Hôm nay,  

Chuyện Táo Tây

10/24/201200:00:00(View: 7641)
Chuyện Táo ta khác với chuyện Táo Tàu tuy nội dung tín ngưởng gần như giống nhau. Nét căn bản nổi bật trong truyện Ông Táo Việt nam, khác với Tàu, là Ông Táo, tức đàn ông, và có tới hai Ông. Hai ông lại có chung một Bà Táo.

Trong xã hội, khi hai ông cùng ăn ở chung với một bà không tránh khỏi bị dư luận gọi là gia đình Táo.

Hôm thứ năm 11 tháng 10, nhà xuất bản Moment ở Paris cho phát hành quyển “La Frondeuse” (Người đàn bà kiếm chuyện – chữ frondeuse có nghĩa “người chống đối, chỉ trích, xách mé” ), 224 trang, giá 18, 50 euros, đang gây ồn ào trong dư luận vì sách kể chuyện thầm kín của Bà bồ của ông Tổng thống Hollande. Sách tiết lộ Bà Valérie Trierweiler, trước khi gặp Ông François Hollande, đã là bồ của Ông Patrick Devedjian, Tổng trưởng trong Chánh phủ Raffarin thời T.T. Chirac. Bà vẫn giử mối quan hệ với Ông Devevjian trong khi cặp với Ông Hollande. Mối tình tay ba trong suốt thời gian dài cho tới khi bà dứt khoát với Ông Devedjian để chỉ giử lại Ông Hollande. Ông Devedjian rất bất mản nhưng ông và Ông Hollande, cả hai, cùng giử sự tương kính nhau tuy hai người về mặt quan điểm chánh trị đối nghịch nhau vì kẻ theo hữu phái, người tả phái. Một cách ứng xử như hai người có ký kết với nhau một thỏa ước vậy. Riêng Ông Devedjian đã không muốn hạ Ông Hollande vì bị mất bồ về tay Ông Hollande khi Ông Hollande vận động tranh cử Tổng thống 2007 tuy Ông Devedjian nắm sẳn trong tay con bài tẩy lợi hại có thể giúp ông hạ tình địch dễ dàng. Ông Devedjian chơi đẹp kiểu quân tử tàu hay có một hậu ý chánh trị? Hay vì ông cũng từng là người tình của bà bồ Ông Hollande?
tao_tay_la_frondeuse
Bìa cuốn “La Frondeuse”.
Tác giả La Frondeuse là Ông Christophe Jakubyszyn, nguyên ký giả của Đài RMC vừa được đề cử làm Chánh Sở Chánh trị của Đài TV1 và Bà Alix Bouilhaguet, phóng viên lớn của Sở Chánh trị Đài TV 2. Hai đồng tác giả đang bị Bà Valérie Trierweiler và Ông Patrick Devedjian thưa ra Tòa về tội “xâm phạm đời tư và phỉ báng”.

Có số hồng loan

Chuyện tình tay ba kể lại trong sách “La Frondeuse” không phải là điều mới mẻ vì trước đây người ta đã đọc qua quyển “Entre deux feux” (Giửa hai lằn đạn ), hai nhà văn nữ Anna Cabana và Anne Rosencher đã đề cập tới câu chuyện đồn đải về mối quan hệ tay ba này nhưng chưa được xác nhận. Và hai tác giả không đưa ra tên thiệt của các nhơn vật. Ngoài ra, còn thêm vài ba quyển nữa cũng nói về đời tư của Bà Valérie Trierwieler. Mỗi tác giả khám phá đôi nét riêng tư về đời sống tình cảm của bà. Mẹ của bà cho biết bà là người được sanh ra để quyển rủ đàn ông tuy gia đình không phải thuộc hạng cao sang gì.

Đọc qua sách La Frondeuse, ngưòi đọc khó nắm chắc đó thật sự đúng là câu chuyện quan hệ tay ba giửa Bà Valérie Trierweiler với hai Ông Devedjian và Hollande. Nhưng người đọc thấy được chiều dài của mối quan hệ ấy trải qua nhiều năm, từ 1998 tới 2004. Khi đề cặp tới mối quan hệ, tác giả thận trọng dùng động từ ở thể “điều kiện cách” (mode conditionnel) và tác giả lại “tự hỏi câu chuyện ấy, thực tế như thế nào?” nên trong việc kiện thưa tác giả, lập luận buộc tội của luật sư sẽ thấy phức tạp.

Về phía tác giả, Ông Christophe Jakubyszyn cho biết ông có bằng cớ do chính nhơn vật trong truyện tiết lộ.

Câu chuyện liên hệ tới ba người nhưng chỉ có hai người, Bà Valérie Trierweiler và Ông Devedjian, phản đối và đưa tác giả ra Tòa. Còn người thứ ba là Tổng thống Hollande chưa thấy có thái độ. Nhưng đâu là ranh giới đời tư của một nhơn vật công? Lúc nào lằn mức đỏ bị vi phạm? Thật rất mơ hồ. Đâu là thuộc phạm vi đời tư? Đâu thuộc phạm vi đời công? Theo tác giả Alix Bouilhaguet, trên TV Canal +, chuyện xảy ra từ 1998 tới 2004, lúc đó Bà Valérie Trierweiler còn là một ký giả bình thường. Chưa phải là bà “Đệ nhứt bồ” của nước Pháp ( La Première Compagne de la France )!

Theo Ông Christophe Jakubyszyn, đồng tác giả, chuyện tình tay ba trong La Frondeuse nhắc độc giả nhớ lại truyện phim “Jules và Jim” của Pháp phát hành năm 1962 trong đó cũng có ba nhơn vật, hai ông với một bà:

“Paris, trước Đệ nhứt Thế chiến, Jim, thanh niên pháp và Jules, thanh niên áo (Autriche), là hai người bạn thân không rời nhau. Một hôm, hai người cùng yêu một người con gái tên Catherine. Cô này lại chọn lấy Jules. Sau chiến tranh, Jim qua Áo (Autriche) tìm bạn. Catherine thú nhận sống với Jules không hạnh phúc. Jules chấp nhận cho Catherine lấy bạn của mình làm người tình”.

Để thấy Bà Valérie Trierweiler quả là một người đàn bà đầy sức quyến rủ, trong một dịp tiếp tân tại Điện Elysée (Garden-party) năm 2000, Ông Sarkozy trong lúc đang nắm tay vợ, ngỏ lời bên tai bà tán tỉnh “Ồ! Sao có người đẹp vậy?”. Ông liền bị bà phản ứng bằng cái nhìn biểu lộ sự coi thường ông Tổng thống tương lai. Sự thất bại làm cho Ông Sarkozy thấy khó chịu “Cô ấy cho mình là ngon hả? Bộ tôi không xứng đáng với cô ta sao?”. Riêng Ông DSK, theo tác giả La Frondeuse, nhìn thấy Bà Valérie Trierweiler đã nuốt nước miếng mà khen “Nhà báo đẹp nhứt nưóc Pháp!”.

Bà Valérie Trierweiler, theo tác giả của La Frondeuse, khi cặp với Ông Devedjian, bà còn đang ăn ở chánh thức với chồng là Ông Denis Trierweiler. Phải chăng vì vậy mà báo chí từ lúc bà trở thành bà Bồ của Ông Hollande luôn luôn vây quanh bà để săn tin về đời sống tình ái của bà. Đây mới là những tin hấp dẩn hơn hết trong thời buổi khủng hoảng này.

Nhưng ở Pháp không giống như ở Anh và Mỹ, báo chí không được phép thoải mái khai thác những chuyện riêng tư của những nhơn vật chánh trị. Vì vậy mà dưới thời Ông Mitterrand suốt 14 năm dài, bao nhiêu là chuyện không bình thường mà không mấy ai được biết vì tất cả đều được xếp vào loại bí mật quốc gia. Như Ông Mitterrand có vợ lẻ và có con riêng, bệnh tật ngặt nghèo,…

Khi thực hiện quyển La Frondeuse, tác giả cho biết đã làm một cuộc điều tra nghiêm chỉnh. Hai người muốn đưa ra thảo luận “cái lấn cấn giửa chánh quyền và nhà báo chánh trị”.

Một con người vô cùng phức tạp

Tác giả La Frondeuse phát họa hình ảnh một phụ nữ vừa quyến rủ vừa đầy mâu thuẩn nội tại. Bà vừa muốn là người phụ nữ Đệ nhứt của nước Pháp, vừa muốn giử tính độc lập của một nhà báo chánh trị.

Đồng tác giả La Frondeuse muốn làm sáng tỏ về việc Bà Valérie Trierweiler có thật sự tham gia vào việc soạn thảo quyển sách liên hệ tới bà hay không. Bà Alix Bouilhaguet nói rỏ “Không có ai cho phép cả. Chúng tôi muốn gặp bà ấy để phỏng vấn. Khi chúng tôi gặp bà ấy thì chánh thức không phải để thu thập thông tin viết sách và càng không phải là một cuộc nói chuyện có kiểm soát. Chúng tôi cũng không bị gài bẩy. Nhưng nên biết Bà Valérie Trierweiler là người vô cùng phức tạp. Bà vừa bước tới ba bước thì lại thối lui hai bước rồi. Dầu sao chúng tôi vẫn vui lòng để cho bà tự do nói tiếng nói của bà….” Ông Christophe Jakubyszin tiếp lời “Bà ấy không chấp thuận cho chúng tôi một cuộc nói chuyện chánh thức để thực hiện quyển sách này. Bà sợ những trích dẩn, nhưng chúng tôi đã nhiều lần gặp bà, liên lạc với bà để phối kiểm những điều bà đã tiết lộ với chúng tôi. Dầu sao bà cũng đã biết rất rỏ đó là chúng tôi làm cuộc điều tra. Và bà muốn chấm dứt những ảo giác về hạnh phúc tình ái bà đã sống trong thời gian dài vừa qua. Nhứt là chuyện bà chưa ly dị với ông chồng Denis Trierweiler mà mải đến năm 2007 bà mới ly dị và đến năm 2010 Tòa mới phán quyết”.

Được thông báo Bà Valérie Trierweiler đã nhờ luật sư kiện, hai tác giả La Frondeuse trả lời với Pháp tấn xã “Chúng tôi ghi nhận quyết định ấy và chúng tôi chờ pháp luật làm việc. Điều đó thêm một lần nữa đánh dấu những lấn cấn giữa chánh quyền và nhà báo ở Pháp”.

Từ sau Hè năm nay, nhiều sách báo viết về một người phụ nữ đầu tiên bị dồn dập bỡi những cuộc thăm dò dư luận, bị báo chí bươi xới chuyện riêng tư, phê phán tư cách cá nhơn đã làm cho bà phải chịu xuống nước thừa nhận trong sáu tháng đầu, bà đã có nhiều sai lầm. Nhưng đây có lẻ chỉ mới là bắt đầu cho một truyện dài hằng ngày mang tính luật pháp-chánh trị- văn chương.

Móng vuốt mỹ nhơn

Bà Valérie Trierweiler muốn thay đổi địa vị ngày nay của bà trong Tòa soạn Tuần báo Paris Match. Bà làm áp lực lên Ban Giám đốc tuần báo.

Bà không mấy hài lòng sách tường thuật mối quan hệ của bà với các nữ đồng nghiệp trong Paris Match. Trong chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống của Ông Hollande, bà đã loại Bà Sylvie Santini, “một phóng viên đầy kinh nghiệm và nghiêm túc đã từng nắm vững vấn đề cánh tả”. Và bà đưa Bà Mariana Grépinet, một phụ nữ trẻ thay thế để theo dõi ứng cử viên đảng xã hội.

Tuần báo không muốn có “sự xung đột nội bộ” và vì “phụ thuộc vào Tập đoàn tư bản Lagardère liên hệ chặc chẻ với chánh quyền” nên phải giử bà lại với mục văn hóa. Bà được hưởng những đối đải mà chỉ có những nhà báo có trách nhiệm cao mới có được. Như hình ảnh, chọn đề tài, bài viết trên một trang nguyên,...

Đó chưa phải là chuyện nhức đầu duy nhứt của chủ nhiệm Paris Match. Làm thế nào viết về cặp Hollande-Trierweiler khi bà Đệ nhứt bồ của xứ Pháp vụt gởi cho ký giả đồng nghiệp một bức thư ngắn (SMS) phản đối tại sao còn nói tới “cặp” Royal-Hollande nữa mặc dầu bà ký giả Mariana Grépinet chỉ nói về các con của hai người này.

Có lẻ những câu chuyện ồn áo, gay cấn do Bà Valérie Trierweiler gây ra trong Paris Match đã làm cho một số trang sách La Frondeuse thêm phần hứng thú cho độc giả.

Dân Pháp đối với Bà Bồ của Ông Tổng thống Hollande

Theo kết quả thăm dó dư luận phổ biến hôm 03/10/2012 (Benjamin Hue,Le HuffPost ), có không tới 1 trên 3 người dân Pháp có cảm tình với Bà Valérie Trierweiler.

Theo bán tuần báo VSD ngày 4 Oct, có 4 trên 10 người Pháp trong dư luận cánh tả cũng như cánh hữu cho biết họ có một người Đệ Nhứt Phụ nữ không thấy dể cảm tình chút nào. Phần còn lại có 44 % dân chúng cho rằng Bà Valérie Trierweiler chiếm một “địa vị quá quan trọng” từ khi Ông Hollande đắc cử Tổng thống và 42 % than phiền đời tư của ông đã làm cho hình ảnh vị Tổng thống nước Pháp không đẹp.

Theo tổng kết của nhà báo Guy Birenbaum phổ biến ngày 20/09/2012 thì dân Pháp thật sự không có mấy ai thấy cần phải có một “Đệ Nhứt Phụ nữ” hay “Đệ Nhứt Phu nhơn”.

Dân chúng chỉ bầu ông Tổng thống hay bà Tổng thống chớ không bầu bà vợ, bà bồ hay ông chồng, ông bồ của Tổng thống. Vậy tại sao khi Tổng thống đi thăm viếng chánh thức phải có vợ hay chồng đi theo bên cạnh? Tháng 10/2007, TT. Sarkozy bị bà vợ Cécilia bỏ, ông qua thăm viếng chánh thức xứ Maroc có một mình thì sao? Vả lại, bà vợ (ông chống) hay bà bồ (ông bồ) là người không được định chế nhìn nhận. Tại sao một người độc thân không có thể làm tròn nhiệm vụ dân cử được? Ai còn thắc mắc, mời qua Việt nam học 2 tấm gương chói lọi của Bác Ngô và Bác Hồ suốt đời không vợ để phục vụ quốc gia dân tộc!

Dân chúng thật sự không thấy cần phải có bà Đệ Nhứt Phụ nữ. Một vị Tổng thống đơn độc sẽ làm cho mọi người khó chịu chăng? Nay là cơ hội để dân chúng Pháp vượt qua cái tập quán nghi lễ không cần thiết đó.

Bà Vlérie Trierweiler muốn tiếp tục làm nhà báo để có tiền nuôi ba đứa con còn nhỏ như bà nói, tại sao bà không có quyền thực hiện ý muốn “bình thường” (Ông Hollande tự cho là Tổng thống “bình thường” ) và tốt đẹp đó?

Dân chúng mong muốn có một diển tiến mới trong đời sống chánh trị nước Pháp để “Đệ Nhứt Phụ nữ” không còn nữa.

Khi Bà Valérie Trierweiler làm ký giả thì hảy trả lại Văn phòng trong Tổng thống phủ với Ban Thư ký, vị Đổng lý và cả một ê-kíp nhơn sự để giúp tiết kiệm cho ngân sách quốc gia một khoản chi phí lớn trong lúc công nợ cao tới cổ.

TT.Hollande sẽ ban hành luật cho phép giới đồng tính cưới nhau nhưng ông nhứt định không cưới vợ, chỉ giử bồ thôi. Bà Vallérie Trierweiler cương quyết giử nghề làm báo nuôi con. Nay điều kiện thuận lợi đã có để bà xếp lại những trang nghi lễ củ, mở ra cho nước Pháp một giai đoạn mới mẻ.

Làm như vậy, chắc chắn bà sẽ khôi phục cảm tình của dân chúng trọn vẹn.

Nguyễn thị Cỏ May

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.