Hôm nay,  

Thăm Chiến Hạm Tại Căn Cứ Hải Quân Den Helder Hòa Lan

13/05/200800:00:00(Xem: 9849)

Chiến Hạm F 802

(Varende Familiedag 09 mei 2008)

Chúng tôi đến căn cứ Hải Quân Den Helder vào một buổi sáng ngày 09-05-2008. Một buổi sáng của nhiều tuần lễ, thời tiết nơi xứ hoa Uất Kim Hương ấm áp, lặng gió, với bầu trời trong xanh và sáng sủa của ngày  mùa xuân, có muôn hoa rực rỡ, thảo mộc như thi nhau đâm chồi nảy lộc; xứ  hiền hòa đất thấp nhưng không có nơi nào thiếu bông hoa, nhất là những vườn được dành để trồng bông lấy củ, thì ta trông như một thảm bông dài bất tận đến tận chân trời. Ôi! Thật là tuyệt vời, một cảnh tượng thần tiên ở hạ giới do muôn loài hoa kết lại.

Đến bãi đậu xe của căn cứ Hải Quân vào lúc 9 giờ, chúng tôi thả bộ đi vào bến cảng, và bước lên cây cầu dẫn lên Chiến Hạm F 802. Vừa bước lên thành tàu, nơi đây đã có Thuỷ thủ đoàn của Chiến Hạm đón tiếp chúng tôi, họ đưa cho mỗi người một bảng chương trình sinh hoạt trên hạm trong ngày, với những dòng chữ nơi trang đầu: Welkom aan boord Hr.Ms.De Zeven Provincien, có hình ảnh của Chiến Hạm với dòng chữ ở bên dưới: Varende Familiedag 09 mei 2008. Trên bong sau của con tàu, có một sân rộng, là bãi đáp của may bay trực thăng, đã được biến thành nơi tiếp tân cho ngày Varende Familiedag, với quầy nước trà, cà-phê, nước ngọt và bánh ngọt, cung ứng cho khách mời theo nhu cầu của mỗi người; ngoài sân bong rộng, từng nhóm theo gia đình cùng có sự hiện diện của chồng, cha hay con, em là thủy thủ hay thân hữu, đang vui  mừng trò truyện, giới thiệu bạn mới và làm quen. Không khí thân thương đúng với tinh thần ngày gia đình của Chiến Hạm (Varende Familiedag).

Chiến hạm Hr.Ms.De Zeven Provincien F 802.

Được khởi công ngày 01-09-1998.

Hạ thủy ngày 08-04-2000.

Chiều dài 144,20 mét.

Chiều ngang  17,50 mét.

Nặng 6050 ton (beladen).

Vận tốc tối đa là 30 meile/45 km một giờ.

9 giờ 30, vị phụ tá của hạm trưởng hướng dẫn khách tham dự ngày Varende Familiedag, về cách xử dụng những phao cứu cấp cá nhân, khi gặp hữu sự trên tàu trong ngày tham quan. Chỉ dẫn các bảng hiệu, đường đi, cửa thoát hiểm trên hạm. Sau đó, Đại Tá Hạm Trưởng R.J.A.M. Ramaekers (Kapitein ter zee), thay mặt toàn bộ thủy thủ đoàn của Chiến Hạm, ngỏ lời chào mừng khách của ngày Varende Familiedag, và hy vọng quý vị sẽ có một ngày thật thoải mái và vui với các thuỷ thủy nam, nữ ở trên tàu. Hôm nay ngoài Chiến Hạm Hr.Ms.De Zeven Provincien F 802 còn có Chiến Hạm Hr.Ms. De Ruyter F 804 là chị em cùng chung một ngày Varende Familiedag. Được biết số khách tham dự ngày gia đình của chiến hạm của F 802 là 628 người, và chiến hạm chị em bên cạnh cũng tương tự.

Sau lời chào mừng của Đại Tá Hạm Trưởng,  con tàu từ từ rời bến cảng ra khơi, khoảng 30 phút sau, khách được xem biểu diễn, trực thăng thả người qua hệ thống dây cáp xuống những con thuyền nhỏ, có người lâm nạn, đưa nạn nhân lên trực thăng để đem đi cứu cấp. Tiếp đến là việc cứu cấp những nạn nhân đang bơi trên biển, để đưa lên trực thăng. Rồi những màn đu dây từ trực thăng để sà xuống gần mặt nước biển của các biểu diễn viên là thủy thủ nữ rất ngoạn mục. Sau màn biểu diễn cứu người lâm nạn trên biển khơi, Chiến Hạm cho con tày chạy từ vận tốc chậm, đến vận tốc tối đa trên biển cho khách thưởng thức, độ nhanh, sức gió cản của biển khơi với con tàu.

11 giờ 15 đến 13 giờ, con tàu chạy thật chậm, để mọi người ăn trưa với thực đơn Indonesische Rijsttafel; mỗi người theo thứ tự, tự lấy phần ăn của mình, tìm một bàn trống trên bong tàu để vừa ăn, vừa trò truyện, thưởng thức món ăn, nhìn bầu trời trong xanh, hưởng cái nắng ấm áp, dịu dàng giữa biển khơi. Thật tuyệt vời cho những khách tham dự ngày Varende Familiedag.

Sau 13 giờ là những màn biểu diễn của hai phản lực cơ 2L-39 Albatros vliegtuigen, và hệ thống phòng không được thiết bị trên chiến hạm, hai phản lực cơ đã bay lượn nhiều vòng trên hai chiến hạm, có những lần bay rất sát mặt nước.

Xen kẽ vào những lần biểu diễn, thủy thủ đưa, dẫn chính thân nhân đi tham quan chiến hạm như:  men theo một hành lang dài chúng tôi đi ra phía trước, đầu tàu, có một khẩu đại bắc, lòng súng chĩa ra biển khơi về phía trước. Sau vị trí của khẩu đại bác là nhiều hàng ô vuông có đậy nắp, nơi đây là hệ thống hỏa tiễn phòng không được gắn chìm ở trong lòng tàu, được phóng đi khi phát hiện có phi cơ địch tấn công từ xa; leo qua cầu thang để lên đài chỉ huy, nơi đại bộ phận điều khiển chiến hạm, với nhiều màn hình, nhiều computer và thiết bị. Rồi tham quan phòng họp tham mưu cuả chiến hạm, văn phòng làm việc của Hạm Trưởng, nơi ở, và những tiện nghi dành cho vị Hạm Trưởng ở trên tàu. Sau đó chúng tôi đi xuống tầng thứ hai và thứ ba để tham quan nơi làm việc và nghỉ ngơi của các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ, nhà bếp, phòng ăn, nơi sinh hoạt . . . Thăm đến phòng nơi làm việc của y sĩ, gồm có một phòng cho bệnh nhân nằm điều trị gồm có bốn ngường bệnh, một phòng khám bệnh của bác sĩ, một phòng khám răng cho nha sĩ. Thật ngăn nắp, sạch sẽ.

Vào buổi chiều, Chiến Hạm quay đầu trở về điểm khởi hành ban sáng, là căn cứ Hải Quân Den Helder. Trước khi chiến hạm cập bến, vị Hạm Trưởng lại một lần nữa cám ơn các gia đình đã đến tham dự ngày Varende Familiedag, sau đó khách lần lượt bước xuống khỏi tàu. Chúng tôi ra về sau một ngày được du hành trên biển khơi bằng Chiến Hạm, chính Chiến Hạm này sẽ đưa đoàn Thủy Thủ, trong có người con thân thương của chúng tôi, đi đến những vùng có chiến tranh hay bất ổn, để làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, theo sứ mạng của tổ quốc Hòa Lan đã trao cho họ.

Thấy người mà chạnh lòng nghĩ đến Việt Nam.

Là người Việt Nam, đã phải sống giữa hai ý thức hệ.  Nên từ ngày chào đời, tôi ôm ấp cả tuổi thơ bằng đêm thì nghe súng đạn nổ, ngày thì chứng kiến những cuộc hành quân của quân đội Pháp và Quân đội Quốc Gia; cắp sách đến trường làng phải men theo các bờ ruộng lúa, trên đầu có máy bay thám thính của quân đội Quốc Gia lượn tới, lượn lui, vì nghi là du kích quân Cộng Sản, đơn vị hành quân của phe Quốc Gia gần đó thì nã những tràng đại liên bay xì xèo bên tai. Làng quê hiền hòa, dân quê chất phác, muốn sống yên lành, nhưng do lòng dạ và ham muốn của con người đã gây ra bao cảnh điêu linh, đất nước loạn ly, dân lành khốn khổ. Hiệp Định Paris ra đời năm 1954, nhiều gia đình ở quê tôi đã cuốn gói chạy vào Nam, vì không muốn sống chung dưới chế độ Cộng Sản.

Tôi phải rời bỏ quê hương miền Bắc lúc vừa tròn 10 tuổi, đi theo cha mẹ và các em của tôi, hành trang chính vẫn là con người, vì các em tôi con nhỏ, phải bồng, bế và cõng trên lưng vì đi đường bộ, chỉ mang theo được vài túi cói nhỏ quần áo và vật dụng cần thiết. Chắc là thảm thiết hơn những người tỵ nạn Somany, Afganistan mà chúng ta nhìn thấy trên tin tức của truyền hình trong thời gian gần đây, vì  họ còn biết dùng, lừa, bò, ngựa để đem theo những vật dụng. Người tỵ nạn miền Bắc 1954 từ nhiều ngõ ngách làng quê tìm đường về Hà Nội bằng đủ mọi phương tiện: đi bộ, đi thuyền, đi xe đò, xe lửa. Rồi từ Hà Nội mới đi xe lửa đến Hải Phòng. Vì Hải Phòng mới là thành phố cảng, nơi đó còn căn cứ hải Quân của quân đội Quốc Gia, còn có các phương tiện chuyên chở của các nước tư bản, muốn cứu giúp những người dân của miền Bắc tránh nạn Cộng Sản đi vào miền Nam. Nên cảng Hải Phòng là điểm hẹn của đoàn người di cư.

Khi bước chân xuống cảng Sài Gòn của miền Nam Tự Do, người di cư tỵ nạn được đưa đến các trại tạm cư, được giúp đỡ về vật chất như lương thực, săn sóc sức khoẻ, phương tiện để tạo dựng cuộc sống mới như : cây, ván, tôn để dựng nhà, dựng Chùa, dựng nhà Thờ, dựng trường học. Hai mươi năm ở miền Nam Tự Do, 9 năm đầu tiên dưới thời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm được xem là vàng son và lý tưởng; dân không nghèo, đói và còn sung túc, có tự do dân chủ, nhưng không hoàn hảo như các nước phương tây, vì mới độc lập, còn lệ thuộc nước ngoài về tài chánh, dân trí còn thấp. 11 năm còn lại của hai mươi năm miền Nam có tự do, nhưng đời sống kinh tế bấp bênh, chính trị không ổn định vì tình hình Cộng Sản miền Bắc muốn gia tăng áp lực xâm lăng miền Nam.

Khi hai ý thức hệ tìm cách hòa bình và sống chung.

Tình hình thế giới đã biến đổi, sau khi Mỹ bắt tay với Trung Cộng và bỏ Nam Việt Nam. Miền Bắc được Trung Cộng và Nga Xô trợ giúp, tiến quân gọi là giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Lý thuyết xem ra thật tuyệt vời, thật đẹp vì đã chấm dứt được chiến tranh, tuy không còn cảnh tang tóc diễn ra hàng ngày do pháo nổ, đạn rơi. Nhưng cảnh thanh trừng ly biệt, cải tạo, kinh tế mới, vượt biên, vượt biển lại là một thảm trạng mới, gieo nhiều đau thương và tang tóc, hận thù, còn phải trải qua nhiều thế hệ mới hàn gắn được.

Khuyết điểm lớn lao trong các chế độ độc tài.

Với thời gian Đảng Cộng Sản Việt Nam từ từ biến chất, thủa đầu với đôi dép râu, chiếc nón cối, khẩu AK,  tiến vào giải phóng miền Nam, biến miền Nam đang trù phú, trở thành nghèo đói xác sơ ngang bằng với miền Bắc. Sau đó từ từ tiến lên không phải là Chủ Nghĩa Xã Hội, mà là Chủ Nghĩa Tư Bản Đỏ, dép râu nón cối một hình ảnh thân thương với người dân lao động nghèo khó, nay được thay bằng giầy bóng, dép da, đầu bóng láng với những bộ Complê cà vạt phẳng phưu; chủ nhân những ngôi biệt thự sang trọng nhất thành phố, trong khi lớp bình dân lao động vẫn sống âm thầm trong những căn nhà vách ván cũ rích với mái tôn rỉ xét; cơm độ nhật qua ngày thiếu ăn, vì vật giá leo thang phi mã, áo che thân thiếu mặc. Thì việc ăn xài phung phí, ăn cắp của công, tham nhũng, mua quan bán tước của các quan chức nhà nước XHCN, tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê. Chuyện đuổi nhà chiếm đất để bán cho nước ngoài dựng công xưởng, làm sân gôn để khai thác lao động rẻ mạt ở Việt Nam, đã tạo ra lớp Dân Oan khiếu kiện có mặt la liệt ở các cơ quan công quyền, và ở các đô thị quan trọng của Việt Nam.

33 năm sau, đất nước được hoàn toàn giải phóng và thống nhất, đáng ra phải được phát triển và trở nên giầu có, ít ra cũng chạy đuổi theo kịp các nước ở trong Vùng như Thái Lan, Phi Luật Tân,  không dám so sánh với Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore. Đàng này từ ngày thống nhất được đất nước, đất nước ta đã phải bán sức lao động của hàng triệu người trẻ ra nước ngoài, để làm thuê, làm mướn, ở đợ, thậm chí còn đi làm điếm ở các nước trong vùng, sang mãi tận đến Âu Châu. Trong lịch sử nước Việt, chưa có thời nào đen tối như thời Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo đất nước. Miệng lưỡi  lừa đảo của ĐCSVN đã thay đen đổi trắng với người Việt ở hải ngoại, từ những cụm từ: “ Phản bội tổ quốc, tụi đĩ điếm cặn bã của xã hội cũ, lười lao động nên đã trốn đi vượt biên theo Mỹ”. Lớp người từng bị theo dõi ngày đêm, bị bắt bớ và cầm tù khi bỏ nước trốn đi, nay đổi ngược chiều cách xưng hô với những người Việt Nam ở hải ngoại: “ Những người con thân yêu của tổ quốc, khúc ruột ngàn dặm” và thật hôi hám, dơ dáy, trơ trẽn hơn nữa khi đưa ra nghị quyết số  36/NQ-TW ngày 26-03-2004 của Bộ Chíng Trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Là người Việt vượt biên sống ở nước ngoài, tôi cảm thấy thật tủi hổ cho dân tộc tôi, mỗi khi nghe tin, đọc báo trên các phương tiện truyền thông.

Các chính sách như: giáo dục thì chắp vá, nhồi nhét, bắt học sinh, sinh viên phải học  những tư tưởng thời thượng về Chủ Nghĩa Xã Hội hoang tưởng của Mác-Lê, mà chính cái nôi sản sinh ra chủ nghiã ấy đã ném nó vào sọt rác từ những năm 1989-1990. Cái thảm trạng của nền giáo dục Việt Nam là nổi tiếng học vẹt, bằng cấp thì giả, tiến sĩ giấy thì đông, nhân tài thật thì ít; giáo dục cho thế hệ trẻ không tự chủ, phải dựa vào mô hình của nhà nước đề ra cho mình, giết chết óc sáng tạo, không có quyền và không được độc lập về các tư tưởng và sáng tạo của mình. Nhất là quyền Tự Do Tư Tưởng, tiếp nhận và loan truyền những tư tưởng mới lạ của người khác, của dân tộc khác. Đáng lẽ đất nước ta phải tiến lên nhanh lắm, sau khi đã có hòa bình thống nhất. Nhưng vì do một chính quyền độc đảng, lại là Đảng CSVN lãnh đạo đất nước, nên đất nước ta cái gì cũng băng họai và trì trệ, cái gì cũng nhất theo lối tính ngược. Tham nhũng nhất thế giới, nghèo khó gần nhất thế giới, chỉ hơn Phi Châu.

Y tế thì thật tồi tệ, vào bệnh viện, thủ tục đầu tiên vẫn là “ Tiền Đâu”, chứ không phải bệnh tình thế nào để kịp thời cứu cấp, nghèo khó không tiền thì nằm lăn lóc chờ chết, hai người một gường hay ba người hai gường, kể cả những sản phụ khi sinh con. Y tế của công quyền đã vậy. Y dược ngoài thị trường thì thuốc thật, thuốc giả khó mà nhận ra, người thua thiệt vẫn là những bệnh nhân nghèo khó. Kinh tế thì hàng giả, hàng thật khó mà kiểm soát được vì nạn tham nhũng từ trên thượng tầng cho đến người cảnh sát viên khu vực. Heo, gà bệnh dịch mà chết, thú y ra lệnh chôn ban ngày, ban đêm đào lên làm thịt, đem cung cấp cho các cửa hàng biến chế thành thực phẩm, rồi cung cấp ra thị trường cho công chúng dùng. Phần lớn dân nghèo không đủ tiền mua thực phẩm đắt đỏ, phải tìm những thứ rẻ để mua, và người nghèo trong chế độ Cộng Sản là người thua thiệt nhất, nghịch với chủ thuyết họ chủ trương.

Ưu điểm của các nước Tự Do Dân Chủ.

Người tỵ nạn thủa đầu đến định cư ở một quốc gia, chúng tôi được giúp đỡ thật nhiều thứ. Trước hết là phương tiện và lương thực, được vớt lên từ biển khơi, hay nhận nhân đạo từ các trại tỵ nạn ở vùng Đông Nam Á, các quốc gia đã chấp nhận cho định cư, họ phải cung cấp phương tiện di chuyển, chỗ ở, tài chánh. Sau đó được lo về sức khỏe, khám tổng quát, nếu có những bệnh nan y thì khẩn cấp được đưa đi điều trị cẩn thận; chụp hình phổi, khám răng; thiết lập hồ sơ về bảo hiểm sức khoẻ, riêng một số quốc gia ở Âu Châu thì mỗi người đều có Bảo Hiểm Sức Khoẻ, mọi sự khám bệnh, chữa trị đều được miễn phí. Sau đó trẻ em và người lớn đều được cắp sách đến trường, để học ngôn ngữ và học phổng thông tùy theo tuổi tác và trình độ, còn được đào tạo về nghề chuyên môn cho những ai muốn và có khả năng học. Mỗi gia đình hay những người trên 18 tuổi còn độc thân thì được lo liệu cho một căn hộ để cư ngụ. Phần đông các cá nhân hay những gia đình người tỵ nạn đều có những người bản xứ đứng ra lo giúp đỡ buổi ban đầu, họ là những người làm việc thiện nguyện còn gọi là Bạn của gia đình mới đến. Trong cơ cấu làm việc của người bản xứ họ có các Cán Sự Xã Hội để lo cho người dân của họ, cũng như cho người mới nhập cư, về nhiều vấn đề xã hội như: nhà ở, tiền trợ cấp, việc làm, việc đến trường của con. . .  .

Được hội họp và biểu tình.

Ở các xứ tư bản, hội họp trong nhà là một chuyện bình thường, không cần xin phép chính quyền; hội bao nhiêu người, bao nhiêu ngày tùy ý, đừng làm ồn ào phiền lụy đến hàng xóm. Nhưng nếu muốn biểu dương đoàn thể, tổ chức, tiếng nói của cá nhân hay của tập thể ở bên ngoài thì phải xin phép, để cơ quan công lực của nhà cầm quyền giữ gìn an ninh trật tự, điều hành lưu thông và đảm bao an ninh cho người đi biểu tình. Chỉ khi nào cuộc biểu tình có xẩy ra bạo động thì cảnh sát mới can thiệp. Thường những cuộc biểu tình, ban tổ chức phải thông báo cho các cơ quan truyền thông, để nhờ họ loan báo trên các phương tiện truyền thông của họ, khác với lối lừa đảo về tự do theo kiểu của Cộng Sản ở Việt Nam cấm chụp hình đưa tin, chỉ có báo của Đảng và nhà nước là được loan báo điều gì thì loan. Cái quái gở của chủ nghĩa Cộng Sản ở nước ta là không có báo của tư nhân, chỉ có báo của nhà nước, hoặc của những đoàn thể, tổ chức của nhà nước. Đoàn thể, tổ chức  tư nhân không được ra báo.

Được hưởng một nền giáo dục nhân bản.

Được tự do học tập, giáo dục là một ngành quan trọng ở các nước tư bản, giáo dục bắt buộc ở bậc tiểu học và phổng thông cấp I , không phải trả học phí, không phải học thêm và cũng không có nạn thầy, cô dậy kèm. Em nào thông minh, chăm học thì cứ từ từ tiến lên, học xong cấp ba là vào đại học, không bị kỳ thị khi phải chọn trường, chọn ngành. Học chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học thì có học bổng, với điều kiện người đi học phải học xong chương trình, trong một thời gian do bộ giáo dục ấn định. (Theo đúng như điều 26 của Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 10-12-1948).

Phải đóng thuế, căn cứ vào lợi tức của cá nhân.

Khi đi làm, việc ấn định lương bổng căn cứ vào mảnh bằng người đi làm có. Là người công dân thì mọi người có bổn phận phải đóng thuế, nếu đóng qúa mức có quyền xin lại hàng năm. Và người nào khi được chính thức cư ngụ tại đất nước của họ cũng có một mã số để khai thuế riêng, không thể trốn tránh vì rất hiếm nhân viên của nhà nước tham nhũng.

Được thừa hưởng nền Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền ở các nước Châu Âu, tôi muốn viết ra để người trong nước đọc, nhất là giới trẻ. Không có ý nói xấu đất nước mình, mà chỉ muốn nói lên vì nguyên do nào tạo ra cho đất nước ta nhiều tệ nạn, nghèo đói và chậm tiến. Từ 70 năm qua, dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ trẻ, hết thế hệ này sang thế hệ khác, chúng ta đã bị Đảng lừa gạt. Đất nước ta chỉ có tự do dân chủ và Nhân Quyền trên giấy tờ, trên môi miệng các nhà lãnh đạo, đề lừa dân, và qua mặt thế giới bên ngoài. Chỉ khi nào Việt Nam có bầu cử Tự Do ( không còn cái nạn Đảng cử dân bầu), thì lúc đó dân ta mới thực sự có quyền chọn mặt gởi vàng, cử ra những người tài năng và đức độ, họp thành một Quốc Hội, làm ra Hiến Pháp, luật lệ để cai trị dân, khi đó đất nước mới tiến lên.

Bao lâu còn một đảng độc tài, các người ứng cử viên được chọn vào tòa nhà Lập Pháp do Đảng đề cử ra, rồi sau đó người dân chỉ việc đi bầu chọn, thì khi đó chưa có dân chủ. Vì Đảng sẽ chọn những người của Đảng, yêu Đảng, chứ không phải là người yêu dân, yêu nước Việt Nam. Những người yêu Đảng, thì họ phải vào phe cánh với nhau để duy trì Đảng, tham ô hối lộ và vơ vét tài nguyên của tổ quốc làm giầu cho cá nhân, gia đình và Đảng của họ. Mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay hải ngoại, đều có một tâm tình yêu Quê Hương, yêu đất nước Việt Nam chứ không phải yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ngược thời gian 25 năm trước, khi chuyến hải hành sinh tử tìm Tự Do, muốn ngó thấy con thuyền vượt biên  từ đàng xa, đã là khó khăn và nguy hiểm. Nhưng khi đến được một mất nước có Tự Do, 25 năm sau, khi người vượt biên ngày đó bé tý, nay đã trưởng thành, và là bác sĩ cho một đơn vị Hải Quân, thì ngày chuẩn bị ra đi công tác, thân nhân được đến tham quan con tàu, được đi thử, được xem biểu diễn cách cứu người trên biển khi lâm nguy của lực lượng hải hành. Thật như một giấc mơ. Đây đúng là hoa trái của của các chế độ Tự Do và Dân Chủ. Phần thưởng cao qúy trả cho những ngày lận đận vượt biên thủa trước./-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.