi rộn rã, vừa lãng đãng u huyền
 Để mở đầu chương trình mừng Xuân, tiếng trống, tiếng chiêng làm tưng bừng không khí Tết với màn biểu diễn múa lân thật vui nhộn và thích thú. Mọi người ai nấy cũng đều thú vị với những trò ngoạn mục của hai chú lân. Rồi đám đông tặng cho đoàn lân những tràng pháo tay tán thưởng và cổ võ. Trong khi đó ông Địa vận trang phục màu đỏ, bụng phệ, với chiếc mặt nạ miệng luôn tươi cười, tay cầm cây quạt phe phẩy đi khắp nơi chúc mừng mọi người, ông thân thiện với nhiều đứa trẻ, ôm vào lòng những bé thơ chưa biết nói...Âm thanh và hình ảnh náo nhiệt ấy đã vô tình xoá tan nỗi nhớ nhà trong lòng người xa xứ. Quang cảnh diễn ra trước mắt, cứ ngỡ như đang tham dự một hội xuân ở quê nhà, làm ai ai cũng quên đi những tất bật, lo toan trong đời sống của một năm cũ, thay vào đó là một tâm trạng mới cho một mùa Xuân mới với nhiều hy vọng mới…
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh."
thơ  HK
Nghi thức lễ giao thừa bắt đầu bằng những lời gợi nhớ về những cái Tết quê hương. Đại chúng cung thỉnh chư tăng chủ trì buổi lễ. Mọi người chấp tay trang nghiêm hướng về Tam Bảo. Tiếng pháo bỗng giòn tan...hương thơm của khói pháo bay vào khứu giác, len vào tâm tư... Có điều gì làm lưu luyến chạnh lòng vào giờ khắc thiêng liêng giao thoa giữa cũ và mới. Thầm ước thật nhanh một điều ước như vừa thực tế gần gũi lại vừa mơ mộng xa xôi...
Lời niệm hương của Thầy Tâm Hòa chan hòa trong không khí trầm hương đã đưa tâm an tịnh trở về với ngôi Tam Bảo. Lời kinh ấm áp được đại chúng tụng lên nhịp nhàng cùng tiếng mõ đều đều với tiếng chuông ngân vang trong đêm trừ tịch làm tỉnh thức tâm người mê muội hãy trở về với bản tánh chơn thường, để cõi lòng hòa cùng nhịp thở với vũ trụ bao la. Hơn một ngàn đồng hương đồng bào phật tử đã tề tựu về đây, đứng trước Tam bảo dâng lòng thành kính, nguyện buông xả những ích kỷ hẹp hòi, để sống đời sống vị tha, hỷ xả; nguyện gột rửa tâm tư để sẵn sàng đón chào một mùa Xuân Di Lặc miên trường. Trong giây phút thật yên lắng nầy, chợt nhớ về Ôn Từ Đàm với hai câu đối rất "Huế" thật dễ thương:
"Một chút giận, hai chút hờn, lận đận cả đời ri cũng khổ
Trăm điểu hỷ, vạn điều xả, thong dong tấc dạ rứa mà vui"

Sau thời kinh Giao Thừa và rước vía Đức Phật Di Lặc, đại chúng lắng nghe đại diện chư tăng của chùa chúc Tết; Thầy Tâm Hòa chân thành chia sẻ những thành công cũng như những thất bại của đồng hương giữa đời sống đầy thử thách trong xã hội Tây phương. Thầy cũng không quên tri ân công đức của phật tử trong những năm tháng qua đã tận tâm tận lực đóng góp, hỗ trợ, phục vụ và bảo trì ngôi Tam Bảo từ vật chất đến tinh thần. Thầy tỉ mỉ gửi lời thăm hỏi và chúc Tết đến các bậc cao niên, các cô bác anh chị, cùng những lời khuyên nhủ ân cần đến các bạn trẻ, các em học sinh, sinh viên...Thầy chúc tất cả được hưởng một năm mới nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, an lạc và thành công.
Tết là dịp để mọi người chúc tụng nhau. Và cũng để hàng Phật tử tri ân công ơn hóa độ cao cả của quý Thầy đã dẫn dắt phật tử trên con đường tu học. Chú Quảng Châu đại diện cho phật tử của chùa quỳ trước chư tăng dâng lời tác bạch. Mỗi lời chúc là một tấc lòng thành mà hàng phật tử muốn dâng lên quý Thầy nhân dịp năm mới: Chúc quý Thầy thật nhiều sức khỏe, pháp thể khinh an, phật đạo viên thành, chúng sinh dị độ.
Giờ khắc thiêng liêng đã trôi qua, những phút giây trang nghiêm cũng đã kết thúc. Giờ là lúc đại chúng hân hoan nhận lộc đầu năm. Rộn ràng. Xôn xao. Náo nức. Vui tươi. Từng bước tiến lên, xoè hai tay nhận lộc từ Thầy. Gửi theo trái lộc vàng tươi là nụ cười vị tha độ lượng của Thầy. Người nhận cúi đầu kèm theo nụ cười rạng rỡ và ánh mắt biết ơn...
Bị tắt nghẽn giữa dòng người đang xuôi về cửa lớn. Nhóm rẽ xuống trai đường để tiếp tục vui Xuân với nhiều trò chơi, có gian hàng ông đồ viết thư pháp với chủ đề vui Xuân tặng chữ, và dùng trà, bánh mứt...Nhóm rẽ ra ngoài với cơn gió lạnh cắt da, tranh thủ trở về nhà cố dỗ giấc ngủ để sáng mai thức dậy có đủ sức lực và tinh thần tiếp tục cho cuộc mưu sinh trên đất khách...
Bỏ lại bên trong không khí ấm áp thật "Ta" để bước ra một không gian của đất trời thật "Tây". Nhiệt độ xuống thấp -12 độ C. So vai, cúi đầu, chân bước thật nhanh ngang qua hàng cây đông đá không một nụ xuân. Sân chùa phủ đầy tuyết trắng chìm trong màn đêm đen kịt. Chợt nghe lời gió thoảng khúc nhạc của Quốc Dũng, bài Xuân Trân Đất Khách:"...Ôi đón xuân về trên miền đất khách. Nghe gió đông se lạnh tim côi. Mơ nắng xuân xoa dịu đôi môi. Lạnh giá đã vắng xa lâu nụ cười. Sống âm thầm xứ người lẻ loi..." Bước lên xe mà còn nghe cái lạnh chạy khắp người. Tay cầm quả lộc vàng nơ xanh. Gỡ mảnh giấy nhỏ ghi mấy lời cho năm mới "Trăm điều may mắn đều đến". Mỉm cười. Lộc đầu năm trên tay nhưng sao chẳng muốn giữ cho riêng mình, mà chỉ mong trăm điều may mắn này có thể chia đều cho tất cả những kẻ bất hạnh ở quê nhà; trong lúc mọi người đang sum họp đoàn viên, tưng bừng chúc tụng và đón mừng xuân mới thì đâu đó trên khắp các nẻo đường quê hương còn có biết bao người chịu cảnh màn trời chiếu đất. Và mới đây, trên chuyến phà quá tải cuối năm tại Quảng Bình bị chìm, đã cướp mất hơn bốn chục mạng người và những người thân còn lại phải đón một mùa xuân trong tang tóc bi ai.
Xuân về với muôn sắc màu rực rỡ. Xuân về với bao tiếng hát, lời ca, nhưng lòng người tha hương đón Xuân sao nghe như trĩu nặng những ưu tư khắc khoải trăm chiều. Xuân trần gian hữu hạn là như thế. Xuân đến và đi theo chu kỳ vận hành tương tục theo mùa, theo tiết và theo từng tâm trạng vui buồn của kẻ đón Xuân.
Vẫn biết Xuân Di lặc là Xuân của tâm không vướng mắc. Xuân của nỗi hân hoan tràn ngập, Xuân của niềm hạnh phúc vô biên. Xuân miên viễn, trường cửu, bất diệt. Nhưng sao vẫn cứ thấy vương mang trong lòng khi thấu hiểu nhân sinh còn nhiều khổ lụy...
Một con én không làm nên mùa Xuân. Nhưng chỉ cần một đóa hoa lòng thôi cũng đủ để mở ra một cánh cửa mùa Xuân với nhiều tin yêu và hy vọng. Đóa hoa ấy phải là đoá hoa nhân ái mang hương sắc của niềm thông cảm và sẻ chia. Đoá hoa của sự hiểu biết và thương yêu ấy sẽ nở mãi chẳng bao giờ tàn. Đoá hoa bao dung ấy không phải chỉ nở cho riêng mình mà nở cho người, cho đời, cho tất cả chúng sinh...
Thêm một mùa Xuân nơi đất khách. Đón xuân giữa tiết trời khắc nghiệt của mùa Đông nơi vùng lãnh tuyết mà hồn cứ mãi lênh đênh cùng những phận đời bất an trên quê Mẹ...
Xuân Kỷ Sửu 2009
"Nhắp chén trà xuân, xao xuyến nhớ ơi! Sài Gòn cũ
Nâng ly rượu Tết, bồi hồi thương quá! Việt Nam xưa."
(Pháp Vân Tự, Canada: http://www.phapvan.ca)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.