Hôm nay,  

Câu Chuyện Xăng Nhớt

4/8/200800:00:00(View: 10057)

Kinh tế Mỹ đang đi vào chu kỳ tuột dốc...

Từ cuộc khủng hoảng địa ốc bây giờ qua đến khủng hoảng năng lượng. Hai cuộc khủng hoảng này có nguy cơ đưa đến tình trạng suy trầm, là kinh tế trì trệ, không phát triển, hay tình trạng nặng hơn, tức là suy thoái.

Câu chuyện khủng hoảng nhà cửa đã được bàn qua kỳ trước.

Bây giờ ta thử xét chuyện xăng nhớt. Tuy chỉ là “chuyện nhỏ” so với cuộc khủng hoảng địa ốc vì giá xăng chỉ tăng có một vài đồng trong khi giá nhà rớt cả trăm ngàn, nhưng tác dụng về lâu về dài có khi lại quan trọng hơn. Dầu xăng tăng giá thường là tăng luôn, không xuống lại. Giá nhà tuy sụt nhưng sẽ lại lên.

Trong khoảng một năm nay, giá xăng tăng vọt một cách nhanh chóng. Mỗi tuần ra đổ xăng thì chúng ta lại thấy có giá mới. Nhìn đồng hồ tiền quay mà thấy chóng mặt. Giá dầu thô từ trung bình 60-70 đô một thùng cách đây một năm, đã tăng lên 100-110 đô một thùng. Giá xăng cũng theo đó mà tăng từ trung bình 2,5 đô một ga-lông lên tới khoảng 3,5 đô, có thể sẽ lên đến 4 đô vào mùa hè tới đây. Thậm chí đài truyền hình NBC đăng tin có cây xăng ở thành phố Gorda, phía Nam San Francisco gần đây đã bán tới 5,4 đô một ga-lông. Theo đà này thì đến cuối năm 2009, nếu giá một thùng dầu thô tăng lên hơn 150 đô, và giá một ga-lông xăng leo lên 6 đô hay hơn nữa, thì cũng không phải là chuyện lạ.

Dĩ nhiên trong mùa bầu cử hiện nay thì đây là khía cạnh mà các chính trị gia không thể bỏ qua. Ông ứng viên tổng thống Obama của đảng Dân Chủ lớn tiếng đổ lỗi cho TT Bush và cuộc chiến Iraq đã khiến giá xăng tăng vọt quá nhanh. Ông tuyên bố “nếu quý vị phải tốn tới năm mươi đô để đổ đầy bình xăng cho xe của quý vị, thì quý vị phải biết đó là do cuộc chiến của Bush tại Iraq gây nên”. Chiêu bài mị dân thật ăn tiền.

Tiếc là ông lại không giải thích rõ ràng liên hệ giữa cuộc chiến tại Iraq với việc tăng giá xăng. Ông Obama là một thiên tài về chiêu bài và khẩu hiệu nổ hơn pháo Tết kiểu “Yes, we can”, nhưng ít khi chịu nói chuyện chi tiết cụ thể.

Chiến tranh Iraq bắt đầu từ năm năm trước - tháng Ba năm 2003 - nếu giá dầu tăng vì chiến tranh thì phải tăng ngay từ lúc đó rồi, sao phải đợi mãi đến giờ" Giờ đây, tình hình an ninh Iraq đã có ít nhiều tiến bộ, và số lượng dầu của Iraq sản xuất và xuất cảng cho thế giới cũng đã tăng 30% so với những ngày đầu Iraq mới được “giải phóng” khỏi chế độ Saddam! Dĩ nhiên, tình hình cung cấp xăng dầu của Iraq cũng hơn xa thời "tiền chiến" khi Iraq còn bị phong tỏa kinh tế và không xuất cảng dầu được quá một mức nhỏ do Liên Hiệp Quốc ấn định để trao đổi lấy thuốc và thực phẩm nhu yếu cần thiết (Foods for Oil Program).

Đúng ra như vậy thì giá dầu bây giờ phải giảm, chứ lý đâu lại tăng được"

Thật ra, chuyện xăng dầu tăng giá cho đến nay chẳng liên hệ gì đến chiến tranh Iraq hết. Giá tăng chỉ vì một lý do đơn giản là nhu cầu xăng dầu của thế giới gia tăng quá nhiều nhờ liên tục phát triển kinh tế khắp nơi, vượt quá xa mức cung của thế giới.

Dầu xăng hầu như đã trở thành nguồn năng lượng duy nhất của nhân loại. Người ta có thể kể ra than đá, sức gió, ánh sáng mặt trời, nước sông, hay một vài phát minh tân kỳ khác, nhưng tất cả chỉ là những giọt nước trong đại dương so với nhu cầu năng lượng của thế giới ngày nay.

Nhà máy, hãng xưởng, máy bay phản lực, tàu hàng hải, xe lửa, xe hơi, máy lạnh, máy sưởi, điện trong tư gia hay công ốc, tất cả đều chạy bằng dầu xăng. Kinh tế càng phát triển nhanh, chúng ta càng cần năng lượng, tức là càng cần dầu xăng.

Một thí dụ thôi là chuyện "ô tô con" (nói theo người Hà Nội). Chúng ta không có thống kê chính thức, nhưng Nhà Nước Bắc Kinh ước lượng mỗi tháng có trên một triệu chiếc xe hơi mới được “xuống đường” tại Trung Quốc. Tức là có thêm khoảng 12 triệu xe mới mỗi năm.

Ấn Độ là nước đông dân cư không kém Trung Quốc, mà lại tiến bộ hơn nhiều. Ta có thể ước chừng nhu cầu của Ấn Độ cũng chẳng thua gì Trung Quốc, mỗi tháng cũng có không dưới một triệu chiếc xe mới “xuống đường” tại xứ này. Đã vậy, Ấn Độ mới đây lại còn cho ra lò một loại xe du lịch nhỏ bán 2.500 đô một chiếc, một cái giá rẻ ở mức kỷ lục chưa từng thấy. Chắc chắn nếu xe này chạy tốt thì số lượng xe hơi tại Ấn sẽ gia tăng rất nhanh trong thời gian tới.

Nếu cộng thêm số xe mới tại các nước “rồng cọp” Á Châu khác, như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Thái, Phi, Nam Dương, Mã Lai, … , có thể mỗi năm có trăm triệu chiếc xe mới được sản xuất và xuống đường tại Á Châu. Chưa kể Âu Châu, Nam và Bắc Mỹ, Úc Châu và Phi Châu. Và cũng không kể cả triệu chiếc xe gắn máy tại những xứ “rồng chưa thôi nôi” như Việt Nam.

Dĩ nhiên chúng ta chưa văn minh đến mức phát minh ra xe chạy bằng không khí hay nước lạnh. Tất cả vẫn phải chạy bằng xăng và dầu. Ngay cả mấy cái xe chạy bằng điện cũng vậy thôi. Tuy không cần xăng, nhưng cần điện, mà điện thì phải có dầu mới sản xuất được. Trước sau cũng vẫn là vấn đề dầu xăng.

Ngoài ra dân số thế giới ngày nay đã lên đến trên sáu tỷ. Với đà văn minh và mức phát triển kỹ nghệ kỷ lục, nhu cầu năng lượng, điện, dầu, xăng,… chỉ có thể gia tăng lũy tiến mỗi ngày.

Trước sự tăng vọt của nhu cầu dầu xăng của thế giới, mức cung đã không lên đủ nhanh và nhiều để bắt kịp mức cầu.

Dầu thô là một món hàng được nhiều nước và nhiều công ty lớn (quốc doanh cũng như tư doanh) khai thác và bán đấu giá trên thị trường quốc tế. Một mức cầu lớn lao như hiện nay ta đang thấy dĩ nhiên sẽ tạo sức ép mạnh mẽ trên thị trường. Và đó là lý do quan trọng nhất giải thích việc giá dầu và xăng vọt lên trong thời gian qua.

Lý do thứ hai quan trọng không kém dĩ nhiên là nhu cầu kiếm lời của các nước và công ty đại gia khai thác các mỏ dầu trên thế giới.

Người ta ước tính ví dụ một ga-lông xăng bán ra thị trường với giá là 3 đô. Đại cương, trong ba đô đó, thì tiền dầu thô đã tốn hết hai đô, tiền thuế đóng cho Nhà Nước là nửa đô, và nửa đô nữa phải chi cho việc lọc dầu thành xăng, và tiền chuyên chở xăng từ nơi sản xuất đến các cây xăng.

Cái hai đô tiền dầu thô đó chính là chìa khoá của vấn đề. Trong hai đô này có chi phí khai thác lấy dầu từ dưới đất hay dưới đáy biển lên, tiền huê hồng cho các chủ hầm mỏ, chi phí tìm kiếm mỏ dầu, chi phí tổng quát (hành chánh, nhân viên, …), tiền huê hồng cho các nhà trung gian (brokers/traders), và tiền lời.

Chi phí khai thác sai biệt một trời một vực từ mỏ dầu này đến mỏ dầu khác, tùy loại dầu xấu hay tốt, dễ hay khó khai thác, trên đất liền hay sâu dưới đáy biển, tùy máy móc dụng cụ khai thác tân kỳ hay cũ mèm. Khác biệt cũng có từ xứ này qua xứ khác tùy giá nhân công và thuế địa phương. Nói chung, có nơi chỉ tốn khoảng 10 đô một thùng dầu thô, có nơi khác lên tới 70 đô một thùng, trong khi giá thị trường hiện nay là trên dưới 100 đô một thùng.

Tiền huê hồng (royalties) cho các chủ mỏ rất lớn. Tại các vương quốc Ả Rập, tiền bán mỗi thùng dầu thô được phân chia theo tỷ lệ nhất định cho cả hoàng tộc, từ ông vua, đến bà vợ chính, các bà vợ nhỏ, phi tần, cung nữ, hoàng tử, công chúa, chú bác anh em, tôn thất trong hoàng tộc, tất cả đều có phần. Hầu hết họ đều ở trong những dinh thự nguy nga nhất thế giới, đều đi xe Rolls Royce và có máy bay phản lực riêng để đi du hý. Chúng ta, người tiêu thú dầu xăng, chính là những người cong lưng đóng tiền cho những vị đó hưởng thụ. Trong khi hoàng tộc vui vẻ thì người dân bình thường mấy xứ đó, không có “quan hệ” lớn thì cũng như dân thường các nước chậm tiến khác thôi, nghĩa là vẫn nghèo đói dài dài. Có khi hậm hực nghe lời xúi giục chơi trò khủng bố cho bõ ghét.

Nigeria là nước sản xuất dầu lớn nhất của Phi Châu. Nhưng dân Nigeria cũng được xếp hạng nghèo nhất thế giới. Đặc điểm của xứ này (cho đến cách đây ít năm) là cứ vài năm lại có một cuộc đảo chánh. Và mỗi ông tướng lên nắm quyền chỉ cần năm ba năm là đã có ngay vài trăm triệu đô trong trương mục tại ngân hàng Thụy Sỹ, sẵn sàng chấp nhận bị đảo chánh để lưu vong qua Âu Châu ăn hưởng.

Nói về tiền lời của các công ty đại gia thì năm vừa qua, trong khi giá xăng lên ào ào, thì năm công ty dầu lớn nhất Mỹ đã báo cáo là họ đã thu được lợi nhuận kỷ lục, sơ sơ có hơn 120 tỷ. Công ty lớn nhất, EXXON, lời trên 40 tỷ. Các chủ tịch, tổng giám đốc các công ty này đều làm lương cả trăm triệu trở lên. Quốc hội Mỹ trong tuần qua có mời mấy vị này ra điều trần và giải thích. Nhưng chỉ là làm trò màu mè, rồi đâu cũng vào đấy thôi.

Thứ nhất, dù có là "đại gia", các tổ hợp dầu khí Hoa Kỳ không thể nháy nhau làm giá, vì sẽ phạm luật. Mà dù có muốn thì cũng không nổi vì thế giới có cả trăm và ngàn nhà cung cấp lớn nhỏ nên chẳng ai bảo ai là đồng thanh nâng giá bóp cổ nhà tiêu thụ được. Nhưng, khi giá xăng dầu cùng lên thì họ thu thêm lợi nhuận và chẳng phàn nàn chi về điều ấy. Có khi còn khéo léo chi tiền cho các nhà làm luật - các đại diện dân cử - để không ban hành những chánh sách bất lợi cho họ.

Ai cũng biết các công ty này đóng góp rất tích cực vào các chi tiêu của các vị nghị sĩ, dân biểu, cũng như các ứng viên tổng thống. Ứng viên Cộng Hòa John McCain đã nhận được gần 400.000 đô của các công ty dầu hỏa đóng góp cho cuộc chạy đua vào toà Bạch Cung. Bà Hillary Clinton nhận được khoảng 350.000 đô. Ông Barack Obama lãnh gần 300.000 đô.

Trên bề mặt thì hai người sau nhận được ít hơn một chút vì cả hai đều thuộc một đảng Dân Chủ. Nhưng nếu xét cho kỹ hơn, họ nhận được sự yểm trợ nhiều hơn từ cá nhân các đại gia hay đại tài phiệt, hơn McCain nhiều lắm! Trong khi McCain bị mang tiếng là chống lại việc các nhóm quyền lợi dùng tiển lũng đoạn chính trị, và bị các tài phiệt nghi ngờ.

Ông Obama lớn tiếng vỗ ngực khoe là “chưa hề nhận được một đồng nào của các công ty dầu hỏa cả”. Thì cũng đúng thật. Luật tranh cử Mỹ cấm các công ty đóng tiền trực tiếp cho các ứng viên này. Nhưng điều ông Obama không nói là ông chỉ chơi chữ thôi. Thật ra ông nhận được cả trăm ngàn từ cá nhân các chủ tịch, tổng giám đốc, và nhân viên các công ty này đóng góp gián tiếp, qua các quỹ vận động chính trị (Political Action Committees) của các công ty, y như trường hợp của bà Clinton hay ông MCain. Chẳng cao thượng gì hơn đâu.

Có một yếu tố nữa giải thích cho việc giá dầu tăng.

Đó là việc cần phải có kế hoạch lâu dài để quản lý kho dự trữ, và quan trọng hơn nữa, khả năng lấy dầu từ dưới đất lên, rồi lọc dầu, biến dầu thô thành điện, thành xăng cũng có giới hạn trên phương diện kỹ thuật. Chúng ta hiện nay chưa có kỹ thuật cao đến độ mức cung có thể chạy theo kịp mức cầu.

Tình trạng khai thác dầu ở Mỹ còn thêm rắc rối vì những mỏ hiện đang khai thác tại Louisiana, Texas và Alaska ngày càng vơi đi mau chóng, trong khi các vùng mỏ khác như ngoài khơi California và Alaska lại không được khai thác, phần lớn vì các luật bảo vệ môi sinh hiện hành. Các chính khách Mỹ luôn luôn hô hào bớt lệ thuộc vào dầu ngoại quốc, nhưng lại không ai dám đề nghị phát triển việc khai thác mỏ dầu ở Mỹ, mà chỉ dám kêu gọi phát triển các nguồn năng lượng khác. Những lời kêu gọi nặng mùi “phải đạo chính trị” (Mỹ gọi là “politically correct”) nhưng rỗng tếch này đã được TT Nixon đưa ra từ hơn 30 năm trước, khi tổ hợp các nước khai thác và xuất cảng dầu OPEC phong tỏa dầu bán qua Mỹ. Hơn ba mươi năm sau, vẫn bài ca cũ rích này thôi.

Điều khó cho chúng ta là cá nhân mỗi người chúng ta, chẳng ai có thể làm gì cụ thể để chỉnh đốn tình hình được. Tổng Thống Bush, hay các Nghị sĩ McCain, Obama, hay Hillary trong cương vị tổng thống sau này có thể kêu gọi mọi người chịu khó tiết kiệm, chứ thực tế, chẳng ai cấm đoán chúng ta lái xe đi làm, đi chơi, đi chợ được. Mà có cấm cũng chẳng ai nghe. Cũng chẳng ai chịu khó mở máy lạnh máy nóng đúng theo mức độ khuyến cáo của Nhà Nước. Nóng thì mở máy lạnh. Lạnh thì mở máy sưởi. Tiền điện cuối tháng mới trả, tính sau. Vả lại, dù sao giá xăng bên Mỹ này vẫn chưa bằng nửa giá bên Âu Châu hay Á Châu. Còn rẻ chán.

Chỉ có một cách cụ thể duy nhất là khi giá xăng lên đến mức không chịu nổi nữa thì ta mới thấy nhu cầu phải tự cắt giảm. Và lúc đó, đúng theo luật cung cầu, giá dầu xăng mới có cơ hội ngưng bay bổng. Hay là khi các khoa học gia bất ngờ tìm ra được thần dược nào khác có thể thay thế dầu xăng.

Trong khi chờ đợi, với giá xăng leo thang và tiền nợ nhà nhẩy vọt, chỉ còn cách năn nỉ bà xã bớt đi shopping hay cầu xin ông xã bớt uống bia mỗi cuối tuần mà thôi. (5-4-08)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.